Related posts

Thursday 24 May 2012

Hoc sinh co con yeu su

QĐND Online - "Dân ta phải biết sử ta QĐND - Từ khi được nâng cấp từ một cơ sở dạy nghề (3-2006), đến nay Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động tại Thanh Hóa và các vùng lân cận, được đánh giá là một trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao.Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền đã mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với mọi nhu cầu, trình độ lao động như: Sửa chữa ô tô, tân trang mô tô, xe gắn máy, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, may và máy công nghiệp, tin học, cơ khí, kế toán doanh nghiệp... (NLĐ) - Ngày 15-5, Trường ĐH Điện lực cho biết Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu trường báo cáo hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo liên thông

Tham quan bảo tàng lịch sử cũng là một phần của bài học. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam."

Đó là lời dạy, cũng là lời khẳng định đầy tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo "Việt Nam độc lập" ngày 1-2-1942.

Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu sử, rất thuộc sử. Nhưng ngày nay, một bộ phận thế hệ trẻ, những người có điều kiện tiếp xúc nhiều phương tiện thông tin lại ít biết, ít thuộc hay ít quan tâm đến sử. Điều đáng buồn ấy đã được thể hiện bằng kết quả thi môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi đại học.

Nhiều trường ĐH có trên 98% bài thi môn sử dưới điểm trung bình. Thậm chí có trường chỉ một thí sinh đạt điểm trung bình môn sử. Đây là con số đáng báo động bởi theo nhiều trường, chưa năm nào điểm thi môn sử lại thấp như thế.

Những điểm 0 đó có lẽ chưa đáng buồn bằng sự thể hiện kiến thức ngô nghê về lịch sử nước nhà. Con số này ngày càng tăng lên khi ngay cả ở những chương trình truyền hình, nhiều người chơi không trả lời được những câu hỏi đơn giản về lĩnh vực lịch sử. Sự ngây ngô đó khiến nhiều người cảm giác như đang nghe một câu chuyện hài nhưng đằng sau những nụ cười ra "nước mắt" đó là cả một nỗi lòng trăn trở của biết bao người.

Sẽ thật bất hạnh nếu một dân tộc có một thế hệ không hiểu biết lịch sử. Bởi lẽ đó bất cứ một dân tộc nào, khi công dân ý thức được tầm quan trọng của sử, họ sẽ yêu sử, sẽ là những đối tượng tự nguyện gìn giữ truyền thống, nâng cao niềm tự hào dân tộc, nâng cao trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhất là trong thời đại mới, thời đại mà sự toàn cầu hóa đang tiến triển mạnh mẽ.

Có thật là học sinh luôn không thích học sử? Đây thực sự là câu hỏi mà nhiều người tâm huyết đang tìm lời giải đáp.

Nếu như phương pháp học sử thay vì giáo viên truyền đạt một cách nhồi nhét, học sinh tiếp thu một các thụ động, họ được chiêm nghiệm bài học qua những hiện vật, tư liệu sống động; qua câu chuyện của những con người đã đi qua lịch sử, qua những thước phim… thì có lẽ lịch sử sẽ dễ đi vào tâm hồn và con người mỗi học sinh. Khi các em tự mình cảm nhận và tự hào về lịch sử dân tộc mình, việc tìm đọc và hiểu về lịch sử sẽ không còn là điều khiên cưỡng.

