(GDVN) - Trò chuyện với Hiệu phó phụ trách khối Tiểu học trường Thực nghiệm Hà Nội mới hay, trong những năm gần đây vì sao số lượng phụ huynh xếp hàng cho con vào lớp 1 tại đây lại quá tải, thậm chí sức nóng của trường này khiến phụ huynh không giữ được bình tĩnh. Theo Quyết định trên, ông Nguyễn Minh Châu sẽ giữ chức vụ này kể từ ngày ký Quyết định đến hết nhiệm kỳ VI (năm 2013). (HNM) - Kỳ thi năm nay ghi nhận những quy định mới giúp các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) chủ động hơn trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã phải "tuýt còi" nhiều trường vì lạm dụng quyền tự chủ để "xé rào". Không những thế, có những điều mà các trường đã thực hiện thành nếp nhiều năm nay cũng bị Bộ GD-ĐT yêu cầu phá bỏ.
Đợt mua đơn cho con vào lớp 1 năm nay tại Trường PTCS Thực nghiệm Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, hình ảnh phụ huynh thức đêm vạ vật ở vỉa hè, chen lấn, đạp cổng trường để mong có được lá đơn cho con vào học mới thấy mô hình trường thực nghiệm tại Việt Nam vẫn là cái gì đó khiến phụ huynh tò mò.
Những sự khác biệt của trường Thực nghiệm
Chia sẻ thẳng thắn với chúng tôi, Bà Trương Thị Cẩm Tú – Hiệu phó phụ trách khối Tiểu học Trường PTCS Thực nghiệm cho biết, hiện tại nhà trường đang áp dụng hai chương trình đào tạo, có lẽ đó cũng là lí do khiến phụ huynh muốn được "thử nghiệm" cho con vào học.
Chương trình thứ nhất gọi là đại trà, chương trình tiếp theo đó do Trung tâm công nghệ giáo dục (Viện Giáo dục) đưa ra, đào tạo chủ đạo các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh và kỹ năng sống, hai chương trình này được dạy song song với nhau và được chia thành hai khối rõ rệt bao gồm 13 lớp cho chương trình đại trà và 14 lớp cho chương trình thứ hai (áp dụng cho học sinh lớp 1-2-3).
Phó Hiệu trưởng Trương Thị Cẩm Tú chia sẻ: Một môi trường học tập tốt, thân thiện sẽ tạo điều kiện cho trẻ yêu quý thầy, cô, lớp học hơn.
Theo bà Tú, hai chương trình này theo quan điểm giáo dục không có gì khác nhau, tuy nhiên cách tổ chức dạy học cũng như xuất phát điểm luôn luôn lấy học sinh là trung tâm. Đặc biệt hơn nữa, trường luôn luôn tôn trọng sự sáng tạo của học sinh, tôn trọng mỗi một cá nhân phát triển để phát huy hết chức năng, tính chủ động, ghi nhận mức độ học tập của từng học sinh, không gây áp lực cho học sinh.
Cụ thể, trong cách học giữa chương trình đại trà và chương trình do Trung tâm Công nghệ giáo dục, nếu đại trà học theo những con chữ thì các lớp học theo chương trình của Trung tâm công nghệ giáo dục sẽ học theo cấu trúc ngữ âm. Sự khác nhau cơ bản giữa hai chương trình này là: "Một bên học sinh ghi lại những con chữ để đọc và viết, một bên phát âm để đọc và viết, do vậy kỹ năng sẽ như nhau nhưng phương pháp có khác nhau chút ít", bà Tú thông tin.
Một điểm khác biệt của trường Thực nghiệm với các trường khác, theo bà Tú, trong quá trình giảng dạy cần phát huy được tính năng động tốt nhất của học sinh, cho các em tự tin. Bên cạnh đó, cô giáo đều ghi nhận các cấp độ trẻ phát triển khác nhau, từ đó trẻ thấy được 100% là chính mình (phát triển một cách tự nhiên, để làm sao trẻ chính là bản thân của trẻ).
