HS trường Thanh Bình (TP.HCM) trong buổi ôn tập cuối cùng (ngày 28.5), chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ảnh: Đ.N.T (VOH) - Trường Dự bị Đại học TpHCM vừa tổ chức hội thảo chuyên đề "Tiếp tục Nâng cao hiệu quả giảng dạy & quản lý cho học sinh dự bị đại học" năm 2012. (SGGP). – Tại Hội nghị tổng kết và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lĩnh vực giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) vừa được tổ chức, PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, chỉ rõ, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng yêu cầu của ngành đặt ra trong tình hình mới.
Môn vật lý: Xem kỹ đơn vị của các đại lượng
Trong quá trình làm bài, phải thật bình tĩnh và xử lý cẩn thận các câu hỏi để lựa chọn đáp án đúng. Khi làm bài, những câu liên quan đến vận dụng công thức để tính toán cần phải xem kỹ đơn vị của các đại lượng. Xem có cần phải đổi về đơn vị chuẩn hay không, tránh trường hợp quên không đổi đơn vị sẽ dẫn đến kết quả sai, mất thời gian cho việc tính toán lại hoặc sẽ dễ bị rơi vào "bẫy" của đáp án. Đối với những câu hỏi có kết quả gần giống với đáp án, lưu ý tính toán cẩn thận để không chọn nhằm đáp án.
Phải đọc kỹ đề bài, tránh trường hợp đọc lướt sẽ dễ dẫn đến chọn đáp án sai. Ví dụ như các đại lượng cường độ hiệu dụng, cường độ cực đại hay điện áp hiệu dụng, điện áp cực đại dễ rơi vào bẫy của đáp án nếu đọc không kỹ.
GV Nguyễn Thanh Tùng
Trường THPT Nguyễn Trãi (TP.HCM)
Môn toán: 6 lưu ý
1. Nếu đề bài chỉ nói chung chung: Viết phương trình mặt phẳng (hoặc đường thẳng...) thỏa tính chất nào đó thì nên đặt tên cho mặt phẳng (hoặc đường thẳng...) đó để thuận lợi trong việc trình bày.
2. Khi ghi a hoặc n thì phải giải thích là véctơ gì? (Véctơ chỉ phương của đường thẳng hoặc véctơ pháp tuyến của mặt phẳng).
3. Khi sử dụng các khái niệm, tính chất trong môn hình học không gian thì phải giải thích theo định nghĩa hoặc định lý tương ứng với khái niệm và tính chất đó. Nếu có vẽ hình thêm thì cũng phải trình bày trong lời giải.
4. Không nên có lời giải quá vắn tắt vì có thể không phù hợp với đáp án, gây khó khăn cho thầy cô chấm bài.
5. Đặt điều kiện (nếu có) để bài toán tồn tại.
6. Luôn làm những câu hỏi dễ và quen thuộc trước. Thông thường nên làm theo thứ tự sau: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số - số phức - tích phân - câu số 1 trong bài hình học giải tích trong không gian Oxyz... Với những phần này, thí sinh đã được điểm trung bình.
GV Trần Văn Toàn
Tổ trưởng tổ toán trường THPT Marie Curie (TP.HCM)
Môn sinh học: Nên làm bài thi nhiều lượt
Thi trắc nghiệm là một lợi thế của môn sinh học nên HS phải học thuộc và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì mới đủ tự tin, an tâm làm được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên khi ôn tập, HS không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ một mục nhỏ nào.
Đối với bài thi trắc nghiệm, đừng làm tuần tự từ đầu đến hết vì sẽ dẫn đến tình trạng bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được.
HS nên làm bài thi theo nhiều lượt, lần thứ nhất có thể trả lời nhanh được 50% số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ hai suy nghĩ để trả lời những câu còn lại. Đừng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi và phải tranh thủ giải quyết các câu tính toán.