Qua khảo sát ở một trường tiểu học, đa số các em nhỏ đều ham học hỏi và có trí nhớ tốt. Một số em thực sự say mê còn dành thời gian đọc bài trước ở nhà, lên lớp các em chỉ đặt câu hỏi thắc mắc với giáo viên thay vì ngồi nghe cô giảng. Ở đây, giáo viên thường áp dụng phương pháp dạy trực quan sinh động như: cung cấp nhiều tư liệu hình ảnh liên quan đến bài giảng để bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. Một trong những phương pháp khác giáo viên đã áp dụng khá hiệu quả, đó là: giáo viên thường nghiên cứu các sự kiện lịch sử, bám và khai thác những chi tiết "đắt" hơn là các con số khô khan. Chẳng hạn, trong chương trình lớp 4 khi giảng bài "Quang Trung đại phá quân Thanh" (năm 1789), giáo viên khẳng định đây là "cuộc tiến công thần tốc" phải đi liên tục và không nghỉ ngày nào cả. Giáo viên giải thích thêm theo Lê Triều dã sử thì khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ 3 người 1 tốp, thay phiên võng (cáng) nhau đi, do đó quân đi liên tục không dừng mà vẫn được nghỉ… Sau đó, giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi tính tò mò, kích thích học sinh tìm hiểu thêm khiến các em thích thú.

Nếu phương pháp dạy học này được lan tỏa sang những trường hợp khác, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp cho môn Lịch sử.

Không chỉ nhà trường thực hiện vai trò truyền thụ kiến thức mà phụ huynh cũng là nhân tố tích cực không thể thiếu trong hoạt động làm môn Lịch sử trở nên hấp dẫn.

Trong khi chờ đợi những giải pháp mang tầm vĩ mô của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu…, thì việc nhà trường, gia đình và xã hội phối hợp tạo sức mạnh đồng bộ khiến học sinh hiểu được giá trị đích thực của sử, để tự hào và yêu sử hơn.

Trần Thu Hồng


QĐND - Từ khi được nâng cấp từ một cơ sở dạy nghề (3-2006), đến nay Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động tại Thanh Hóa và các vùng lân cận, được đánh giá là một trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao.Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền đã mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với mọi nhu cầu, trình độ lao động như: Sửa chữa ô tô, tân trang mô tô, xe gắn máy, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, may và máy công nghiệp, tin học, cơ khí, kế toán doanh nghiệp...

Trung tâm đã từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên với gần 20 giáo viên đạt trình độ cao đẳng, đại học và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Từ năm 2001 đến nay, trung tâm đã đào tạo được hơn 3000 lượt học viên, sau khi tốt nghiệp đều đạt kết quả tốt và được giới thiệu vào làm việc tại các cơ sở uy tín, chất lượng. Qua thống kê, có đến 80% học viên khi ra trường có việc làm ổn định. Trong những năm qua, Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền cũng tổ chức dạy nghề miễn phí cho hàng trăm lao động thất nghiệp ở thành thị và ở các vùng nông thôn. Năm 2009, dạy nghề miễn phí cho 90 lao động ở thành phố, đào tạo nghề cho 1000 lao động đạt trình độ kỹ năng nghề, đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp.

Trong chương trình giảng dạy, trung tâm luôn bám sát tiêu chí lý thuyết đi đôi với thực hành. Hằng năm, trung tâm còn tham gia các chương trình thi tay nghề do tỉnh tổ chức, nhiều học viên đã đoạt giải thưởng cao. Ngoài các giải thưởng cá nhân, Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền còn được tặng nhiều bằng khen của các cấp chính quyền và ngành chức năng.

Thanh Huyền


Trường đã tổ chức cuộc họp khẩn để xử lý những sai phạm về liên kết đào tạo, đào tạo liên thông của Trung tâm Đào tạo nâng cao năng lực phía Nam của trường (Báo Người Lao Động ngày 9-5 đã phản ánh).
Trường ĐH Điện lực cũng quyết định chấm dứt công tác tuyển sinh liên kết đào tạo ĐH, CĐ của trung tâm này với các đơn vị có liên quan; trung tâm phải báo cáo giải trình toàn bộ vụ việc với hiệu trưởng nhà trường để có biện pháp khắc phục tồn tại; kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với cá nhân liên quan.

Lãnh đạo Trường ĐH Điện lực cũng cho biết trường đã làm việc với các đơn vị liên kết và hủy toàn bộ thông báo tuyển sinh hệ liên thông ĐH, CĐ chính quy ngoài cơ sở.


0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More