Related posts

Sunday 8 April 2012

Kho khai tu he trung cap ra khoi truong dai hoc

(Dân Việt) - Mặc dù không được phép hay vẫn đang trong thời gian chờ được Bộ GDĐT duyệt đề xuất tuyển sinh, nhưng hiện rất nhiều trường đại học (ĐH) vẫn công khai chiêu sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).

Đây được coi là hành động "cạnh tranh không lành mạnh" với hệ thống các trường dạy nghề, trong bối cảnh các trường nghề khó tuyển sinh mà học sinh hệ TCCN tốt nghiệp rất khó tìm việc làm do chương trình học hàn lâm...

Học nghề cơ điện hệ TCCN.

Cầm đèn chạy trước…

Giữa tháng 3.2012, Trường ĐH Điện lực thông báo tuyển sinh hệ TCCN với 600 chỉ tiêu cho các ngành: Hệ thống điện, Nhiệt điện, Thủy điện, Tự động hóa và Tin học (xét tuyển bằng điểm tổng kết hai môn toán và vật lý lớp 12 hoặc điểm thi ĐH, CĐ năm 2012).

Quy định không cho phép các trường ĐH, học viện đào tạo hệ TCCN để tránh chồng chéo sẽ được Bộ triển khai quyết liệt và nghiêm túc trong năm 2012.


Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga

Ngoài ra, trường này còn tuyển sinh 500 chỉ tiêu trung cấp nghề ở 8 chuyên ngành khác. Tương tự, ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu TCCN cho 13 ngành đào tạo và 1.500 chỉ tiêu hệ trung cấp nghề (thời gian nhận hồ sơ từ 15.3 đến 20.9.2012).

Khu vực miền Nam, rất nhiều trường ĐH cũng công khai tuyển sinh TCCN trên mạng Internet như ĐH Hùng Vương TP.HCM tuyển TCCN với 540 chỉ tiêu xét tuyển (cho cả đối tượng từ tốt nghiệp THCS); ĐH quốc tế Hồng Bàng xét tuyển TCCN năm 2012 với 450 chỉ tiêu cho 21 ngành đào tạo như dược sĩ, thẩm mỹ sắc đẹp, y sĩ đa khoa, điện - điện tử, công nghệ thông tin.

ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương tuyển 1.500 chỉ tiêu. Thạc sĩ Trần Thanh Vũ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, giải thích: "Trường đang trong thời gian chờ ý kiến của Bộ GDĐT về việc xin đào tạo các ngành đặc thù của trường, nhưng đến thời điểm này chúng tôi chưa có văn bản trả lời của Bộ nên vẫn đăng tuyển sinh".

ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng xin tuyển sinh khoảng 5.000 chỉ tiêu bậc TCCN như mọi năm. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong trường hợp không được Bộ cho phép, trường sẽ có 2 phương án: Một là thành lập trường TCCN, hai là chuyển chỉ tiêu sang CĐ nghề. "Tuy nhiên, điều đó sẽ gây khó khăn về tuyển sinh vì nhiều em thích học trung cấp hơn, chỉ mất có 2 năm trong khi CĐ nghề mất tới 3 năm" - ông Hoàn nói.

Phớt lờ quy định của Bộ

Thực tế, sau quyết định của Bộ GDĐT về việc không cho các trường ĐH tuyển sinh hệ TCCN, nhiều trường đã rơi vào thế "bí" do giảm nguồn thu nhập và dư thừa đội ngũ giảng viên hệ trung cấp. Chính vì lý do đó, nhiều trường đã cố tình "lách luật" chiêu sinh và phớt lờ quy định của Bộ. Còn thí sinh có tâm lý "sính" ĐH nên thường muốn học TCCN của hệ ĐH, thay vì hệ học nghề.

Ông Nguyễn Văn Áng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GDĐT) cho biết: "Hiện Vụ đã nhận được hơn 10 kiến nghị của các trường ĐH mong muốn tiếp tục được tuyển sinh hệ TCCN. Tuy nhiên, Bộ mới chỉ cho phép 2 trường nghệ thuật và một số trường an ninh, quân đội tuyển sinh, số còn lại Bộ vẫn chưa quyết định".

