Related posts

Monday 28 May 2012

Bien viec hoc thanh su say me

Tin tôi đỗ đại học nhanh chóng lan đi khắp xã. Hồi đó, ở một xã nghèo nơi biên giới phía Tây tổ quốc, hai từ "đại học" còn xa lạ lắm. (GDVN) - Tôi tha thiết được đi học trong năm nay bởi gần 2 năm qua tôi hi vọng, nỗ lực cũng như bỏ qua nhiều cơ hội để được hoàn thiện bản thân. Nếu mất thêm 1, 2 năm nữa để đợi đề án mới thì quả thực là chúng tôi phải chịu quá nhiều thiệt thòi. KTĐT - Sở GD&ĐT Hà Nội đã hoàn thành việc tổng hợp thông tin về chỉ tiêu, số lượng HS đăng ký vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT công lập năm học 2012 - 2013.

Tôi nhanh chóng trở thành "ngôi sao" của xã khi lập được kỳ tích này. Với riêng tôi, đỗ đại học là một cuộc cách mạng thành công. Từ một học sinh trung bình không được ôn thi bài bản ở các lớp luyện thi, phải vừa học vừa lao động giúp gia đình, tôi đã đỗ đại học với số điểm ấn tượng. Không cần đến 5 điểm ưu tiên khu vực, tôi vẫn thừa điểm đỗ vào tất cả các khoa của Đại học Sư phạm Hà Nội khóa thi năm 2001.

Học đại học là ước mơ lớn nhất của bất cứ ai muốn vào đời bằng con đường học tập. Tôi cũng không ngoại lệ, nhưng tôi biết chỉ dám mơ ước thôi chưa đủ, cái quan trọng hơn là phải tìm đường để thực hiện ước mơ. Là con cả trong một gia đình nông dân nghèo, tôi vừa lao động vừa tranh thủ tự ôn luyện, tích góp kiến thức như con ong chăm chỉ, mưa dầm thấm lâu.

Việc đầu tiên tôi làm là vạch kế hoạch ôn thi. Căn cứ vào khối lượng kiến thức từng môn, tôi tính toán để khoán lượng kiến thức phải học theo tháng, tuần, rồi theo ngày, với thời gian biểu phù hợp điều kiện của mình. Tôi nghĩ lợi thế của mình là sự chăm chỉ nên tôi ôn luyện theo tinh thần chậm mà chắc với một kế hoạch khoa học vừa bảo đảm được thời gian học tập, vừa đảm bảo thời gian lao động giúp gia đình, và nghỉ ngơi giữ gìn sức khỏe.

Tôi vào cuộc khá sớm, cách khoảng một năm trước kỳ thi đại học. Tôi xác định sẽ ôn từ cơ bản đến mở rộng nên trước tiên, tôi học kiến thức cơ bản trong chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. "Người thầy" tôi theo khi đó là sách giáo khoa kết hợp với sách chuẩn kiến thức kỹ năng cho từng môn học.

Chỉ được ngồi vào bàn học lúc sáng sớm, chiều muộn và tối khuya nên tôi dùng thời gian đó để soạn đề cương ôn thi căn bản cho từng môn. Trong quá trình soạn, tôi cố gắng kết hợp tay viết đến đâu, đọc nhẩm để ghi nhớ đến đó. Sau đó, tôi viết lại nội dung trong đề cương thành sơ đồ dàn ý chỉ với các từ khóa và ý chính ra những tờ giấy rời. Sơ đồ tôi lập đảm bảo vừa bao quát nội dung, vừa thể hiện tính logic, hệ thống của vấn đề theo trình tự lớn đến nhỏ, từ ý chính đến ý phụ để dễ hiểu, dễ nhớ mà không bị lệ thuộc vào câu từ trong sách vở.

Tôi luôn mang bên mình những tờ giấy đó để vừa lao động chân tay vừa ghi nhớ lặp đi lặp lại trong đầu, nếu quên, tôi sẽ mở ra xem lại. Tôi nghĩ không nhất thiết cứ phải được ngồi vào bàn học mới là học vì tư duy suy nghĩ ở trong đầu mình. Do vậy phần lớn thời gian học của tôi là học trong khi lao động mà vẫn tập trung, hiệu quả cao.

