Mẹ của em đặt tên em là Tịnh Yên, có nghĩa là sự an bình. Mẹ em bảo cuộc đời của mẹ sóng gió quá nhiều, mẹ lỡ lầm yêu một người đàn ông lãng tử, có nụ cười đẹp giống như tranh vẽ, nhưng người đàn ông đó quá đào hoa, đã phụ bạc mẹ em, đi theo người đàn bà khác khi đã sinh ra em. Khi em chào đời chỉ có mẹ, cho đến giờ này em vẫn chưa biết mặt cha mình. Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, ngày 27-5, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tặng quà các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ý nghĩa hơn, hội thi được TCty và CĐ ĐSVN tổ chức vào "Tháng công nhân", cũng là hoạt động trong chương trình cam kết phối hợp giữa Tổng giám đốc – Ban Thường vụ CĐ ĐSVN năm 2012.
-
Mẹ em là người đàn bà ít học, cho nên bà chẳng trở thành một doanh nhân thành đạt, có nhiều tiền cho em có thể thong dong bước vào đời. Nhưng mẹ em lại là người đàn bà chịu khó, bà bươn chải trên dòng đời ồn ào, luôn sẵn sàng cuốn trôi những ai đứng lại mà không chịu bước đi. Bà chạy theo dòng đời đó bằng đôi chân của mình, chạy rất nhanh như thể chạy không nhanh thì bà sẽ không có công việc để làm, mà không có công việc thì đồng nghĩa với việc con bà, cô bé Tịnh Yên tròn xoe đôi mắt ngây thơ nhìn cuộc sống sẽ đói. Mẹ em bắt đầu buổi sáng bằng phiên chợ rau hối hả, khi ánh đèn đường trở mình hiu hắt trong cơn mưa. Cứ thế, mẹ em trở thành một toa tàu chuyển mình, chở em vào đời với những mơ ước thần thánh của tuổi thơ. Rồi em lớn, em lớn nhanh.
Minh họa: Trần Thắng
Em có những giấc mơ đẹp năm 17 tuổi phải không Tịnh Yên? Tôi vẫn bảo với em rằng nếu không có giấc mơ thì con người ta sẽ chẳng bao giờ vượt qua được những khó khăn trước mắt. Mà cuộc sống này luôn nghiệt ngã, vẫn thườngdạt xô tất cả những giấc mơ cho chúng trở thành những đám mây phiêu lãng. Em mơ gì? Tôi nhớ hôm đó em đến nhà tôi, dường như em đợi rất lâu trước cổng nhà cho đến khi tôi về.
Em cúi chào lễ phép, bởi em vốn là một học trò ngoan:
- Thưa thầy, thầy cho em gặp thầy một chút.
Trong lớp học, em ngồi bàn thứ ba, góc trong cùng. Em vẫn hay lơ đãng đưa mắt nhìn ra cửa sổ khi tôi đang giảng bài. Có hôm em đi trễ bởi vì em phụ mẹ chia rau cho kịp phiên chợ chuyến. Có khi em ngủ gục trên bàn vì có thể em đã phải dậy quá sớm. Nhưng em là một học sinh học chăm chỉ. Hôm tôi bảo tất cả học trò trong lớp làm một bài kiểm tra với nội dung như sau: "Theo em, mai sau em sẽ làm gì?". Tất cả học trò của tôi đều có những suy nghĩ khác nhau, những suy nghĩ ấy chính là động lực để cho các em bước những bước chân của mình vào đời. Hôm đó tôi bảo các em: "Tờ giấy này thầy sẽ giữ lại. 5 năm sau, em nào cần lấy lại hãy tới tìm thầy nhé. Thầy bảo đảm các em sẽ rất thú vị khi thấy nghề mình đã chọn khác với những gì mà các em đã ghi ngày hôm nay". Trong mảnh giấy của Tịnh Yên, em viết: "Em biết em sẽ không có điều kiện lên đại học như các bạn khác, chắc chắn thế. Nên phía trước mặt của em là những bước chân phải chạy…" . Đọc những dòng chữ của em, tôi gọi em vào phòng giáo viên. Em mím môi như thể đang cắn một viên sỏi cứng nào đó. Tôi hỏi:
- Tịnh Yên, nếu em gặp khó khăn, em hãy báo cho thầy biết. Nếu thầy giúp em được thì thầy sẵn sàng. Việc học mới giúp cho con người đàng hoàng tiến vào đời em biết không?
