Đám tang đưa Hồ Thị Kim Chuyền về nghĩa trang làng Mỹ Lộc, thị trấn Tam Quan, Bình Định có rất đông bạn bè cũ Trường THPT Nguyễn Trân cùng thầy cô và bà con hàng xóm đã từng chia sẻ với Chuyền suốt những năm tháng học trò. Vậy là hết, vĩnh biệt giấc mơ tươi đẹp của cô học trò nhỏ xứ dừa Tam Quan. (Dân Việt) - Sau sự kiện phụ huynh xếp hàng rồi đạp đổ cổng trường để chen nhau mua hồ sơ xin học ở Trường PTCS Thực nghiệm, một câu hỏi đã được dư luận đặt ra: Vì sao phụ huynh rơi vào tình cảnh đó? ICTnews - Ngày 5/5, Ban tổ chức kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) cấp toàn quốc cho biết, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của gần 4.000 thí sinh từ 56 tỉnh thành, trong đó đứng đầu khối lớp 5 là em Phạm Đức Lộc (Hải Phòng) và đứng đầu khối lớp 9 là em Trần Khánh Tâm (TPHCM).
Những tờ đơn trên đường xin việc
Ngày 12-5, chiếc xe chuyên dụng của Công ty Công viên cây xanh TP.HCM cán chết Hồ Thị Kim Chuyền ngay trên đường Trần Quang Diệu, Q.3, TP.HCM (Tuổi Trẻ, 13-5). Chuyền đang là sinh viên năm 3 lớp tài chính doanh nghiệp K34, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Khi Công an Q.3 kiểm tra giấy tờ trong cặp của Chuyền còn phát hiện một xấp đơn xin việc chưa kịp gửi đi.
Có mặt ngay tại trụ sở Công an P.14, Q.3 khi được thông báo, chị gái của Chuyền - Hồ Thị Kim Luyện bấu víu các anh công an khóc nghẹn: "Trả em lại cho tôi, trả em lại cho tôi..." rồi ngất lịm!
Không ai có thể ngờ rằng Chuyền đã chết, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của Chuyền. "Nhận được tin bạn chết mà tôi không tin. Gọi điện cho mấy bạn thân kiểm chứng thì đúng là bạn Chuyền đã đi rồi. Tôi như người mất hồn cả buổi chiều hôm ấy" - Huỳnh Thị Như Mơ, chi hội trưởng Chi hội sinh viên TCIII K34 và là bạn học cùng lớp với Chuyền, nhớ lại thời khắc nhận hung tin.
Mơ cũng cho biết Chuyền là một người bạn luôn hòa đồng, gần gũi và giúp đỡ bạn bè trong lớp. "Trong học tập Chuyền rất năng nổ phát biểu và điểm số luôn đạt sinh viên khá giỏi. Bạn mất đột ngột khi con đường học đại học còn dở dang..." - Mơ bồi hồi nhớ bạn.
Thầy Nguyễn Văn Đương, phó trưởng phòng quản lý đào tạo công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết mỗi năm nhà trường phải tổ chức đưa tang từ 2-4 trường hợp sinh viên bị mất do tai nạn giao thông.
"Khi nhận được tin em Chuyền mất do tai nạn giao thông, chúng tôi cũng không khỏi bàng hoàng. Chuyền là một sinh viên giàu nghị lực. Chúng tôi được biết gia đình em khó khăn nên phải cố gắng lắm mới đủ tiền cho Chuyền đi học đại học. Thật tiếc thương. Chúng tôi đã tổ chức cho cán bộ, sinh viên và Đoàn thanh niên của khoa tài chính doanh nghiệp về Bình Định đưa tang và chia buồn cùng gia đình em Chuyền" - thầy Đương nói.
Nhà trường, khoa tài chính doanh nghiệp và Trung tâm hỗ trợ sinh viên của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã ủng hộ 5 triệu đồng để gia đình Chuyền lo tang ma. "Riêng Chi hội TCIII K34 đã kêu gọi các sinh viên, thầy cô trong khoa, các bạn học cùng lớp với Chuyền và Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên ĐH Kinh tế đóng góp và ủng hộ gia đình Chuyền với số tiền 25 triệu đồng. Chúng tôi đã cử ba bạn sinh viên trực tiếp về quê và trao tiền tận tay cho mẹ của Chuyền" - Huỳnh Thị Như Mơ cho biết.