Được biết, trước đó để tăng khả năng thuyết phục đối với Bộ GDĐT, rất nhiều trường đã làm công văn có chữ ký của bộ chủ quản yêu cầu được đào tạo hệ TCCN. Ví dụ, Trường ĐH Y Dược TP.HCM với sự can thiệp của Bộ Y tế, muốn xin khoảng 600 chỉ tiêu bậc TCCN. ĐH Tài nguyên - Môi trường cũng đã gửi 2 công văn có chữ ký của lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường, xin 550 chỉ tiêu cho các ngành khí tượng học, thủy văn, kỹ thuật trắc địa, quản lý đất đai, kỹ thuật môi trường.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề khẳng định: "Chúng tôi không khuyến khích các trường ĐH đào tạo hệ trung cấp nghề, Tổng cục cũng đã thống nhất với Bộ GDĐT chỉ trừ những trường hợp đào tạo ngành nghề đặc thù mới được xem xét".

­ Tùng Anh - Thanh Tàu


Theo www.baomoi.com

Saturday 7 April 2012

So phan nghiet nga cua nu sinh vien sau tai nan nga tu tang 9

(Dân trí) - Gia cảnh quá nghèo, Hương vẫn cố gắng học hành thật tốt. Ngày vào giảng đường đại học, cái nghèo vẫn đeo bám... Để có tiền trang trải học tập, Hương đã phải đi phụ hồ rồi không may bị ngã từ tầng 9.

Bà Phượng cũng mang chứng bệnh đau tim hằng ngày phải chăm sóc con.
Trong chuyến công tác tại huyện Yên Thành (Nghệ An) được nghe bà con kể về hoàn cảnh đáng thương tâm của một sinh viên nghèo có số phậm đầy éo le, bất hạnh. Đó là em Trương Thị Hương (SN 1991) ở xóm 9, xã Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Vượt qua những con đường làng gập ghềnh, khúc khủy, chúng tôi tới nhà bà Lê Thị Phượng, mẹ của em Trương Thị Hương. Trước mắt là căn nhà cấp 4 đã xuống cấp đến thê thảm. Trong nhà tài sản không hề có một thứ gì có giá trị, ngoài chiếc ti vi đã cũ ở thập niên 80.

Nhưng có lẽ đau xót nhất vẫn là cảnh cô sinh viên mới ngoài 20 tuổi phải nằm bất động trên giường. Thấy chúng tôi ân cần thăm hỏi, bà Phượng cố gạt đi những giọt nước mắt lăn trên đôi gò má rám sạn vì sương gió, kể lại cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh gia đình và số phận của đứa con gái tội nghiệp.

Các đoàn thể trường THCS, Đoàn thanh niên xã Xuân Thành hay tin em Hương bị đau nặng đã đến chia sẻ.

Nguyễn Thị Hương là con út của một gia đình nghèo có 3 anh chị em. Chị gái đầu của Hương bị bệnh thần kinh từ nhỏ, không có khả năng lao động, hiện đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội 202 của địa phương. Bản thân bà Phượng cũng đang bị bệnh tim nặng không có điều kiện để chữa trị. Việc đồng áng và gia đình đều dồn hết vào đôi vai của người anh trai thứ 2 là Trương Công Hùng (23 tuổi).

Song điều đáng nói ở đây là anh chị em của Hương lớn lên không có tình cảm thương yêu, đùm bọc, dạy bảo của người cha. Vì gia cảnh nghèo khó, năm 1998 ông Trương Công Hoan (bố của Hương) đã đi làm ăn ở nơi khác, đến nay vẫn chưa có tin tức gì.

Kể từ ngày đó, một mình bà Phượng mang trên đôi vai gầy của mình nuôi 3 đứa con thơ dại. Gánh nặng việc gia đình, sớm hôm tần tảo với 5 sào ruộng khoán, chắt chiu hạt lúa củ khoai để, nuôi nấng con cái khôn lớn, trưởng thành. Thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình, ngay từ nhỏ Hương là người con hiền lành, chăm ngoan hiếu thảo, có ý thức trong học tập để mai sau giúp đỡ gia đình vượt khổ, khoát nghèo.

