Lá thư gửi vận động viên Nguyễn Hữu Kỳ Phong đoạt huy chương Vàng môn chạy 50 m ở Olympic Athens (Hy Lạp) năm 2011 của cậu học sinh lớp 10 ở Hà Nội đã giành giải nhất cuộc thi viết thư UPU. Điểm chung của hiện tượng này nằm ở đâu? GiadinhNet - Nhóm học sinh trường PTTH Hà Nội – Amsterdam là những người chiến thắng với giải Nhất lĩnh vực Kỹ thuật (Điện và Cơ khí) trị giá 3.000 USD cho dự án "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời".
* Bức thư giành giải nhất quốc gia cuộc thi UPU Xúc động trước nghị lực của Nguyễn Hữu Kỳ Phong (người bị thiểu năng trí tuệ giành huy chương Vàng môn chạy 50 m tại Olympic Athens, Hy Lạp năm 2011), cậu học sinh lớp 10 THPT Nhân Chính (Hà Nội) Nguyễn Đăng Quý Minh đã viết bức thư bày tỏ suy nghĩ của mình về vận động viên mà em ngưỡng mộ.
"Anh hãy tưởng tượng mà xem, nếu như anh bỏ cuộc giữa chừng, nếu như anh không nỗ lực tiến về đích thì liệu thủ đô của Hy Lạp có nổi 'cơn gió lạ'? Liệu cái tên Kỳ Phong có xuất hiện trên bảng huy chương để anh nghẹn ngào nước mắt hát Quốc ca Việt Nam trên bục nhận giải?", bức thư của Minh có đoạn.
Cậu học sinh lớp 10 viết thêm: "Chính nhờ câu chuyện về anh mà giờ đây em đã hiểu rõ hơn về thông điệp của Olympic: Điều quan trọng nhất không phải là giành chiến thắng mà là chiến đấu hết mình".
Nguyễn Đăng Quý Minh giành giải nhất với bức thư gửi cho vận động viên Nguyễn Hữu Kỳ Phong. Ảnh: Hoàng Thùy. Theo Ban giám khảo, bức thư của Minh có nhiều ý tưởng, câu văn giàu hình ảnh, xúc động. Đoạn kết bức thư mang tính thẩm mỹ và nhân văn cao. Hiện bài dự thi của Minh đã được ban tổ chức dịch sang tiếng Pháp gửi tới Liên minh Bưu chính thế giới (Thụy Sỹ) để dự thi cấp quốc tế.
Bên cạnh bức thư của Mình còn có nhiều bức thư khác rất sáng tạo gửi tới thần Apolo, lá cờ Olympic hay các em hóa thân thành giày thể thao, chú chim, thỏ và rùa trong những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn để nói về môn điền kinh, nhảy xa, để nói về bảo vệ môi trường, hòa bình trên thế giới.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức. Đề tài năm nay là: "Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội (Olympic Games) có ý nghĩa gì đối với mình" nhằm hướng tới Thế vận hội Olympic London 2012.
Hơn 932.000 bức thư viết về những nhân vật thể thao tiêu biểu, xuất sắc được gửi về Ban tổ chức. Sau 5 vòng chấm sơ khảo, Ban giám khảo quốc gia chọn được 50 bài chấm chung khảo và chọn ra 39 bài đoạt giải.
Đây là lần thứ 22 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, em Hồ Thị Hiếu Hiền (THCS Tây Sơn, Đà Nẵng) trở thành học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39 với đề bài "Hãy viết thư cho một người nào đó, để nói vì sao việc hiểu biết về AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng".
Hoàng Thùy
Bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Ams Bài văn được điểm 0 và ý kiến của cô giáo 'Xúc động đậy' những bài văn tốt nghiệp của tròThời gian gần đây, cư dân mạng xôn xao bởi một bài văn bị điểm 0 cùng lời phê trực tiếp trên giấy của cô giáo: "Ý thức kém, em cần chấn chỉnh ngay". Ban đầu, không ít cư dân mạng tưởng đây là một trò đùa nào đó, bởi lời phê của cô giáo bằng mực đen thay vì mực đỏ như thông thường. Bài kiểm tra không ghi tên học sinh rõ ràng, chắc gì đã phải sự thật. Thế nhưng, sự lan truyền của nó trên các diễn đàn, mạng xã hội đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của một bài văn không hề tầm thường.