Trang nhật ký cuối cùng
Bao nhiêu cố gắng của cha mẹ, người thân, bao nhiêu nghị lực vượt khó để đến được giảng đường đại học của Chuyền giờ đây đã tan như làn khói hương trên bàn thờ, trước di ảnh của Chuyền.
Trước ngày bị tai nạn giao thông, Chuyền còn ghi vào sổ tay những dòng nhật ký thấm đẫm tình cảm dành cho mẹ ở quê nghèo: "Con thương mẹ vô cùng. Con không biết nói sao cho hết lòng mình. Mẹ của con thật vĩ đại. Mỗi lần con về quê là mỗi lần mẹ tủi, mẹ tủi khi không có tiền gom góp cho con... Không ngôn ngữ nào diễn đạt được tình mẹ trong con. Mẹ ơi! Con sợ một ngày về thăm không có mẹ. Con sợ lắm mẹ ơi!...".
Hồ Thị Kim Chuyền là cô học trò nổi tiếng vượt khó học giỏi tại xứ dừa Tam Quan, Bình Định. Cách đây năm năm, Chuyền đạt thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp phổ thông của Trường THPT Nguyễn Trân, Tam Quan. Việc Chuyền thi đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng là một trong những trường hợp hiếm hoi đậu đại học ở vùng quê nghèo này.
Ngay từ năm lớp 8, lớp 9, Kim Chuyền đã là một lao động chính trong nhà, giúp đỡ cha mẹ già yếu. Thương cô học trò nghèo, bà con trong làng luôn gọi đi cắt lúa mướn. Mẹ ở nhà nhận công, Chuyền đi học về, chỉ ăn vội bát cơm nguội rồi quáng quàng cầm liềm hái chạy ra đồng. Quê nghèo ai kêu gì Chuyền cũng làm, kiếm thêm chút tiền giúp cha mẹ và nuôi giấc mơ vào đại học.
Ba mất năm Chuyền vừa đậu đại học, hai chị gái vào Sài Gòn tìm việc làm. Kim Chuyền vào học đại học và ở phòng thuê cùng hai người chị tại quận Gò Vấp. "Quần áo, mũ nón, giày dép ba chị em đều dùng chung. Ngày ngày Chuyền đạp xe vượt cả chục cây số từ nhà trọ ở Gò Vấp đến trường. Tối về lại ngược xuôi chạy làm gia sư. Ba chị em sống tằn tiện dành tiền để Chuyền đi học, thế mà giờ đây..." - Hồ Thị Kim Bay, chị Chuyền, nghẹn ngào kể.
Khi mùa hè đến, Chuyền gom tiền của các chị mua quần áo giảm giá ở TP.HCM đem về quê bán kiếm đồng lời. Thế nhưng khi gặp bà con quen, Chuyền để lại giá vốn luôn. Khi về lại thành phố Chuyền còn lí lắc kể với các chị: "Ngày xưa, bà con kêu em đi cắt lúa mướn kiếm tiền, bây giờ coi như mình giúp lại vậy".
Thầy Nguyễn Tấn Thành, chủ nhiệm lớp Kim Chuyền suốt ba năm trung học phổ thông, kể Kim Chuyền là một học sinh giỏi và rất năng nổ của trường. Vừa đi học vừa bận rộn làm ruộng ở nhà nhưng luôn đi đầu trong các phong trào của lớp. "Năm ngoái, Chuyền nói em sẽ cố gắng kiếm tấm bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi để về quê tìm việc chứ không muốn ở lại Sài Gòn. Ai cũng muốn ở Sài Gòn hết thì bỏ quê nghèo sao đành. Thầy cô nghe ai cũng mừng, cũng thương, vậy mà..." - thầy Thành nghẹn ngào.