Ở bậc Tiểu học em luôn đạt các danh hiệu học sinh học sinh giỏi trường và cấp huyện. Bước vào bậc THCS, 4 năm liên tục em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh ở các môn: Văn, Toán và Địa lý. Những năm ở bậc THPT đều đạt học sinh xuất sắc toàn diện, được thầy yêu bạn mến, là tấm gương sáng về thành tích học tập để bạn bè học tập noi theo.

Năm học 2009-2010, Hương đã thi đậu vào một trường Đại học tỉnh Bình Dương - Khoa quản trị kinh doanh. Ngày Hương nhận giấy báo trúng tuyển là niềm tự hào của gia đình, làng xóm và bạn bè vui quá đỗi. Biết hoàn cảnh quá nghèo, gia đình không thể đủ sức để chu cấp trong những năm học đại học, nhưng với quyết tâm cao, Hương đã tự động viên chính mình: "Phải khổ học thành danh" để sau này có điều kiện giúp đỡ người chị gái và mẹ già.

Gia cảnh quá nghèo, sinh viên Hương đã phải đi phụ hồ và nay đã phải nằm một chỗ sau một vụ rơi từ tầng 9 xuống tầng 8.

Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học, ngoài giờ lên lớp, tranh thủ thời gian rãnh rỗi, Hương đi làm gia sư, rửa bát thuê tại các nhà hàng để kiếm thêm những đồng tiền nhỏ giọt phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Bước sang năm thứ 2, mọi sự chi tiêu trong học tập và sinh hoạt ngày càng nhiều, Hương đã phải đi xin làm phụ hồ mỗi tuần 2 buổi cho một công trình xây dựng ở gần trường.

Nhưng rồi tai họa đã ập đến với Hương. Đó là vào khoảng thời gian giữa tháng 10/2011, trong lúc lao động Hương đã bị ngã từ tầng 9 xuống tầng 8 tại một ngôi nhà cao tầng đang thi công, được mọi người kịp thời đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Bình Dương, sau đó chuyển lên bệnh viện tuyến trên Chợ Rẫy (TP HCM) để chẩn đoán và điều trị.

Tại đây, các bác sỹ đã kết luận em bị gãy xương cột sống, phải chữa trị trong một thời gian dài và tốn khá nhiều tiền của, nếu không sẽ bị tàn phế vĩnh viễn, khả năng đi lại được là rất ít.

Trong hoàn cảnh như vậy, gia đình vốn đã nghèo khó, nay lại rơi vào muôn phần túng quẫn, vì thương con, bà Phượng đã phải đi vay mượn anh em, làng xóm, kể cả phải bán lúa non để có tiền cứu chữa cho con, nhưng suốt 1 tháng trời điều trị, vết thương của Hương không hề thuyên giảm mà càng nặng thêm.

Để thuận tiện việc chăm sóc và đi lại của gia đình, sau đó em được chuyển ra bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị. Nhưng vì không có tiền, trước Tết nguyên đán vừa qua, người anh trai đã phải ngậm ngùi đưa người em gái bất hạnh về quê để chăm sóc.

Gia cảnh quá nghèo của bà Phượng giờ chỉ có thế này.

Còn về phần Hương, từ ngày bị tai nạn đến nay luôn trong tình đau đớn về thể xác và tinh thần, 2 chân không có cảm giác, bị tê liệt nửa người, phải nằm một chỗ, mọi việc sinh hoạt cá nhân đều phải qua tay người mẹ già bệnh tật.

Hôm chúng tôi có mặt tại nhà Hương cùng với các thầy, cô giáo trường THCS Xuân Thành và Ban chấp hành đoàn xã trao số tiền ít ỏi mà tập thể giáo viên, học sinh nhà trường và đoàn viên, thanh niên trong xã vận động quyên góp, nhận số tiền Hương rơm rớm nghẹn ngào: "Giờ thì em vĩnh viễn không bao giờ nghĩ đến chuyện học hành được nữa, chỉ mong sao ngồi dậy và tự đi lại để mẹ đỡ vất vả, em thương mẹ lắm, cả cuộc đời của mẹ đã khổ, nay lại khổ vì con...".
Ước mơ nhỏ bé của Hương lúc này sao mà cay đắng, phũ phàng đến thế ?!