- Dạ biết.
- Vậy thì em hãy cố gắng mà học. Thầy hy vọng 5 năm sau em sẽ trở lại gặp thầy để lấy lại tờ giấy em viết ngày hôm nay.
Đi dạy học nhiều năm, tôi biết cuộc sống của mỗi em học sinh không giống nhau. Không phải ai sinh ra đời cũng có đủ cha mẹ, có đủ tiền bạc để học hành và thực hiện những giấc mơ tuổi trẻ của mình. Cuộc sống của các em có khi phải bỏ dở vì cha mẹ không có khả năng lo cho các em ăn học. Rồi các em tự vào đời mà bỏ đi những ấp ủ tương lai của mình. Tôi, một giáo viên cấp 3, mỗi ngày đến trường truyền dạy cho các em kiến thức, đôi khi nhìn thấy trong lớp thêm một chỗ trống mà lòng không khỏi buồn. Nhưng tôi không thể níu các em về lại lớp học của tôi, bởi tôi cũng không thể làm gì hơn được. Và khi tôi bảo các em viết những tờ giấy nói về ước mơ của mình, tôi hy vọng các em sẽ trở lại sau khi tốt nghiệp đại học, lấy nó đem về như một kỷ niệm đẹp.
- Em xin nghỉ học để vào thành phố học múa. Em rất mê múa.
Cô học trò tên Tịnh Yên cúi mặt xuống. Em nhỏ xíu xiu kia mà lại có một quyết định lạ lùng. Tôi bảo :
- Chỉ còn một năm nữa là hết cấp. Em ráng một năm nữa rồi tính cũng được. Nghe không Tịnh Yên?
Em vẫn cúi mặt xuống:
- Dạ không được đâu thầy. Anh Vũ ảnh bảo là phải đi cùng ảnh vào thành phố học múa. Ảnh sẽ đưa em vào một vũ đoàn. Em chỉ có cơ hội duy nhất này.
Sau ngày tới nhà tôi, Tịnh Yên đi. Tôi chợt nhớ là em rất thích thả diều. Có lần ra quảng trường vào buổi chiều hóng gió biển, trốn cái nóng nực tôi đã gặp em. Tịnh Yên trong chiếc áo cánh, chiếc quần lửng với gương mặt trẻ con cùng với một thanh niên lớn hơn em khoảng 10 tuổi cùng kéo một con diều thả bay lên bầu trời. Với người thầy, tôi chỉ có thể quản lý học sinh trong nhà trường, còn chuyện ngoài xã hội không thể nào can dự. Khi đó, nhìn cách của Tịnh Yên và chàng trai đó âu yếm nhau, tôi hiểu Tịnh Yên đang yêu. Một cô bé 17 tuổi còn học phổ thông, buổi sáng còn phải thức dậy sớm ra chợ phụ mẹ lấy hàng thì tình yêu ở chỗ nào trong ngăn tim nhỏ nhoi? Nhưng tôi không thể đứng ở giữa quảng trường mà dạy cho em bài học đạo đức. Tôi chỉ ngắm những cánh diều buổi chiều cứ bay cao trên bầu trời xanh biếc kia.
Cho đến khi Tịnh Yên tới nhà tôi xin phép nghỉ học, tôi hiểu là em đã quá khờ khạo đi theo tiếng gọi của tình yêu khi bước chân em còn phải đi qua bao nhiêu biển cả, bao nhiêu núi đồi.