"Tuyệt nhiên trong trường giáo viên không thể bắt bạn này phải giống bạn kia mà phải để trẻ phát triển đến mức cao nhất nhưng nó vẫn là chính nó. Hơn nữa, kết quả học tập là quan trọng nhưng không phải cố gò ép cho trẻ phải giỏi, trẻ giỏi cái gì thì cô giáo phải tôn trọng cái đó. Tức là những hình thức giáo dục, động viên đều làm tăng được sự phát triển của trẻ cả về nhân cách cũng như trí tuệ, tăng được sự hứng thú. Trẻ được hồn nhiên, không gây áp lực nhưng tất nhiên học là phải giỏi", bà Tú khẳng định.
Học sinh trong giờ ra chơi tại Trường Tiểu học Thực nghiệm Hà Nội
.
Vị Hiệu Phó phụ trách khối tiểu học cũng cho biết, bên cạnh các chương trình học tiên tiến thì các chương trình ngoại khóa cũng được trường chú trọng, đặc biệt như đón tết trung thu, tham gia ngày thơ Việt Nam… "Các góc học tập của học sinh, vật dụng học tập được làm từ những phế liệu như vỏ họp sữa và những vật dụng đó không chỉ trưng bày một chỗ mà chúng tôi cho các em thuyết trình lại quá trình làm nên vật dụng đó, vừa trang bị cho các em ý thức bảo vệ môi trường vừa phát triển tư duy rất non tơ của các em, đóng góp trở lại cho hoạt động học tập của chính mình", bà Tú nói.
Áp dụng cụ thể trong chương trình học, bà Tú chia sẻ, đối với học sinh trường Thực nghiệm tuyệt nhiên không có áp lực về điểm. "Chúng tôi tránh áp lực cho các cháu, không đặt nặng vấn đề điểm số. Nếu có em học kém một chút giáo viên sẽ động viên các em, cho các các có thể phát huy hết sức mạnh của các em chứ không bắt buộc các em nhất thiết phải đạt được thế này, thế kia", bà Tú khẳng định.
Kiên quyết lớp chỉ có 40 học sinh
Một trong những lí do khiến trường Thực nghiệm luôn có được môi trường học tập tốt là ổn định số lượng lớp học, ổn định lượng học sinh đúng với tiêu chuẩn 40 học sinh/lớp. Trong những năm qua số lượng 140 chỉ tiêu cho từng năm luôn được trường giữ mức ổn định, mặc dù lượng hồ sơ gửi vào trường mỗi lúc một tăng.
Theo bà Tú, trước khi được xét vào học học sinh không phải thi tuyển mà chỉ tham gia đo nghiệm tâm lý, kiểm tra ngôn ngữ tư duy giống như chơi trò chơi tư duy như cho các trẻ chơi xếp hình nhanh, tính thời gian…
"Chúng tôi phân lớp 1 ngẫu nhiên, đến lớp các cô gắp thăm rồi vào các lớp, cô giáo nào được phân công chương trình nào thì dạy chương trình đó", bà Tú chia sẻ về cách thức chia lớp đầu cấp lớp 1.
Ngoài ra, vị Hiệu phó này cũng thông tin thêm, năm nào cũng vậy trường không bao giờ tuyển quá quy định là 40 học sinh/lớp và 140 chỉ tiêu. Với chỉ tiêu ít như vậy cộng với môi trường giáo dục thân thiện thì chuyện xếp hàng cho con vào học sẽ còn tiếp diễn.
Thầy - trò như hai người bạn lớn
Bà Trần Tuyết Lan, giáo viên dạy môn tiếng Việt từ khi thành lập trường cho biết, điều làm nên sức hút của trường Thực nghiệm còn ở chỗ, học sinh học tại đây không phải lo nghĩ về việc có cần phải học thêm tại nhà cô giáo, 20/11 và Tết có phải tới nhà cô không, theo bà Lan hoàn toàn không cần thiết.
Bà Trần Tuyết Lan cho biết: "Việc xưng hô như vậy sẽ tạo cảm giác cho học sinh của mình thân thiện hơn, cô – trò như hai người bạn với nhau, như người bạn lớn và người bạn nhỏ".
