Related posts

Saturday 27 April 2013

Thu nhap tien trieu va canh bac cuoi nam cua SV

Tranh thủ làm thêm những ngày cuối năm nhiều SV cũng kiếm được bạc triệu. Có bạn thậm chí còn đặt cược cả chục triệu đồng gom góp cả năm vào kinh doanh hoa. Vụ việc xảy ra tại một trường mầm non tư thục ở quận Tân Nam, thuộc thành phố tự trị Thiên Tân, phía Bắc Trung Quốc. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |

Tin liên quan

  • Chân dài sinh viên "chạy sô" ngày Tết
  • Sinh viên làm giàu nhờ Tết
  • Những "chiêu lừa" moi tiền sinh viên dịp cận Tết

Từ vặt lông vịt, dọn vệ sinh ...

Quán lẩu vịt trên phố Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) những ngày này tấp nập người ra vào liên hoan chia tay tất niên. Ở một góc nhỏ khu vực nấu ăn, Hoàng ( SV năm cuối Trường ĐH Lao động và Xã hộ i) đang cặm cụi vặt lông vịt cho quán.

Hoàng chia sẻ: "Giáp tết, trời lại lạnh các cơ quan thường chọn lẩu vịt, lẩu gà. Em chỉ xin vào làm việc ở quán trong mấy tuần gần tết thôi. Giờ rảnh rỗi, ngồi vặt lông vịt thuê cũng kiếm được tiền triệu đủ tiền tàu xe về quê ăn tết".

Lương của Hoàng trả theo "sản phẩm", cứ mỗi con vịt vặt lông sạch sẽ được chủ quán trả cho 20.000 đồng, bốn ngày trả tiền một lần. Cậu bạn khá bằng lòng với việc làm thêm ngắn ngày này.

Một số lại tìm được cho mình công việc lương tương đối cao. Gần tết, nhà hàng nào cũng muốn sạch sẽ để đón các thực khách. Nam (SV Trường CĐ Thương mại và Du lịch) thấy rao vặt trên mạng nên tìm đến mấy nhà hàng hải sản trên phố Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội) xin lau dọn vệ sinh cửa kính.

(Ảnh minh họa, Nguồn: nhuanphat).

Nam nhận làm trọn gói từ A đến Z, đồ nghề của mình, lau dọn xong nhà hàng sẽ thanh toán. Mỗi nhà hàng trả cho cậu từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng. Hiện Nam đã làm được 4 cửa hàng.

Tuy nhiên, Nam phải giấu tuyệt đối với gia đình về công việc. Nam không phải là chuyên nghiệp trong nghề lau kính . Cậu cũng không đủ đồ bảo hiểm như: mũ, găng tay, dây đai, giá nâng nên nếu rủi ro phải tự chịu.

...Đến thêu tranh

Trong những ngày cận tết, nhiều SV nữ đang "ăn nên, làm ra" kiếm thêm tiền từ dịch vụ làm tranh thêu chữ thập.

Vũ Hương (SV Trường ĐH Thương mại Hà Nội) vừa tỉ mỉ từng đường kim trên bức tranh chữ thập vừa chia sẻ: "Em thi học kỳ xong được hơn 1 tháng rồi nhưng thời khóa biểu vẫn còn môn học nên đến 25 âm lịch mới có lịch nghỉ.

Lan Anh đang thêu tranh cho kịp hàng tết. (Ảnh: Nguyễn Linh)

Sinh viên mạo hiểm nghề cho thuê... da mặt
Sự thật về thu nhập "khủng"của osin sinh viên
Thực hư thu nhập sinh viên 80 triệu/tháng
Nên đọc
Em quyết định mua mấy mẫu tranh hoa đào về thêu. Em dự định khi tác phẩm của mình hoàn thành, em sẽ rao bán qua mạng, nhờ bạn bè giới thiệu mối mua. Mấy lần làm theo cách đó cũng thành công".

Gia đình Hương ở xã Thắng Lợi (Thường Tín, Hà Nội) có làng nghề thêu tranh truyền thống nên cô bạn được học nghề từ nhỏ. Thông thường, khi thêu tranh chữ thập thì hết từ 2 -3 tuần mới hoàn thành xong được 1 bức nhưng Hương chỉ mất từ 4 đến 5 ngày.

Hương cho biết: "Em chỉ học sáng, còn chiều và tối miệt mài ngồi thêu. Từ giờ đến 26 tết em có thể thêu xong 8 bức tranh hoa đào. Có khách đặt hàng hết cả rồi. Mua vào một bức thô là 150.000 đồng, bán ra từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng cũng được một khoản để tiêu tết, liên hoan với bạn bè".

Cũng giống Hương, Lan Anh (SV Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) thời gian này cũng bận rộn với hàng loạt tranh thêu do khách hàng đặt. Nói là khách nhưng chủ yếu là bạn bè trong lớp với cô.

