Related posts

Friday, 25 May 2012

Tong ket cuoc thi Viet cho tuoi hoc tro

Trải qua 8 tuần, từ 28/2-28/4, cuộc thi "Viết cho tuổi học trò" do FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Vnexpress và Ione.net phối hợp tổ chức đã nhận được hàng ngàn bài viết chất lương. Sau một thời gian xem xét đánh giá kỹ lưỡng, ban tổ chức đã quyết định chọn ba bài viết xuất sắc nhất để trao giải thưởng chung cuộc. "Rồi trời kia cũng sáng, mẹ đá tung cổng vào, chen nhau chạy nước rút, trông hỗn loạn biết bao..." Ca khúc chế với những hình ảnh phụ huynh đội mưa, đạp cổng trường vào mua hồ sơ xin học cho con đang hot trên mạng. >> Đạp cổng, chen nhau để xin học lớp 1

"Viết cho tuổi học trò" , tên gọi của cuộc thi đã gợi cho ta cảm xúc về một quãng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Với những ai đã đi qua lứa tuổi ấy,đó là nỗi nhớ nhung về một miền ký ức xa thẳm. Nếu bạn vẫn đang cùng bạn bè cắp sách tới trường, cảm xúc đó mang hương vị của sự bồi hồi, bối rối, trân trọng những thàng ngày mình đang sống. Có rất nhiều bạn đã tìm đến với cuộc thi để chia sẻ và cũng là để lưu giữ lại những dòng cảm xúc đó.

"Viết cho tuổi học trò", với màu sắc tươi trẻ đã thu hút hàng nghìn bài viết được đầu tư kỹ càng từ mọi miền đất nước. Nội dung các bài viết xoay quanh kỷ niệm thời cắp sách đến trường, những khó khăn mà mỗi cô cậu học trò từng trải qua, một người thầy thay đổi cuộc đời bạn, một người bạn dạy cho ta biết yêu thương…Mỗi bài viết đều mang một màu sắc riêng, nhưng xuyên suốt đó vẫn là cảm hứng của nỗi nhớ nhung, mong muốn được quay trở lại hoặc kéo dài thêm lứa tuổi mặc áo trắng tới trường. Các bài viết đều có chất lượng cao và chiếm được cảm tình của người đọc. Ban tổ chức đã phải làm việc rất nghiêm túc để chọn ra ba bài viết xuất sắc nhất để trao giải.

Trong không khí mùa hè oi ả, một "Que kem tươi mát" dễ khiến người ta có cảm tình. Nhưng điều đặc biệt ở chỗ, que kem ấy luôn được tụi học trò chờ đợi, cả ngày hè ngập nắng lẫn mùa đông lạnh lẽo. "Chúng tôi nhớ mùa hè, nhớ chú bán kem, dù mùa đông trời lạnh mà chúng tôi vẫn thèm kem." Và hình ảnh người bán kem đi vào tuổi thơ của mỗi đứa học trò cũng thật hồn hậu dễ mến "Có đứa phải bỏ cả đôi dép đang đi để mà đổi lấy một que kem.

Thật may chú bán kem cũng tốt bụng thấy đôi dép nào còn có vẻ đi được, thì chú không nỡ lấy, nhưng vẫn cho những đứa ấy những que kem tươi mát." Tâm hồn những cô cậu học trò nghèo cứ thế được tắm mát bởi vị ngọt mát của những que kem. Điều này khiến Ban giám khảo rất ấn tượng và quyết định trao giải ba cho tác giả của bài viết "Que kem tươi mát" – bạn Lò Thị Dược . Giải thưởng của bạn Dược là quà tặng trị giá 2.000.0000 đồng, 1 học bổng trị giá 4.800.000 đồng (tương đương 1 học kỳ tại FPT Polytechnic), quà tặng của FPT Polytechnic và quà tặng của nhà văn Trang Hạ.