Việc học có thể biến thành niềm say mê. Ảnh do tác giả cung cấp

Tôi đã cố gắng tranh thủ học ôn ở mọi nơi, mọi lúc. Song, vẫn có ngày tôi không thể hoàn thành được kế hoạch đề ra. Nhiều lúc vất vả và mỏi mệt làm tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Cảm giác khi đó thật tồi tệ, buồn bực và bất mãn với chính mình. Tuy nhiên, tôi không đầu hàng. Tôi có thể trì hoãn việc ăn, ngủ, tạm gác những việc khác chứ nhất quyết không bỏ dở kế hoạch thực hiện ước mơ.

Ngày đó, xã tôi chưa có điện nên tôi học thâu đêm dưới ngọn đèn dầu khơi to, bằng tất cả trí tuệ, sức lực và khát khao mãnh liệt được bước chân vào giảng đường đại học. Tôi thực sự đã tìm được niềm vui trong những ngày ôn thi. Việc học với tôi đã trở thành sự say mê.

Khi đã nhớ được từng chương, từng bài, tôi lại dùng sơ đồ dàn ý để củng cố, hệ thống hóa kiến thức bằng những công cụ đặc biệt: phấn trắng viết ra sân hoặc bút bi ghi trên những tờ lịch to, có lúc chỉ đơn giản là cây que vạch trên nền đất. Tôi đặc biệt hứng thú với phương pháp học này vì nó không chỉ giúp tôi thấy rõ nội dung được triển khai từ ý chính mà còn nhìn rõ mối quan hệ giữa các ý nên việc ghi nhớ nhanh và mạch lạc hơn, không bị chồng chéo, nhầm lẫn giữa những đơn vị kiến thức. Nhờ đó, tôi đã ghi nhớ sâu sắc bản chất logic của vấn đề với cả ba môn thi. Mãi sau này, khi xem một chương trình trên VTV1, tôi mới biết phương pháp ôn thi khi đó được gọi bằng tên khoa học là "bản đồ tư duy".

Từ khi lập được một kế hoạch phù hợp và lựa chọn được phương pháp ôn luyện hiệu quả, tôi thấy mình đã có một tấm "bản đồ". Như một người đi đường đã biết đích và phương hướng, tôi tin mình sẽ thành công!

Với sự kiên trì và cố gắng không mệt mỏi, tôi đã ôn luyện xong toàn bộ nội dung cơ bản trong chương trình trước kỳ thi đại học khoảng một tháng. Kể từ đó, tôi mới kết hợp ôn với đọc thêm sách tham khảo. Mỗi khi đọc sách tham khảo, tôi nhớ rất nhanh vì trong đầu đã đối chiếu so với đề cương. Thậm chí, các bài giảng còn được mở rộng, khơi sâu thêm. Tôi dành thời gian để làm các đề văn, bài tập địa lý và tham khảo đề thi, đáp án. Ngoài ra, tôi cũng rèn luyện kỹ năng làm bài như cách: mở, kết bài, triển khai, cách chuyển ý... Tôi tự mình bấm thời gian làm các đề thi như thi thật.

Ngày đi thi, tôi xin bố mẹ cho đi một mình để đỡ tốn kém. Những ngày ở Thủ đô chờ thi, tôi chỉ học nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian thư giãn, giải trí để phục hồi trí nhớ và tăng cảm hứng sáng tạo.

Tôi biết đi thi ai cũng muốn đỗ. Nhưng tấm vé vào cổng trường đại học thì rất ít và chỉ dành cho những người không chỉ có vốn kiến thức vững chắc mà còn phải biết cách làm bài thi tốt.

Sáng đầu tiên thi môn địa lý, nhận đề thi, tôi đọc một lượt tất cả các câu hỏi, căn cứ vào thang điểm, tôi chia luôn thời gian cho từng câu và cho phép được dao động 5 phút. Tôi chọn câu dễ làm trước, sau khi đọc kỹ đề, tôi phác nhanh dàn ý, sau đó mới làm bài trên giấy thi.

Đối với mỗi câu, tôi đều trả lời có phần mở, thân và kết bài rõ ràng. Các ý trong từng phần được triển khai tường minh, logic. Làm xong bài thi, tôi cẩn thận đọc lại và soát từng lỗi chính tả, dấu chấm, dấu phẩy… hết thời gian mới ra khỏi phòng thi. Cả ba môn thi, tôi đều áp dụng những kỹ năng cơ bản đó.

Với cách ôn thi và làm bài thi như thế, tôi đã đỗ thủ khoa khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh năm 2001 với tổng 22,5 điểm. Tôi đã mở được cánh cổng trường đại học mình mơ ước bằng mật mã: "quyết tâm - kế hoạch và phương pháp ôn luyện khoa học - sự kiên trì khổ luyện - cách làm bài thi tốt".