Rồi chỗ ngồi của em vắng từ ngày hôm đó, chỗ ngồi bàn thứ ba nhìn ra cửa sổ.
Các cô cậu học trò nhỏ của tôi vẫn đến lớp. Họ xầm xì to nhỏ về chuyện Tịnh Yên bỏ học. Tôi vẫn đứng trên bục giảng, ngày qua ngày bình thản không nhắc nữa về một sự ra đi. Tịnh Yên cũng đã bị lãng quên trong trí nhớ của bạn bè.
Thời gian vẫn trôi qua như nó vẫn trôi qua theo quy luật của tạo hóa. Tôi đã rời bục giảng ba năm sau đó vì tôi bỗng dưng muốn được đi đây đi đó. Tôi muốn đi hết đất nước mình, một giấc mơ như những giấc mơ của các em học trò mà tôi từng dạy. Nhưng những mảnh giấy ghi những giấc mơ của các em thì tôi vẫn giữ. Tôi cất chúng vào trong một chiếc hộp thiếc. Tôi tin rằng cũng sẽ có em trở về, dù muộn màng để xin lại mảnh giấy đó. Tôi cũng tin là Tịnh Yên cũng sẽ trở về, tìm tới tôi lấy lại ước mơ của mình.
Tôi đến thành phố bằng một chuyến xe lửa. Chuyến xe lăn những bánh sắt trên đường ray với những tiếng xập xình buồn buồn. Toa xe tôi ngồi có một nhóm sinh viên đi du lịch trở về, họ hồn nhiên đùa giỡn khiến tôi nghĩ đến lớp học, đến những cô cậu học trò của tôi.
Tôi đã gặp Tịnh Yên trong lúc tôi không ngờ nhất, ngay cả tôi cũng không nhận ra em. Khi đó tôi vừa bước ra khỏi Dinh Thống Nhất, đi bộ chậm rãi trên con đường qua các thảm cỏ đến Nhà thờ Đức Bà. Tôi thong dong giữa trong xanh của thành phố, hờ hững lướt qua những con người đang ngồi trên ghế đá, họ đang tận hưởng phút nhẹ lòng của cuộc đời.
- Thưa thầy, có phải thầy là thầy Diễm?
Tiếng gọi ấy khiến tôi quay lại. Một cô gái đang ngồi trên ghế đá, bên cạnh là một cậu bé con chừng ba tuổi đang loay hoay trên tay một cánh diều. Cậu bé đang tìm cách cho cánh diều bay.
- Tịnh Yên? – Tôi nhớ ra em ngay. Nhưng nhìn em già hẳn lên, gương mặt không còn nét vui tươi thuở nào. Bên cạnh em là một chiếc xe đẩy đầy những cánh diều.
Hôm đó tôi đã đến nhà Tịnh Yên. Căn nhà nhỏ em đang thuê, sống với đứa con trai nhỏ. Đứa con sinh ra trong một phút lạc lòng của tuổi trẻ vẫn nô đùa với cánh diều. Tình yêu non nớt ấy đã ném em giữa thành phố đông người này. Rồi em tự thân mưu sinh với đủ nghề. Bây giờ em bán những cánh diều trong công viên cho người ta thả lên bầu trời.
Em nói khi tôi ra về:
- Thầy ơi, em muốn trở về.
Tôi bỗng nghĩ đến những cánh diều không còn bay trên bầu trời.Nhược Quân
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tặng 150 phần quà, mỗi suất trị giá hơn một triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó của 14 huyện ngoại thành Hà Nội; mười phần quà tặng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn là con em cán bộ đang công tác tại đơn vị. Ngoài ra, chương trình tặng hàng chục phần quà cho các em nhỏ mắc các bệnh hiểm nghèo, đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.