GV Nguyễn Thái Định
Phụ trách môn sinh học trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM)
Môn địa lý: Chú ý vẽ biểu đồ
Nên đọc kỹ đề khoảng 3 lần và gạch chân ý chính. Sau đó, lập dàn bài tổng quát để bài làm đầy đủ không sót ý. Làm bài theo đúng trình tự và nên xuống dòng sau mỗi ý. Việc xuống dòng giúp HS nhìn ra chỗ nào còn thiếu và giúp giám khảo chấm bài dễ dàng hơn. Nên chọn câu dễ, câu ngắn làm trước.
Giám khảo sẽ dễ có cảm tình khi chấm một bài thi được trình bày gọn gàng, khoa học. Vì vậy, trong bài làm HS nên ghi lại câu hỏi rõ ràng để giám khảo biết mình làm câu nào, ý ra sao? HS lưu ý không được viết tắt, không dùng các ký hiệu như mũi tên, vòng tròn, hoa thị… Đọc lại bài trước khi nộp, nếu thấy sai chỉ cần gạch chéo một nét, tránh tô, xóa. Nếu thấy thiếu thì không viết chen vào vì nhiều khi chữ nhỏ quá hoặc các dòng chèn vào nhau san sát làm bài khó đọc. Tốt nhất là bổ sung ở bên dưới, nhớ ghi câu số mấy và ghi thêm chữ bổ sung để khi chấm đến phần cuối, giám khảo sẽ cho điểm bổ sung vào câu đó.
Đặc trưng của môn địa lý là vẽ biểu đồ nên cần xác định đúng biểu đồ mà đề thi yêu cầu. Nếu đề yêu cầu rõ ràng: em hãy vẽ biểu đồ tròn thì làm đúng như đề yêu cầu. Trường hợp đề không yêu cầu rõ cột, hay tròn hay đường (đồ thị)… ta cần quan sát số năm trong đề bài.
Sau đây là bảng ghi nhớ giúp các em biết cách chọn đúng biểu đồ phải vẽ.
Số năm
Từ khóa trong đề
Vẽ biểu đồ
< 3 năm
hay = 3 năm
- Có từ "cơ cấu" hay "tỷ trọng"
Tròn
- Không có từ "cơ cấu" hay "tỷ trọng"
Cột
> 3 năm
- Có từ "cơ cấu" hay "tỷ trọng"
Miền
- Không có cơ cấu, có từ "tăng trưởng" hay "phát triển" hay "biến động"
Đường
(đồ thị)
- Không cơ cấu, cũng không tăng trưởng
Cột
GV Trần Văn Quang
Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM)
Môn văn: Lập dàn ý trước khi làm bài
Để làm bài tốt môn văn, thí sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên dành quá nhiều thời gian cho câu giáo khoa; đề yêu cầu vấn đề gì thì trả lời vấn đề đó, đừng viết quá dài dòng.
Ở câu nghị luận xã hội, bài viết phải có bố cục rõ ràng, mỗi thao tác là một đoạn văn. Nếu đề yêu cầu viết 400 từ thì có thể ước khoảng một trang rưỡi giấy làm bài là được. Chẳng hạn ở dạng đề bàn về tư tưởng đạo lý, mở bài cần dẫn dắt đề tài và trích dẫn nguyên văn câu nói, thân bài gồm: giải thích (thường phải dùng từ là, nghĩa là, câu nói nhằm nhấn mạnh vấn đề gì); phân tích, chứng minh (phân tích những mặt đúng, những biểu hiện, nhớ đưa dẫn chứng để làm rõ vấn đề); phê phán những lối sống, tư tưởng đi ngược lại những quan điểm đúng đắn (có dẫn chứng cụ thể), thường bắt đầu bằng những cụm từ "vậy mà", "ngược lại", "bên cạnh đó"... Cuối cùng là khẳng định lại câu nói và rút ra những bài học cho bản thân.
Phần bài làm văn, cần nắm được hoàn cảnh ra đời tác phẩm, vị trí của đoạn trích, đề tài nội dung. Nếu là thơ thì chia đoạn thơ thành những đoạn nhỏ, xác định luận điểm chính của đoạn thơ, gạch chân dưới những từ ngữ và những câu cần phải khai thác. Chú ý từ nghệ thuật làm rõ nội dung. Nếu là văn xuôi, nắm được luận điểm, đưa dẫn chứng hợp lý để làm rõ luận điểm.