Giấc mơ trở lại quê nhà của Kim Chuyền để được phục vụ, cống hiến đã không thành. Tai nạn giao thông đã cướp đi ước mơ và chính sinh mạng của em. Tay mân mê những dòng nhật ký cuối cùng của con để lại: "... Mẹ ơi! Con sợ một ngày về thăm không có mẹ. Con sợ lắm mẹ ơi!...", người mẹ của Kim Chuyền khóc ngất: "Trời ơi, con nói vậy mà sao con bỏ mẹ mà đi, con ơi...".
B.TR. - Đ.TUYÊN - T.ĐĂNG
Ngày 15.5, NTNN đã trao đổi với TS Vật lý Nguyễn Thành Nam - giảng viên Học viện Quân sự, thành viên chủ chốt nhóm Cánh Buồm (nhóm viết sách và chủ trương đưa mô hình dạy, học thực nghiệm vào nhà trường) về vấn đề này.
TS Nguyễn Thành Nam dạy học theo mô hình thực nghiệm ở rường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội).Là chuyên gia giáo dục, ông nhận định thế nào về việc phụ huynh xếp hàng và xô đẩy để mua hồ sơ xin cho con vào học Trường Thực nghiệm?
- Có nhiều người không biết là chương trình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại đã bị giải tán từ giữa năm 2008 sau hơn 30 năm phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu về mặt khoa học. Chính GS Hồ Ngọc Đại đã nói rõ việc này trong lời đáp từ của ông nhân dịp được trao tặng Giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục năm 2009.
Tuy nhiên, có thể nhiều phụ huynh thấy công nghệ giáo dục của trường vẫn có hiệu quả tốt, và có thể còn do "hiệu ứng" GS Ngô Bảo Châu từng học tại trường này, nên nhiều người muốn gửi con vào học Trường Thực nghiệm.
Các bài học đều dạy học sinh đạo đức và lối sống, ví dụ như xếp hàng, ví dụ như nhường nhịn, nhưng chính những phụ huynh mong muốn con có được nền giáo dục tốt lại bất chấp các quy tắc về lối sống. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Có thể thấy là hầu hết phụ huynh muốn con vào học Trường Thực nghiệm đều có chung một nguyện vọng muốn con em mình có nhiều thời gian vui chơi hơn và không bị giao quá nhiều bài tập về nhà. Vì hạnh phúc của con cái, trong một tình thế mà cung không đủ cầu, thì việc các bậc phụ huynh phải tranh giành xô đẩy nhau chỉ là bất đắc dĩ.
Mô hình thực nghiệm, theo nhận định của ông là "trường nào cũng thích nhưng lại sợ". Vì sao mô hình được các bậc cha mẹ ủng hộ lại khó đưa vào các nhà trường như vậy ?
- Việc triển khai chương trình học mới hiện đang bị chặn lại bởi hai rào cản :
Thứ nhất là, theo Luật Giáo dục thì chúng ta chỉ có 1 chương trình, 1 bộ sách giáo khoa, các trường bắt buộc phải dạy chương trình hiện hành của Bộ GDĐT. Cũng không thể đưa vào chương trình ngoại khóa vì không thể bắt học sinh học song song 2 chương trình.
Thứ hai, bản thân các trường (đặc biệt là trường công lập) hiện nay không có động lực để thay đổi, vì họ luôn ở tình trạng quá tải. Học sinh đuổi đi không hết thì cần gì phải đổi mới, hoàn thiện mình. Thậm chí tình trạng trì trệ này còn mang lại lợi ích cho rất nhiều người nên họ chống lại sự thay đổi.
Sau nhiều lần cải cách, đổi mới mà nền giáo dục vẫn bị lạc hậu thì cần phải tạo điều kiện để mọi lực lượng trong xã hội đều có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nền giáo dục mới.Theo ông, ngành giáo dục cần rút ra bài học gì sau vụ xếp hàng, đạp đổ cổng trường mua hồ sơ xin học vào Trường Thực nghiệm?