Từ ngày 13/4 đến 31/5, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi viết "Mật mã mở cánh cửa đại học" để chia sẻ những trải nghiệm thật của mình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện để tham gia kỳ thi đại học; truyền đạt lại những kiến thức nền tảng cho học sinh để có một bài thi tốt, đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn khối, trường học phù hợp với học lực bản thân...

Các tác phẩm dự thi do độc giả VnExpress.net gửi về được thể hiện dưới dạng bài viết trên Word (không quá 1.500 từ) bằng tiếng Việt có dấu. Ảnh minh họa cho bài viết (được gửi file đi kèm, ảnh được nhận dạng có đuôi JPG), không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng.

Người dự thi gửi bài thi theo mẫu, xem tại đây .

Bài dự thi gửi về địa chỉ: duthi@vnexpress.net .

Trần Thị Thanh Thủy


Ngày 11/5/2012, Bộ GD & ĐT ra thông báo số 375/TB-BGDĐT việc dừng đề án 322 (Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước) tức là ứng viên thạc sỹ, sinh viên không được cấp kinh phí để du học nước ngoài như chương trình ban đầu đã khiến nhiều ứng viên hoang mang, thất vọng. Trong đó, đối tượng thạc sỹ - hiện đang là cán bộ, công chức biên chế cơ quan nhà nước hoặc giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi dừng học bổng 322. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi lại những tâm sự của một số ứng viên thạc sỹ nhận được học bổng 322.

Chúng tôi đã đặt được một chân đến Pháp

Trong cuộc gặp mặt với Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài ngày 21/05, Th.S Ngô Thị Hồng Nhung (ứng viên đi Pháp) thẳng thắn nói: "Cuộc gặp này hơi muộn hơn so với sự mong muốn của chúng tôi. Tôi nghĩ Bộ nên trao đổi với các ứng viên để nắm được tình hình trước khi đưa ra thông báo, hướng giải quyết như vậy. Tôi thật sự thất vọng, công văn 375 giải quyết không thỏa đáng, không hợp lý".

Th.S Ngô Thị Hồng Nhung thẳng thắn, tha thiết đề nghị với Bộ cho ứng viên đi du học trong năm nay tại cuộc gặp mặt với Cục đào tạo với nước ngoài ngày 21/05.

Chị Nhung cho hay, gần 2 năm qua, chúng tôi nỗ lực đáp ứng điều kiện học tập, mục tiêu của Bộ đưa ra trong chương trình; sắp xếp những công việc cá nhân, bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc, học tập khác để tập trung học tiếng theo đề án 322…Có nhiều người tạm rời xa gia đình từ Nam ra Bắc để học, dừng công việc ở cơ quan nhà nước để theo học lấy chứng chỉ ngoại ngữ…

Còn anh P.T.Tiến (công tác tại ĐH NN) chưa hết bàng hoàng tâm sự: "Khi có quyết định dừng đề án 322, tôi rất hoang mang và thất vọng. Tôi cũng như mọi người bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc trong một năm qua để hoàn thành các điều kiện do Bộ và của các trường nước bạn đặt ra như ngoại ngữ, chứng chỉ tiếng Pháp, phỏng vấn bên CampusFrance, và hoàn thiện hồ sơ. Khi chúng tôi hoàn thành phỏng vấn tại CampusFrance và hồ sơ, tôi nghĩ mình đã bước được một chân đến Pháp rồi nên khi nhận được quyết định dừng học bổng tôi rất buồn và thất vọng, tôi mất nửa tháng hụt hẫng".

Anh kể lại, anh nhận được thông báo chính thức hôm 11/5/2012, trước đó anh đã nghe có thông tin dừng học bổng, nhưng cũng không tin lắm, bởi anh và nhiều người nghĩ rằng đây là một đề án lớn, anh có quyết định đi học của Bộ, giấy trắng mực đen chứ có phải mớ giấy lộn. Nhưng giờ thành sự thật, mặc dù Bộ đã đưa ra hai phương án nhưng đều không khả thi với các ứng viên.

"Những người trong gia đình tôi buồn và ngỡ ngàng không hiểu vì sao một đề án lớn của Chính phủ mà có thể dừng đột ngột. Tôi đã dành ra rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng giờ thì không có kết quả như mình mong muốn", anh chia sẻ.