Nhìn lại bài văn trên, dù bị điểm 0 nhưng có sức hút mãnh liệt, bởi nó đề cập đến một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội: Nạn bạo lực học đường. Dưới góc nhìn của tác giả bài viết, bạo lực được hiểu một cách đơn giản là khủng bố tinh thần, mà cụ thể học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học mùa hè: thiếu gió quạt, thiếu nước, bị nóng… dẫn đến mất nước, sức khỏe giảm sút, không thể học tốt. Lý lẽ và dẫn chứng trong bài viết được cư dân mạng nhận định là của một học sinh khối A, không phải không chặt chẽ, nhưng lại thiếu chất… văn chương.
Qua tìm hiểu, chúng tớ được biết tác giả bài viết này là bạn Nguyễn Vũ Anh, học sinh lớp 12A2 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng. Lời phê của cô giáo Nguyễn Thị Giang trên bài kiểm tra của Vũ Anh là đúng sự thật. Theo cô Giang, bạn Vũ Anh đang học lớp 12, sắp thi tốt nghiệp, làm một bài văn lệch chuẩn như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập 12 năm của bạn. Điểm đáng chú ý là sau bài văn này, Vũ Anh phải làm bản kiểm điểm vì miêu tả không đúng tình trạng cơ sở vật chất của trường.
Bài văn bị điểm 0 gây xôn xao trên mạng thời gian gần đây. Thời gian qua, cư dân mạng không ít lần nổi sóng vì nhiều bài văn "ất ơ". Tháng 4/2011, buổi thi thử đại học tại trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng có bài văn bị điểm 0 khi kể về câu chuyện nữ sinh yêu thầy giáo với những ngôn từ mùi mẫn, tình cảm như trong tiểu thuyết. Tác giả bài viết là một nữ sinh ngoan, học khá, và rất mê viết truyện, lúc đi thi, bạn này bị nhầm môn nên cắn bút viết ra một câu chuyện tình yêu. Sóng gió bắt đầu khi tình tiết trong câu chuyện tình yêu này bị cho là không hợp đạo đức, không đúng thuần phong mỹ tục. Nhiều bạn vì tò mò đã đến hẳn trường Ngô Quyền để dòm tận mặt mũi tác giả câu chuyện tình yêu. Chưa biết chuyện nữ sinh yêu thầy giáo kia sự thật bao phần trăm, nhưng việc tác giả bài văn bị sốc và hoảng loạn vì búa rìu dư luận là có thật, đến mức bạn này phải thốt lên với cô giáo của mình: "Mọi chuyện rồi sẽ đi đến đâu hả cô?".
Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3/2005, thí sinh tên Nguyễn Phi Thanh thay vì "Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc..." đã thẳng thắn bày tỏ: "Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là "Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc...".
Phi Thanh khiến thầy cô giáo rất ngạc nhiên khi chân thành thể hiện quan điểm: "Chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.". Tranh cãi về việc dạy Văn và học Văn ở nhà trường một lần nữa dấy lên trong dư luận.
Đứng dưới góc độ nhà nghiên cứu môn Văn lâu năm, tác giả của hàng chục cuốn sách nghiên cứu văn học, TS Hà Bình Trị chia sẻ sau bài văn lạ của Phi Thanh: "Học Văn yêu cầu sự sáng tạo, nhưng sáng tạo phải bám sát văn bản tác phẩm, có lý lẽ thuyết phục và làm cho tác phẩm sáng giá hơn… Không thể nghĩ một cách đơn giản phù hợp với học sinh là gần gũi với các em và các em hiểu được tác phẩm dễ dàng." Bởi nếu như thế, những tác phẩm khó hiểu sẽ chẳng ai đọc và không ai quan tâm đến làm gì. Sau bài văn lạ của Thanh, nhiều học sinh đồng tình, bản thân các giáo viên, có người cho rằng bài này đáng bị điểm 0, có người chia sẻ: đáng được 20 điểm. Kết quả thực tế, bạn được 3/15 điểm với lý do lạc đề.