Không giống như Lò Thị Dược, chọn một que kem làm nỗi nhớ về lứa tuổi cắp sách đến trường, câu chuyện tuổi học trò của Ngô Quốc Khánh lại khắc họa hình ảnh của một người cha hết mực thương yêu cô con gái. Dù bệnh nặng, nhưng biết sắp đến ngày con thi đại học, người cha đã giữ bí mật để con an tâm đi thi. "Ba sẽ không cản bước con đâu" là tên lá thư cuối cùng cha dành để động viên con gái, cũng là tiêu đề bài viết của tác giả Ngô Quốc Khánh . Gây xúc động mạnh cho cả độc giả và Ban giám khảo, bài viết "Ba sẽ không cản bước con đâu" được chọn trao giải nhì của cuộc thi với giải thưởng trị giá 3.000.000 đồng, 1 học bổng trị giá 4.800.000 đồng (tương đương 1 học kỳ tại FPT Polytechnic), quà tặng của FPT Polytechnic và quà tặng của nhà văn Trang Hạ.

Một bài viết được đánh giá cao về tính chân thực và khiến người đọc cảm thấy bồi hồi xúc động mang tên "Chiếc xe đạp cũ thuở học trò" của tác giả Đức Dũng . Bài viết kể về 2 anh em nghèo, người anh phải bỏ học để đi làm nuôi em ăn học. Ngày em thi Đại học, bằng chiếc xe đạp cũ, cơm nắm muối vừng, 2 anh em chở nhau hơn 100 cây số từ đêm hôm trước để đi thi. Nghỉ đêm tại trạm dân phòng, người anh thức trắng đêm để quạt cho em học mà lòng vẫn thấy vui. Người em đỗ Đại học và chỉ xin bố mẹ 100 nghìn/ tháng để bươn chải.

Thương em, cuối tháng, người anh lại đạp xe chở gạo, chở trứng lên cho em. Những câu chữ của bài viết rất giản dị, đơn sơ nhưng lại có thể lấy nước mắt của người đọc nhờ lòng thương em và sự hy sinh của người anh trai. Có lẽ, tuổi học trò nghèo của người em đã mang đậm dấu ấn về tình cảm yêu thương của anh trai mà sau này khi trưởng thành, điều đó sẽ theo cậu bé suốt cả cuộc đời. Bài viết giản dị chân thực này đã lấy được nhiều cảm tính của Ban giám khảo và xuất sắc giành được giải nhất. Giải nhất là quà tặng trị giá 6.000.000 đồng, 1 học bổng trị giá 9.600.000 đồng (tương đương 2 học kỳ tại FPT Polytechnic), quà tặng của FPT Polytechnic và quà tặng của nhà văn Trang Hạ.

Các tác giả xuất sắc sẽ được Ban tổ chức trao giải trong thời gian tới. Dù cuộc thi đã chính thức khép lại nhưng FPT Polytechnic vẫn luôn đón nhận những tâm sự của độc giả mọi miền trên tổ quốc. Độc giả có thể gửi bài viết về địa chỉ caodang@fpt.edu.vn .

Ban Tổ Chức


Những ngày qua, dư luận xôn xao với vụ việc hàng trăm vị phụ huynh xếp hàng thâu đêm bất chấp trời mưa tầm tã, xô đổ cổng trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để nộp đơn xin cho con vào trường .

Các bậc phụ huynh xếp hàng từ đêm hôm trước để nộp đơn cho con vào học. Ảnh: Hoàng Hà.

"Giáo sư Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng đã nhanh chóng "nắm bắt hiện tượng" và phản ánh lại bằng âm nhạc khi đặt lời mới cho ca khúc "Ngày đầu tiên đi học" một cách rất hài hước.

Clip ghi lại cảnh các bậc phụ huynh mòn mỏi xếp hàng từ đêm hôm trước đến tận sáng hôm sau ngay trước cổng trường. Khi bảo vệ mở cửa, họ "ào ạt xông lên", đạp đổ cổng, đua nhau chạy đến chỗ nộp hồ sơ dù quần áo lấm lem, dép guốc mỗi nơi một chiếc.

Phụ huynh làm đổ cả cổng trường, thi nhau chạy vào mua đơn. Ảnh: Hoàng Hà.