Vừa đi làm tại trường, học 5 buổi/tuần tiếng Pháp khiến anh phải sắp xếp công việc hợp lý. Một năm học tiếng Pháp là một năm đầy cố gắng và nỗ lực của anh cũng như các ứng viên khác. Nhiều người trong lớp anh từ miền Nam, miền Trung phải gác lại việc cơ quan, gia đình để tập trung ra Hà Nội học với bao lo toan về vấn đề kinh tế. Sau khi hoàn thành xong khóa học rất nhiều học viên đã phải vay nợ một món tiền kha khá.

"Trước đây tôi học tiếng anh, nhưng khi nhận được quyết định đi học tại Pháp tôi đầu tư học ngày học đêm với mong muốn khi đến Pháp có thể tiếp thu và làm quen ngay với môi trường giáo dục của học. Việc vừa đi học tiếng, vừa phải hoàn thành công việc giảng dạy tại trường, nhiều khi tôi thấy thật là mệt mỏi, nhưng vì mục tiêu đi học nước ngoài giúp cho tôi có động lực vượt qua tất cả", anh Tiến bộc bạch.

Chúng tôi không thể chờ được nữa

Cách trả lời, hướng giải quyết của Bộ đưa ra nhiều ứng viên thạc sỹ cho rằng không thỏa đáng, không hợp lý. Bởi, họ không thể mất thêm 2- 3 năm nữa để học tiếng, rồi chuẩn bị du học trong khi đó gần hơn 1 năm nay, họ tạm gác công việc, chạy vạy tiền khắp nơi để học tiếng cũng như tuổi thanh xuân của họ đã chẳng còn nhiều.

"Những hướng giải quyết của Bộ đưa ra không thỏa đáng. Chúng tôi rất mệt mỏi nếu tiếp tục phải chờ đợi thêm 1, 2 năm nữa để được đi học đúng theo nguyện vọng. Chúng tôi không thể chờ được nữa…", chị Nhung thẳng thắn nói.

Còn anh Tiến thất vọng nói: "Tôi đã quyết tâm bỏ công sức rất nhiều trong việc giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học và trau rồi kiến thức, nguyện vọng lớn nhất của tôi là được đi học ở các nước tiên tiến để mang những kiến thức mình đóng góp một chút gì đó cho phát triển nước nhà. Tôi đã lập kế học học tập Thạc sỹ và sau đó có điều kiện có thể làm luôn Tiến sỹ, nhưng giờ kế hoạch đó có thể chậm lại và chưa biết khi nào sẽ thực hiện được!?".

Hiện nay, nhiều các cơ sở đào tạo bên Pháp đã trả lời các ứng cử viên và theo kế hoạch tháng 9 năm nay ứng viên thạc sỹ sẽ nhập học.

Anh Tiến thẳng thắn chia sẻ: "Trường Bordeau1 bên Pháp đã thông báo nhận tôi. Việc dừng đề án ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi đều có kế hoạch của mình về học tập, gia đình, kinh tế. Chúng tôi không còn ở tuổi 19, 20 nữa, nếu không được đi học sớm thì khả năng nhận thức hay động lực trong học tập cũng vơi cạn dần".

Nhiều ứng cử viên cho rằng, theo cách lý giải của Cục trưởng là không hợp lý. Cục là nơi quản lý lưu học sinh, cấp chỉ tiêu tuyển sinh mà lại không biết được việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu đề ra. Để giờ các ứng viên phải chịu hậu quả mà Cục và Bộ làm sai.

"Tôi mong Bộ và Cục đào tạo làm sai ở đâu thì sửa ở đó chứ không thể bắt ứng viên chịu được. Tôi hy vọng Bộ và Chính phủ sẽ giải quyết sớm để các ứng viên được đi học đúng chuyên ngành, đúng nước và đúng thời gian theo giấy báo nhập học của nước bạn", ứng viên Tiến tha thiết đề nghị.

Và Th.S Hồng Nhung đề nghị: "Chúng tôi mong Bộ tiếp tục trình đề án cho chúng tôi được đi học theo đúng nguyện vọng. Hiện các cơ sở đào tạo nước ngoài đã nhận chúng tôi, vài người đã liên hệ chỗ ăn ở bên đó. Vì vậy, chúng tôi tha thiết yêu cầu được đi học trong năm nay".

>>> Hà Nội: Chi tiết số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10
Theo đó, HS muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào trường THPT công lập nộp đơn tại các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trong 2 ngày 28 và 29/5. HS chỉ được đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký. HS không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên.

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More