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Lê Thị Phượng, xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Thái Dương - Nguyễn Duy

Theo www.baomoi.com

Friday 6 April 2012

Vu xiet no tien an cua hoc sinh ngheo Yeu cau nha truong tra lai tien va ky luat hieu truong

(PL)- Ngày 2-4, Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết kết luận thanh tra tại Trường THCS Châu Phong (huyện Quỳ Châu) có 6/8 khoản thu của nhà trường là sai quy định.

Cụ thể, các khoản thu này gồm: tiền photo giấy thi, đề thi, tiền bảo vệ, hỗ trợ làm nhà xe, mua đồng phục, quỹ đoàn, quỹ đội. Đặc biệt, thay vì chi trả trực tiếp tiền chế độ hỗ trợ chi phí học tập (70.000 đồng/tháng) cho các em học sinh thì nhà trường đã "xiết nợ", trừ luôn vào các khoản thu sai ( Pháp Luật TP.HCM ngày 25-3 đã phản ánh ).

Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Châu yêu cầu nhà trường trả lại các khoản thu sai và tiền chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho các em. Đồng thời, yêu cầu hiệu trưởng nhà trường làm bản kiểm điểm cá nhân và hội đồng kỷ luật nhà trường lập hồ sơ trước ngày 10-4 để đề nghị UBND huyện xem xét, ra quyết định kỷ luật.

ĐẮC LAM


Theo www.baomoi.com

Thursday 5 April 2012

Toi pham nham vao sinh vien quoc te o Úc

Sinh viên (SV) quốc tế đang sống ở vùng ngoại ô Jesmond của thành phố Newcastle, bang New South Wales (Úc) là mục tiêu của bọn tội phạm địa phương.

Cảnh báo trên được những người ủng hộ SV ĐH Newcastle ở Jesmond đưa ra sau khi 3 SV châu Á tại đây bị cướp, theo báo Newcastle Herald.

Phục kích ngoài thư viện vào giữa đêm

Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 25.3 khi một SV Ấn Độ bị 3 trẻ vị thành niên bản địa ép vào tường, lấy bóp ngay tại nhà thuê của nạn nhân. Tuần trước đó, 2 SV Hàn Quốc cũng bị cướp nhưng không báo cảnh sát. Ông Mohamed Ebrahim, một trong những người ủng hộ SV ĐH Newcastle, cho hay phần lớn SV quốc tế mà ông tiếp xúc từng là nạn nhân của nạn hành hung hoặc cướp bóc bên ngoài khu học xá của trường. Ông nhận định: "Trong hàng loạt vụ cướp mới đây, chưa có tội phạm nào bị bắt nên chúng nghĩ rằng không ai có thể chạm đến mình. Do đó, chúng ngày càng lộng hành và hay dùng chiêu chờ SV ở ngoài thư viện vào giữa đêm, theo dõi con mồi rồi ra tay". Theo Newcastle Herald, những kẻ này có thể là trẻ vị thành niên địa phương xem SV là "mục tiêu mềm" và tin rằng nguy cơ bị bắt rất thấp.

Sau những vụ việc kể trên, ông Ebrahim và bà Heather Richards, Chủ tịch Hội SV ĐH Newcastle (NUSA), kêu gọi nhà trường lắp máy quay an ninh, mở thêm đèn ở khu học xá và giảm giá xe công cộng cho SV. Trong khi đó, Trevor Gerdsen - quyền trợ lý phó hiệu trưởng ĐH Newcastle - thông báo nhà trường đã xem xét lại thủ tục an ninh, các tuyến tuần tra và kế hoạch lắp đặt máy quay.


Khu học xá của ĐH Newcastle yêu cầu cần có thêm máy quay để đảm bảo an ninh cho SV quốc tế - Ảnh: studentblog.newcastle.edu.au

SV Việt Nam nên làm gì?

Chủ tịch NUSA Richards cho rằng có nhiều lý do mà SV quốc tế không báo cảnh sát khi gặp nạn. Bà Richards nói rõ: "Vài SV ngại báo cáo vụ việc, có thể do họ không biết hệ thống cảnh báo ở Úc hoặc nghĩ rằng có báo cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Do đó, bà Richards đề nghị khi bị tội phạm tấn công, SV có thể báo nặc danh tại website nusa.org.au, với 7 ngôn ngữ khác nhau.