- Vụ việc này trở nên "nổi tiếng" chẳng qua là vì cái cổng của Trường Thực nghiệm quá yếu. Chứ những sự việc kiểu như vậy đã xảy ra ở các trường điểm từ nhiều năm nay rồi. Còn bài học rút ra như thế nào thì chỉ ngành giáo dục mới nói được.
Với áp lực ngày càng tăng từ phía phụ huynh học sinh, nền giáo dục nhất định phải có sự thay đổi. Vấn đề là phải thay đổi như thế nào để đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống hiện đại? Đây là câu hỏi khó mà chỉ riêng ngành giáo dục chắc không thể trả lời được.
Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền (thực hiện)
Kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp toàn quốc đã thu hút gần 4.000 thí sinh từ 56 tỉnh thành tham gia
Theo đánh giá của học sinh về đề thi thì đề thi lớp 9 năm nay khó hơn năm trước nhưng phân loại tốt hơn; đề thi lớp 5 "dễ chịu" hơn. Thống kê ban đầu của Ban tổ chức cuộc thi cấp toàn quốc cho thấy: có 221 học sinh lớp 5 đạt điểm tối đa là 300 điểm, trong đó đứng đầu là em Phạm Đức Lộc, 5A1, trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, quận Lê Chân, Hải Phòng với thời gian thi 2 phút 25 giây; có 11 học sinh lớp 9 đạt điểm tối đa, trong đó xuất sắc nhất là em Trần Khánh Tâm, 9A1, trường PTDL Ngôi Sao, quận Bình Tân, TPHCM với thời gian thi 3 phút 30 giây.
Trong thời gian qua, các cán bộ an ninh mạng cũng đã tích cực nghiên cứu các giải pháp chống tiêu cực trong kỳ thi (hack điểm thi, hack số lần thi, hack thời gian thi), sẵn sang đối phó với những tình huống tấn công trang web khi kỳ thi đang diễn ra. Các cán bộ trong Hội đồng thi đã làm việc tích cực trong điều kiện bảo mật tuyệt đối (có giám sát của cán bộ an ninh do Bộ Công an cử bảo vệ Hội đồng). Trong quá trình thi, Ban tổ chức đã bố trí 4 số máy liên lạc để hỗ trợ các Hội đồng thi ở 56 tỉnh thành. Phòng máy tại điểm thi TP Cần Thơ bị đứt cáp quang đã kịp thời chuyển địa điểm. Sự cố tương tự cũng xảy ra tại điểm thi Đăk Nông nhưng xử lý nhanh được đường cáp nên không phải chuyển địa điểm. Sở GD-ĐT Kon Tum không gửi danh sách đội tuyển theo quy định nên học sinh lớp 9 vào thi không được, Ban tổ chức cấp toàn quốc đã kịp thời xử lý các số ID để các em kịp làm bài thi. Một số học sinh bị mất tài khoản đã được cho phép sử dụng tài khoản khác để thi.
Cuộc thi IOE năm nay đã diễn ra từ tháng 8/2011 đến nay với 26 vòng thi tự luyện với hơn 2 triệu lượt thí sinh tham gia tự luyện và đã có tổng số 83.737 học sinh vượt qua vòng 29. 14 vòng tự luyện đầu tiên diễn ra từ tháng 8/2011 đến 11/2011, tiếp đó là vòng 15 - cuộc thi cấp trường diễn ra từ ngày 3-9/12/2011. IOE tổ chức cuộc thi cấp quận/huyện/thị xã/TP trực thuộc tỉnh - vòng 20, từ 7/1 đến 12/2/2012. Riêng vòng thi cấp tỉnh/thành phố (vòng 25) diễn ra ngày 24/3/2012 cũng đã có hơn 50.000 học sinh trên toàn quốc dự thi.
Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) đã diễn ra được 2 năm và trang web www.ioe.vn đã ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh của tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Cuộc thi IOE do Bộ GD-ĐT và Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, Mạng Việt Nam go.vn phối hợp tổ chức cho đối tượng là các em học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Bộ GD-ĐT cho biết kỳ thi sang năm sẽ có thêm bài thi kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh.
NK
0 comments:
Post a Comment