Hơn nữa, với một môi trường giáo dục thân thiện, học sinh được thoải mái trò chuyện, trao đổi với thầy cô nhưng không xưng cô-con mà được xưng cô - bạn. "Việc xưng hô như vậy sẽ tạo cảm giác cho học sinh của mình thân thiện hơn, cô – trò như hai người bạn với nhau, như người bạn lớn và người bạn nhỏ", bà Lan chia sẻ.
Theo bà Trần Tuyết Lan, việc trường Thực nghiệm là trường đầu tiên của Hà Nội áp dụng mô hình bán trú 100% cũng thể là lí do khiến nhiều phụ huynh yên tâm gửi con trong khi phải làm việc cả ngày.
Đánh giá về số lượng phụ huynh trong mấy ngày qua xếp hàng trước cổng trường để mua đơn cho con, bà Trần Tuyết Lan nhắn nhủ: "Tôi cũng thấy thương phụ huynh, trách phụ huynh thì ít mà trách chính sách giáo dục của ta thì nhiều. Phải làm thế nào để tất cả các trường đều là cơ hội tốt của trẻ, như thế phụ huynh mới bớt khổ".
Còn bà Trương Thị Cẩm Tú – Hiệu phó Khối Tiểu học nhà trường cũng chia sẻ: "Việc hôm trước các phu huynh xếp hàng đông chúng tôi cũng chưa hiểu lý do thực sự vì đâu, có thể do phu huynh quá quý mến hay qua tìm hiểu có mong muốn gửi gắm con em như vậy. Nhà trường luôn luôn quý trọng tấm lòng của phu huynh, nhưng việc phụ huynh xếp hàng đông quá làm cho nhà trường cũng cảm thấy khó xử, bối rối".
Theo bà Tú, tình trạng đạp đổ cửa chưa bao giờ xảy ra, mặc dù những năm trước đó có xếp hàng nhưng rất trình tự, bình tĩnh. "Sang năm nhà trường chắc chắn sẽ có kế hoạch để công tác tuyển sinh trật tự hơn", bà Tú khẳng định.
ĐIỂM NÓNG
Tuyển sinh 2012
Thi tốt nghiệp THTP 2012
Hoa khôi các trường ĐH
Ngôi sao học đường
Đổi mới Giáo dục
Xem nhiều nhất trong tháng
Ông Nguyễn Minh Châu sinh ngày 3/11/1973, là cử nhân kinh tế (chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tổng hợp - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội), cử nhân ngoại ngữ (chuyên ngành Tiếng Anh, Đại học ngoại ngữ Hà Nội); công tác tại phòng Tiếp thị & Vận động tài trợ - LĐBĐVN từ 10/2003; 10/2005 được bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Tiếp thị & Vận động tài trợ và đến 5/2008, được bổ nhiệm Trưởng phòng Tiếp thị & Vận động tài trợ - LĐBĐVN.VP
(HNM) - Kỳ thi năm nay ghi nhận những quy định mới giúp các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) chủ động hơn trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã phải "tuýt còi" nhiều trường vì lạm dụng quyền tự chủ để "xé rào". Không những thế, có những điều mà các trường đã thực hiện thành nếp nhiều năm nay cũng bị Bộ GD-ĐT yêu cầu phá bỏ.
Không được tự ý quyết định khối thi
Việc áp dụng thêm khối thi mới A1 cho thấy Bộ GD-ĐT đang khắc phục những hạn chế của phương thức thi "3 chung" với các khối thi truyền thống thiếu linh hoạt. Điều này hứa hẹn trong tương lai, các trường sẽ chủ động hơn trong việc quy định khối thi, môn thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của ngành học, đáp ứng nhu cầu xã hội. Thế nhưng, khi chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể, trước mùa thi năm nay, nhiều trường đã tự ý đặt ra những khối thi được cho là không phù hợp với chương trình đào tạo.
Thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn các trường, các ngành học yêu thích khi các trường ĐH được chủ động trong việc xét tuyển. Ảnh: Nhật Nam Mới đây, Trường ĐH Duy Tân đã đăng tải trên trang web thông tin tuyển sinh khối B cho 4 ngành đào tạo ĐH là quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; bậc CĐ 3 ngành: kế toán, quản trị khách sạn, tài chính - ngân hàng. Trường ĐH Bình Dương cũng thông báo tuyển sinh khối B bậc ĐH, CĐ ngành quản trị kinh doanh. Trường CĐ Bách Việt cũng thông báo tuyển khối C cho ngành thiết kế nội thất, khối A, A1, D1 cho ngành thiết kế thời trang. Trường ĐH Nông lâm Huế tuyển khối C vào ngành phát triển nông thôn...