Huỳnh Bảo - cựu Chủ tịch Hội SV Việt Nam tại ĐH Deakin, thành phố Melbourne (Úc) - nhận định với phóng viên Thanh Niên: "Vụ việc ở ĐH Newcastle đáng để cảnh báo nhưng không quá nghiêm trọng đối với SV Việt Nam. Các bạn chỉ cần cẩn thận tối đa khi ra đường là được. Đừng đi ra đường quá khuya, tránh những nơi vắng và nên đi theo đám đông. SV quốc tế châu Á thường yếu thế vì sống xa quê nên dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm. Do đó, các bạn SV cần trang bị cho mình kiến thức phòng vệ để tránh việc đáng tiếc xảy ra". Theo Bảo, hầu hết các trường đều cấp cho SV một số điện thoại khẩn cấp để đề phòng trường hợp gặp chuyện không may trên đường. Ngoài ra, các bạn SV có thể gọi số 000 (miễn phí) đến cảnh sát.

Vụ 3 SV châu Á bị cướp nói trên đã khơi lại vụ SV Việt Nam Vũ Ngọc Minh bị một số thanh niên Úc gốc châu Á đánh trọng thương tại thành phố Melbourne hồi tháng 12.2010. Minh vốn là SV Trường Thương mại và kỹ thuật Melbourne thuộc ĐH Deakin, đã hôn mê rất lâu trong bệnh viện sau khi bị hành hung. Huỳnh Bảo, vốn là người theo dõi và quan tâm Minh trong lúc nằm viện, cho hay Minh đã hồi phục khoảng 90% và đi học trở lại từ tháng 6.2011. Theo Bảo, vụ việc của Minh dường như chưa được giải quyết do hình ảnh từ máy quay an ninh không đủ để thấy rõ mặt những kẻ gây án và nhân chứng duy nhất đi với Minh cũng đã trở về Việt Nam. Tuy nhiên, Bảo nhận định: "Từ vụ của Minh đến nay, mọi chuyện vẫn bình thường. Người dân Melbourne nói riêng và người dân Úc nói chung vẫn rất thân thiện, không có dấu hiệu phân biệt chủng tộc".

Minh Trung


Theo www.baomoi.com

Wednesday 4 April 2012

Tu van dinh cu tay nghe co nguoi than bao lanh Canada

Tôi có em gái đang sống ở Winnipeg hơn hai năm, làm nghề tóc ăn lương theo giờ và đang ở nhà mua trả góp. Xin hỏi tôi có được sang Canada theo diện tay nghề có bảo lãnh từ em gái? (Nguyễn Bảy).

Trả lời:

Nếu bạn có người thân ruột ở Manitoba, bạn có thể nộp đơn xin định cư Canada theo diện chỉ định tỉnh Manitoba. Bạn phải đạt được 5 yếu tố sau: ở trong độ tuổi 21-49; tốt nghiệp trung học và có bằng cấp hay chứng chỉ với chương trình đào tạo ở bậc đại học hoặc cao đẳng, ít nhất một năm; có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian trong 5 năm gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần đạt được điểm IELTS ít nhất 5.0 và phải chứng minh bạn có đủ tài chính sinh sống trong 6 tháng đầu, sau khi được phép định cư Canada.

Gửi câu hỏi tư vấn tại email: minhthu@vnexpress.net .

Cố vấn: LS. Colin Singer
- Trần Văn Tỉnh - Giám đốc Công Ty Immigration
Website:
www.immigration.vn


Theo www.baomoi.com

Tuesday 3 April 2012

Ha Noi dung dat vang xay truong hoc

- Đến năm 2030, Hà Nội sẽ không còn cảnh phụ huynh chầu chực cả đêm xếp hàng xin học. Kế hoạch xây mới và di dời trường học ra ngoại thành được Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc đệ trình HĐND TP xem xét thông qua sáng 3/4 tại phiên khai mạc kỳ họp HĐND TP.

- Đến năm 2030, Hà Nội sẽ không còn cảnh phụ huynh chầu chực cả đêm xếp hàng xin học. Kế hoạch xây mới và di dời trường học ra ngoại thành được Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc đệ trình HĐND TP xem xét thông qua sáng 3/4 tại phiên khai mạc kỳ họp HĐND TP.