Giải vàng sẽ đi học tập ở nước ngoài
Trong số 44 trưởng ga có mặt tại hội thi cấp TCty lần này có tới 3 trưởng ga thuộc thế hệ 8X. Đó là Lê Huy Thành (1981) Trưởng ga Thanh Luyện, Nguyễn Trọng Hậu (1980) trưởng ga Văn Trai và Nguyễn Đình Hiệp (1981) Trưởng ga Suối Kiết. Cùng đua tài với những trưởng ga trẻ như Thành, Hiệp, Hậu, còn có những trưởng ga nhiều cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thí sinh được trao giải thưởng thí sinh cao tuổi nhất là Trưởng ga Lăng Cô Lê Minh Điểu.
Một trong 5 giải vàng của hội thi là Trưởng ga Diêm Phổ (Quảng Nam) Huỳnh Văn Chín - người giữ chức danh trưởng ga mới được... gần 2 năm. Điểm cao nhất của Huỳnh Văn Chín trong hội thi là điểm tự luận về những khó khăn đối với ga có trạm chi nhánh hàng hóa – một ga không hề giống với thực tế ga Diêm Phổ.
Lý giải với chúng tôi về điều này, Huỳnh Văn Chín cho biết, đã làm trưởng ga thì phải nắm hết đặc điểm của các loại ga thông qua tìm hiểu văn bản của ngành và thực tế qua những đợt trao đổi kinh nghiệm. Do đặc điểm là đường tránh, lại nằm trên đường cong, có độ dốc trong ga, nên an toàn trong tác nghiệp luôn được mỗi CB CNVC ga Diêm Phổ coi trọng.
Thông tin từ CĐ ĐSVN cho biết, 5 cá nhân đoạt giải vàng sẽ được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài.
Nên duy trì thường xuyên
Để lựa chọn được 44 thí sinh thi cấp ngành, cuộc thi "Trưởng ga giỏi" được tổ chức tại Cty và cấp cơ sở trong 2 tháng. Một số cơ sở kết hợp kỳ thi sát hạch chuyên môn đầu năm với tổ chức hội thi Trưởng ga giỏi để lựa chọn đội tuyển tham gia hội thi cấp Cty.
Qua cuộc thi cấp cơ sở có 284/284 trưởng, phó ga được ôn luyện tại cơ sở, 77 trưởng, phó ga được dự thi cấp Cty. Theo đánh giá, lãnh đạo các đơn vị đã có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ôn luyện kiến thức, tổ chức thi định kỳ đối với các chức danh công tác, nhất là với đội ngũ trưởng ga.
Chính vì tính thiết thực, nên cuộc thi cấp cơ sở và Cty thu hút đông đảo trưởng, phó ga tham gia ôn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý tình huống, hiểu biết pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD của ngành, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững". Các trưởng, phó ga đều cho rằng hội thi là dịp học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ và đây cũng là dịp để lãnh đạo các cấp đánh giá đúng trình độ nhân viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lâu dài nguồn nhân lực.
Ông Nguyễn Văn Biên – Phó Chủ tịch CĐ ĐSVN - đề nghị ngành ĐS VN nên duy trì thường xuyên (2 đến 3 năm /lần) việc tổ chức các hội thi tay nghề, kịp thời cung cấp những thông tin mới về chuyên môn, pháp luật, chính sách mới cho CB CNVCLĐ học tập. Đây cũng là nguyện vọng chung của CB, đoàn viên CĐ vì bất cứ lúc nào, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn giao thông cũng là mục tiêu hàng đầu của ngành.
Ban tổ chức Hội thi Trưởng ga giỏi ĐSVN lần thứ IV-năm 2012 trao 5 giải vàng, 1 giải A, 21 giải B, 14 giải C, 1 giải khuyến khích, giải cho thí sinh cao tuổi nhất và trẻ tuổi nhất, với tổng số tiền 41 triệu đồng.
0 comments:
Post a Comment