Có thể thấy, điểm chung của những bài văn trên là không đúng chuẩn và không dễ để chấp nhận. Nhưng vấn đề đặt ra đều là những nhức nhối của xã hội hiện đại. Bạo lực học đường, chuyện tình cảm yêu đương thầy trò, việc dạy Văn và học Văn ở nhà trường đang đề cao tính khuôn mẫu và áp lực điểm số. Tuy thế, vẫn có bài văn lạ khác, dù của một học sinh không chuyên Văn, tạo thành hiện tượng vì nó chân thành, hợp với các giá trị thật và được xã hội tôn vinh, như bài văn của Nguyễn Trung Hiếu viết về giá trị đồng tiền nổi sóng thời gian qua. Nguyễn Trung Hiếu sau bài văn lạ trở thành gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu được trao bằng khen, hiện Hiếu đang du học ở Mỹ.
Bài văn lạ, đâu chỉ nổi nhờ scandal các teen nhỉ?
Mí Rưỡi
Đội Việt Namđeo huy hiệu dành cho những người đoạt giải nhất.Chiến thắng của Bùi Thị Quỳnh Trang, Vũ Anh Vinh và Trần Bách Trung là niềm vui và niềm tự hào khôn xiết của Việt Nam, bởi vì đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một chiến thắng lớn như vậy ở Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel năm 2012 (ISEF 2012).Jack Andraka, 15 tuổi, từ Crownsville, Mỹ đã giành giải cao nhất cho phương pháp mới của mình trong việc phát hiện ung thư tuyến tụy. Dựa trên xét nghiệm bệnh tiểu đường, Jack đã tạo ra một cảm biến đơn giản với hình dạng que đo để kiểm tra máu và nước tiểu để quyết định liệu bệnh nhân đó có bị ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu hay không.Nghiên cứu của cậu học trò này mang lại kết quả chính xác tới hơn 90% và cho thấy cảm biến đang được đăng ký bản quyền này của cậu nhanh hơn 28%, rẻ hơn 28% và nhạy hơn 100 lần so với các xét nghiệm hiện nay. Jack đã nhận được Giải thưởng Gordon E. Moore, một giải thưởng đặc biệt được đặt theo tên của người đồng sáng lập, cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Intel trị giá 75.000 USD.
Các sinh viên lên nhận giải thưởng của ISEF.Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel, một chương trình của Hiệp hội Khoa học và Cộng đồng có 17 lĩnh vực thi tài, mỗi lĩnh vực có từ 2-3 giải Nhất, mỗi giải trị giá 3.000 USD. Sau đó, Ban Giám khảo lại chọn trong số 2-3 giải này để trao tiếp giải đặc biệt trị giá 5.000 USD của lĩnh vực đó. Ở hạng mục này đội Việt Nam đã phải nhường bước cho một đối thủ của Mỹ. Cuối cùng, Ban Giám khảo sẽ chọn ra 3 sinh viên trong danh sách17 sinh viên xuất sắc nhất từng lĩnh vực là người chiến thắng chung cuộc.Trong cuộc thi năm nay, hơn 1.500 nhà khoa học trẻ đã được chọn lựa từ 446 hội thi liên kết tại xấp xỉ 70 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ để tham gia tranh tài trong Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel. Bên cạnh các sinh viên xuất sắc đã được nêu tên, hơn 400 học sinh tham gia chung kết đã được nhận các giải thưởng và phần thưởng xứng đáng với những công trình đột phá của mình.
"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel bởi chúng tôi biết rằng toán và khoa học là hai lĩnh vực cực kỳ thiết yếu cho sự tăng trưởng toàn cầu trong tương lai. - Ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Intel Việt Nam, phát biểu - Cuộc thi này đã truyền nhiệt huyết cho hàng triệu sinh viên tham gia đóng góp tài năng của họ nhằm phát triển các giải pháp mang tính khả thi cho những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt".
H. A
0 comments:
Post a Comment