Theo tờ trình "Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đưa ra, đến năm 2030 sĩ số học sinh bậc học mầm non, tiểu học duy trì 30-35 em/ lớp; bậc THCS, THPT không quá 45 học sinh trên lớp. Đảm bảo đủ trường lớp học cho tất cả học sinh các cấp học, bậc học.....

Xây 1.215 trường

Bà Ngọc thuyết trình, để xây mới 1.215 trường học từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT cần kinh phí 71.395 tỷ đồng. Nếu được phê duyệt, quy hoạch mạng lưới trường học được chia ra hai giai đoạn thực hiện cụ thể: Giai đoạn 2012 - 2020 xây mới 635 trường; 2021 - 2030: 580 trường.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc. Ảnh: Phạm Hải

Theo quy hoạch đó thì mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 1 trường mầm non và 1 trường tiểu học công lập kiên cố.

Quy mô trường mầm non và tiểu học xây mới không quá 30 lớp/trường. Số học sinh trung bình từ 30 - 35 học sinh/lớp. Diện tích đất xây dựng trường mới tối thiểu cho 1 học sinh: Khu vực nội thành 6 m2/học sinh, ngoại thành 10 m2.

Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 1 trường THCS công lập. Đảm bảo 3 - 5 vạn dân có 1 trường THPT công lập; mỗi quận, huyện có 1 Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

Quy mô trường THCS và THPT xây mới không quá 45 lớp/trường; mỗi lớp trung bình 40 - 45 học sinh. Diện tích đất xây dựng trường mới tối thiểu ở nội thành 6 m2/học sinh. Khu vực ngoại thành 10 m2.

Bà Ngọc cũng cho hay, đến năm 2030 mỗi quận, huyện có từ 1 đến 2 trung tâm GDTX. Đồng thời, chuyển một số trường trung cấp chuyên nghiệp ở khu vực nội thành ra ngoại thành để diện tích đất đảm bảo đủ chuẩn, dành cơ sở cũ xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS. Tiếp tục xây dựng cụm trường TCCN tại một số khu vực theo quy hoạch chung của Thành phố.

"Các trường TCCN xây mới đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu 15 m2/học sinh" - lời bà Ngọc. Đến năm 2015 xây dựng mới 02 trường TCCN ở Ứng Hòa và Sơn Tây. Di chuyển và xây dựng 02 trường TCCN hiện có ở ngoài đê và 02 trường trong khu vực nội thành về cụm trường TCCN theo quy hoạch... Nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên 80% vào năm 2020. Thu hút được ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN.

"Đất vàng" để xây trường

Giải tỏa băn khoăn cho rằng, đất đâu để xây trường, bà Ngọc cho biết, ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường học khi di chuyển các cơ sở sản xuất, các trường CĐ, ĐH, trụ sở các bộ, ngành trong khu vực nội thành ra ngoại thành . Có nghĩa, theo lập luận này những trường ĐH, CĐ phải dời đô - một phần "đất vàng" sẽ được dùng xây trường phổ thông?

Hạn chế xây dựng các nhà chung cư cao tầng tại khu vực 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa để giảm tải tăng dân số cơ học.

Đại biểu HĐND TP Hà Nội sẽ thảo luận ở tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua quy hoạch. Ảnh: Phạm Hải

Đồng thời, sử dụng quỹ đất 5% của các xã dành cho phục vụ công cộng. Tận dụng quỹ đất còn trống chưa khai thác. Mở rộng diện tích đất và nâng thêm tầng các trường học hiện có trong khu vực nội thành, bố trí học sinh học các tầng thấp, cán bộ giáo viên làm việc tại tầng cao - lời bà Ngọc.

Cùng với việc đầu tư xây dựng trường học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng cường thực hiện phân cấp quản lý, cải cách hành chính và cơ chế phối hợp, phát huy sự năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của địa phương, cơ sở giáo dục.

Tiếp tục tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Đảm bảo tỷ lệ đầu tư cho giáo dục - đào tạo trong tổng chi ngân sách địa phương ngày càng tăng....

Bà Ngọc cũng kiến nghị HĐND TP xem xét thông qua và bố trí ngân sách phù hợp đảm bảo thực hiện Quy hoạch theo lộ trình.

Theo chương trình kỳ họp, các đại biểu HĐND thảo luận ở tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua nghị quyết vào chiều mai.

Nguyễn Hiền


Theo www.baomoi.com

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More