Lời bài hát như giọng tâm tình của một người mẹ dành cho đứa con thân yêu về "chặng đường" gian nan vác đơn đi xin học: "Ngày nộp đơn xin học, mẹ thức đêm đứng chờ. Mắt mờ mong trời sáng, mẹ lách vào mua đơn. Ngày nộp đơn xin học, mưa ướt hết mẹ rồi. Nhưng quyết phải chen lấn, thương con nên thế thôi. Rồi trời kia cũng sáng, mẹ đá tung cổng vào, chen nhau chạy nước rút, trông hỗn loạn biết bao... Con mai này khôn lớn sẽ nhớ mẹ ngày xưa, phải chạy đua hỗn loạn để con khỏi học thừa".

Lý do khiến nhiều phụ huynh xô đẩy để mua hồ sơ vào trường PTCS Thực nghiệm là vì con họ được phát huy sáng tạo, ít áp lực, khu vui chơi rộng, học phí "dễ thở"... Một lý do nữa khiến nhiều người tin tưởng ngôi trường này là vì đây cũng chính là nơi mà GS Toán học Ngô Bảo Châu đã từng theo học.

Trung Anh


Ca khúc chế với những hình ảnh phụ huynh đội mưa, đạp cổng trường vào mua hồ sơ xin học cho con đang hot trên mạng.>> Đạp cổng, chen nhau để xin học lớp 1

"Ngày nộp đơn xin học, mẹ thức đêm đứng chờ. Mắt mờ mong trời sáng, mẹ lách vào mua đơn/ Ngày nộp đơn xin học, mưa ướt hết mẹ rồi. Nhưng quyết phải chen lấn, thương con nên thế thôi".

Clip dài hơn một phút bắt đầu bằng những hình ảnh phụ huynh ở Hà Nội đội ô, mặc áo mưa đứng xếp hàng trong đêm trước cổng trường PTCS Thực nghiệm để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con. Trời sáng, cánh cổng trường bị các bố, mẹ "đá tung" để "chen nhau chạy nước rút" vào trong sân trường.

Cổng trường bị đạp đổ, phụ huynh tranh nhau ùa vào. Ảnh: Hoàng Hà.

Dựa trên nền nhạc bài hát Ngày đầu tiên đi học , ca khúc chế như một lời tâm sự của người mẹ với con về những gian nan đi xin học và nhắc nhở con không quên "ngày hỗn loạn" để con khỏi "học thừa". Ngoài những hình ảnh đám đông chen lấn, clip còn quay lại được cảnh "hậu chiến" với những đôi dép, chiếu, ghế gãy của phụ huynh và cả cánh cổng đổ xuống nằm chỏng trơ trước cổng trường.

Clip Ngày nộp đơn xin học do "Giáo sư Xoay" viết lời và một nhóm nhân viên Công ty FPT tham gia thể hiện, dàn dựng, xuất hiện trên Youtube hôm 14/5.

Nhiều ý kiến bình luận bên dưới đánh giá clip hay, ý nghĩa và tỏ ra thông cảm cho kỳ vọng của các bậc làm cha mẹ. "Để con đi học, bố mẹ vất vả thật", haanhduclinh chia sẻ.

Một số cho rằng vì đây là trường có nhiều nhà khoa học trong đó có GS Ngô Bảo Châu từng học nên các phụ huynh muốn xin cho con vào đây bằng được.

"Con họ được nhận vào học rồi sau này có được như GS Ngô Bảo Châu hay lại trở thành con mọt của xã hội? Các bậc phụ huynh tự hào khoe con tôi học trường đó nhưng họ không biết điểm học tập của con còn kém hơn học sinh học ở trường bình thường", nickname 123qwe17 viết.

Clip Ngày nộp đơn xin học

Trước đó, sáng 12/5 hàng trăm phụ huynh đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1. Đêm 11/5, nhiều người chấp nhận ngồi dưới mưa trước cổng trường nhận chỗ đợi trời sáng.

Hà Phương


0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More