Trước tình trạng này, Vụ Giáo dục đại học (GDĐH) đã phải yêu cầu các trường rút lại một số nội dung tuyển sinh trên trang web của mình để tránh làm nhiễu thông tin, gây hoang mang cho thí sinh khi đăng ký. Vụ trưởng Bùi Anh Tuấn khẳng định, không thể để mỗi trường làm một kiểu, thông tin trên trang web của trường cần bảo đảm thống nhất với các thông tin đã đăng tải trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012" và thông tin của Bộ GD-ĐT.
Năm nay còn có rất nhiều ngành lần đầu tiên thông báo tuyển sinh khối thi A, A1. Trong số những ngành thi khối A hay A1 có nhiều ngành xã hội như báo chí, ngôn ngữ học, tâm lý, triết học, chính trị học, nhân học… của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), quan hệ công chúng, quảng cáo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền... Trong khi điều này được Bộ GD-ĐT cho phép thì có những trường đào tạo ngành CNTT nhưng không được tuyển sinh khối B, dẫu họ đã giải trình rằng, CNTT giờ được áp dụng vào nhiều ngành cần kiến thức hóa, sinh như sinh học hay y học. Phải chăng là, sự "phù hợp" giữa khối thi và ngành đào tạo không phải là điều gì đó quá cứng nhắc, mà chỉ là cách làm của một số đơn vị không "phù hợp" với quy định cứng nhắc của Bộ?
Một vi phạm "hợp lý"?
Trong vài mùa tuyển sinh gần đây, nhiều trường có xu hướng xét tuyển thí sinh không trúng tuyển ngành đăng ký sang những ngành khác cùng khối thi. Điều này được đánh giá là hợp lý trong bối cảnh có hàng nghìn thí sinh đăng ký vào một trường, số em trúng tuyển chỉ vài trăm trong khi có ngành lại không tuyển đủ. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, việc các trường tự đề ra quy định ưu tiên xét tuyển thí sinh thi vào trường mình là không đúng với Quy chế tuyển sinh. Theo quy định, Bộ GD-ĐT yêu cầu việc xét tuyển phải công bằng với tất cả thí sinh, không phân biệt thi trường nào (đối với các trường xây dựng điểm chuẩn theo ngành). Cách làm này tạo sự không công bằng giữa thí sinh dự thi và không dự thi vào trường đó. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, thí sinh không trúng tuyển vào ngành đăng ký đều phải có cơ hội xét tuyển như nhau. Vậy là, Bộ GD-ĐT đã ra một công văn để chấn chỉnh một vi phạm đã "đi vào thực tế" nhiều mùa tuyển sinh vừa qua. Điều đáng nói là, công văn này được ban hành khá muộn, gây bối rối cho thí sinh khi việc đăng ký dự thi đã kết thúc.
Về phía các trường, nhiều chuyên gia tuyển sinh ít nhiều thừa nhận, việc ưu tiên xét tuyển thí sinh thi trường mình được chuyển ngành là không đúng với quy chế. Song họ đều khẳng định cách làm này tốt cho cả nhà trường lẫn thí sinh, giúp các trường chủ động hơn trong xét tuyển, giúp tuyển đủ thí sinh cho những ngành khó tuyển và bảo đảm chỉ tiêu cho các trường, thí sinh thì có thêm cơ hội trúng tuyển vào trường đã đăng ký. Hơn nữa, phương thức này giúp tuyển được những thí sinh tha thiết muốn vào được một trường, một khối ngành mà họ muốn học. Điều này cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo.
Trước thực tế tuyển sinh nhiều năm qua và để đáp ứng nhu cầu của các trường, thí sinh và xã hội, lãnh đạo một số trường kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét cho các trường chủ động hơn nữa trong việc xét tuyển, có quy định cụ thể để các trường đều thực hiện được mà không phải "xé rào".
0 comments:
Post a Comment