HS phải đọc kỹ đề, lập dàn ý trước khi làm bài. Không nên viết quá ngắn vì sẽ khiến giám khảo nghĩ rằng bài viết thiếu cảm xúc. Bài văn hay là phải thể hiện cảm xúc của người viết. Cuối cùng, phải đọc lại toàn bộ bài làm để kiểm tra chính tả và cách dùng từ cho hợp lý.
GV Đoàn Minh Quốc
Trường THPT Marie Curie (TP.HCM)
Môn tiếng Anh: 2 phương pháp
1. Đọc đề bài: Dành khoảng 2 đến 3 phút để đọc lướt qua toàn bộ đề bài. Dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý và xác định dạng câu hỏi như cách phát âm, dấu nhấn, điền từ hay tìm lỗi sai.
2. Khi làm bài: Chọn những câu dễ, riêng lẻ để làm trước (ví dụ như chia thì có mốc thời gian, xác định mạo từ, giới từ). Hai bài Reading nên làm sau vì cần phải đọc hiểu, tìm thông tin, suy nghĩ. Đối với bài Reading Comprehension: với dạng câu hỏi EXCEPT hoặc NOT, phải dựa vào thông tin trong bài text để loại bớt những đáp án gây nhiễu. Với dạng câu hỏi tìm chủ đề hoặc ý chính của bài text (What is the topic/main idea of the text?) các em cần đọc và tìm ở những câu đầu tiên của bài text. Dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ ngay những đáp án sai sau đó cân nhắc chọn các phương án còn lại (thường là còn 2).
GV Lê Lâm Thảo Uyên
Tổ trưởng môn tiếng Anh trường THPT Nguyễn Trãi (TP.HCM)
Những lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm
- Ưu tiên chọn những câu dễ nhất làm trước, câu khó làm sau để tránh mất thời gian.
- Những câu mang tính chất phủ định hoặc những câu hỏi có những từ như "không", "không đúng", "sai"... , thí sinh cần xem kỹ để tránh chọn nhầm đáp án có từ "đúng".
- Với những câu hỏi không chắc chắn lắm, thí sinh nên sử dụng phương án loại trừ. Ví dụ: chọn câu sai thì loại trừ ra 3 câu đúng, chọn câu đúng loại trừ ra 3 câu sai. Không dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu hỏi nào.
- Nếu như hết giờ mà chưa làm xong thì không được bỏ trống bất cứ câu nào. Hãy để câu hỏi nào cũng có sự lựa chọn của mình vì mỗi câu hỏi luôn có xác suất 25% là đáp án đúng.
Phi Loan - Bích Thanh (ghi)
Tại hội thảo, 6 đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy của trường đã được đông đảo giảng viên và học sinh của các khối chú ý. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Trường dự bị Đại học Thành phố hiện đang đào tạo cho trên 1.000 học sinh cử tuyển và người dân tộc chuẩn bị vào Đại học của các tỉnh, thành miền Nam, kể cả 52 học sinh dân tộc Lào và Campuchia.
Trong 5 năm 2006 – 2010, chỉ có 23 đề tài được xét duyệt và giám định, một con số khiêm tốn so với số lượng đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Xu hướng sụt giảm càng nghiêm trọng khi năm 2010 chỉ có duy nhất 1 đề tài được xét duyệt, hoàn toàn trái ngược với thực tế đầy biến động của lĩnh vực GD-ĐT thời gian gần đây. Điều này dẫn đến hệ quả đáng lo ngại là đơn đặt hàng "đầu ra" rất ít, chỉ chiếm 40% so với số lượng đề tài nghiên cứu.
TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT, thừa nhận và chỉ ra nguyên nhân thực trạng này là do áp lực công việc chuyên môn của đội ngũ nhà giáo - cán bộ của ngành GD quá nặng, thông tin và nhận thức về hoạt động nghiên cứu đào tạo chưa đầy đủ, giáo viên chưa quen với công tác nghiên cứu đào tạo chuyên nghiệp…
T.HÀ
0 comments:
Post a Comment