Ngày bình thường, Lan Anh chỉ ngồi thêu cho vui nhưng thấy vài lần được bạn giới thiệu để bán tranh thấy cũng có lãi nên dịp tết cô tranh thủ nhận thêm vài mối. Bốn tuần giáp tết, cô thêu xong 5 bức tranh thư pháp, tính ra cũng được gần 2 triệu cũng đủ để mua đồ về quê tặng cho mấy đứa em nhỏ".

"Canh bạc" cuối năm

Từ cách đây gần 1 tháng, Nguyễn Anh và Xuân Thái (SV hệ dân sự Học viện Kỹ thuật Quân sự) đã rủ nhau về Văn Giang, Hưng Yên hỏi mua quất... kinh doanh .

Rút kinh nghiệm năm ngoái mua quất giá cao khó bán, vốn nhiều nên năm nay cả hai đã chuyển hướng. Quất được hai bạn chọn mua là loại bình thường, dáng lùn với giá trung bình là 230.000 đồng/cây, gần 150 gốc là hơn 34 triệu đồng. Số tiền trên cả hai dành dụm từ việc vừa học vừa làm cả năm qua dồn lại.

Ruộng quất này cũng là "canh bạc" làm ăn cuối năm của hai SV hệ dân sự HV Kĩ thuật quân sự. (Ảnh: Phong Đăng)

"Bọn mình mua sớm để hoặc giá lên cao có thể bán sang tên ngay tại vườn ăn chênh lệch hoặc đưa về Hà Nội trước 23 âm lịch để bán cho được giá" – Anh cho hay.

Năm ngoái Anh và mấy người bạn hùn vốn bán quất ở Quảng Ninh vì "nghe nói ở đó bán chạy, tiền bến bãi rẻ".

Tuy nhiên thương vụ thất bại vì quất chuyển về muộn, công vận chuyển xa nên lãi ít. Thêm việc nhiều người bán nên vụ làm ăn thất bại, riêng Anh lỗ gần 10 triệu và…hết tết luôn. Thậm chí quất không bán được còn mất công thuê người chở ra bãi rác.

"Năm nay lãi được từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/cây là mình bán ngay. Người trả cao bù người trả thấp. Hy vọng nếu suôn sẽ mỗi đứa sẽ được dăm bảy triệu về quê ăn tết. Nếu trắng tay cũng đành chịu thôi" – Thái tâm sự.

  • Nguyễn Linh – Phong Đăng

Nguồn : VietnamNet
Từ khóa bài viết:

"Thu nhập tiền triệu và "canh bạc" cuối năm của SV": sinh viên , thu nhập , canh bạc , dịp Tết , kinh doanh hoa

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Bất ngờ "thu nhập khủng" của nữ sinh Ngoại thương
  • 5 nghề vốn ít thu nhập "khủng" ở Việt Nam
  • Sinh viên đua nhau lập "sòng" cuối năm
  • Điểm tin nóng ngày 21/6: Thu nhập dưới 9 triệu đồng được miễn thuế hết năm 2012
  • Không đỗ tốt nghiệp THPT, vẫn nhận chục giấy báo nhập học
  • Học phí tăng, giảm cơ hội học tập của sinh viên nghèo
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Muôn vẻ sinh viên ăn tết xa quê
  • Gặp hoa khôi tuổi rắn nổi danh với 'Thị Nở'
  • Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói về Giáo dục Việt Nam đầu năm mới
  • Ghê tởm giáo viên cưỡng hiếp HS lớp 3 trong toilet
  • Bất ngờ "thu nhập khủng" của nữ sinh Ngoại thương
  • Giáo viên Hà Nội tố bị khủng bố, đe dọa bằng điện thoại

Tin tiếp theo

  • 13/02 Những người đón Tết ở thủy điện Sơn La
  • 12/02 Ăn Tết ở công trường giữa lòng thành phố
  • 12/02 Người trẻ và mong muốn đầu năm
  • 12/02 Hoảng vì "thần tài" đến nhà ngày Tết
  • 11/02 Tết xưa, tết nay…
  • 11/02 Nô nức đi lễ chùa ngày đầu năm

Saturday 20 April 2013

Dau long nam sinh mat mang sau tiec tat nien

Sau cuộc vui tiệc tất niên kéo dài đến rạng sáng, trên đường về xe máy của đôi nam nữ sinh viên đã lao vào thành cầu khiến cả 2 thương vong. "Nghe thông tin trên báo chí, tôi bị sốc. Đêm đó tôi không ngủ được. Tôi thật sự rất buồn. Bốn năm nay từ ngày được thay tên đổi họ, tôi sống tốt, không gây ảnh hưởng gì xấu cho xã hội, không làm mất đi đức hạnh của người phụ nữ VN". Xây dựng từ thùng hàng cũ hay lập dị bởi những cảnh quan hoang dã... nhiều KTX gây ấn tượng với mọi người bởi kiến trúc có một không
- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |

Tin liên quan

  • Nỗi đau gia đình sinh viên bị đâm chết do va xe
  • Chơi thác Tử Thần, 2 sinh viên tử nạn
  • Nữ sinh viên tử nạn trên đường tới trường

Sáng 30/1, Đội cảnh sát điều tra tổng hợp Công an quận 9-TPHCM đã đến hiện trường tại cầu Phong Phú , đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 để khám nghiệm, làm rõ vụ TNGT vừa xảy ra làm một người chết, một người khác trọng thương.
Sau tiệc tất niên quá chén, nam sinh viên đã tử nạn trên đường về.
Theo thông tin ban đầu, trước đó Lê Vũ Hiếu (20 tuổi, quê Vũng Tàu) đã cùng nhóm bạn là sinh viên một trường Cao đẳng trên địa bàn quận 9 tổ chức tiệc họp mặt tất niên và chia tay để về quê nghỉ Tết.
Cuộc vui kéo dài đến rạng sáng 30/1 thì Hiếu điều khiển xe máy BKS 61T2-7859 chở bạn gái cùng lớp tên Trương Phối Ni (20 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) về nhà, lưu thông trên đường Đình Phong Phú (theo hướng Phước Bình ra Lê Văn Việt).
Khi đến đầu cầu Phong Phú có thể do quá say không làm chủ tay lái, tốc độ nên Hiếu đã lao xe vào biển báo ven đường. Tai nạn làm cả 2 té xuống đường nằm bất động.
Nghe tiếng động lớn người dân đã chạy ra hiện trường, nhanh chóng đưa cả 2 vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên do vết thương quá nặng, Hiếu đã tử vong ngay khi đến bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức , riêng Ni hiện đã qua cơn nguy kịch.
Vượt đèn đỏ, nam sinh viên bị xe ô tô cán chết
Nam sinh viên bị đâm chết trong đêm Noel
Nữ sinh viên bị xe bồn cán chết
Một tháng, ba vụ sinh viên đánh nhau đến chết
Nên đọc

Nguồn : VnExpress
Từ khóa bài viết:

"Đau lòng nam sinh mất mạng sau tiệc tất niên": tai nạn , sinh viên , tử vong , xe máy , tiệc tất niên

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Vị "đắng" tất niên sinh viên
  • Đi thẳng từ bàn nhậu "tiệc tất niên" đến bệnh viện
  • Đi thẳng từ bàn nhậu "tiệc tất niên" đến bệnh viện
  • Tiệc tất niên cây nhà lá vườn của teen THPT Thái Phiên
  • Nỗi đau của nam sinh muốn thử "làm đàn ông"
  • Địa điểm đặt tiệc tất niên, tân niên công ty .
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Muôn vẻ sinh viên ăn tết xa quê
  • Gặp hoa khôi tuổi rắn nổi danh với 'Thị Nở'
  • Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói về Giáo dục Việt Nam đầu năm mới
  • Ghê tởm giáo viên cưỡng hiếp HS lớp 3 trong toilet
  • Bất ngờ "thu nhập khủng" của nữ sinh Ngoại thương
  • Giáo viên Hà Nội tố bị khủng bố, đe dọa bằng điện thoại

Tin tiếp theo

  • 13/02 Những người đón Tết ở thủy điện Sơn La
  • 12/02 Ăn Tết ở công trường giữa lòng thành phố
  • 12/02 Người trẻ và mong muốn đầu năm
  • 12/02 Hoảng vì "thần tài" đến nhà ngày Tết
  • 11/02 Tết xưa, tết nay…
  • 11/02 Nô nức đi lễ chùa ngày đầu năm

Saturday 13 April 2013

Tam than vi ...du hoc

Trong số người mới phát hiện rối loạn tâm thần, có những học sinh du học từ năm lớp 10, học đại học tại các nước như Anh, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Không chỉ là một lần, nữ sinh này liên tục có những status lăng mạ giáo viên chủ nhiệm của mình trong một thời gian dài và dường như coi đó là một việc rất bình thường. Những ngày giáp tết, xung quanh những khu vực có nhiều sinh viên như đường Láng, đường Hồ Tùng Mậu, đường Bạch Mai... người ta có thể dễ dàng gặp sự nhộn nhịp của những hiệu cầm đồ với sự góp mặt của rất nhiều sinh viên chuẩn bị về quê ăn Tết.
- Chuyên mục Giáo dục |

Tin liên quan

  • Trẻ loạn tâm thần vì học
  • Xin nhập viện tâm thần vì...sợ thi

Những ngày giáp tết, nhiều trường hợp du học được gia đình đưa đến Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) để khám và điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần. Trong số này, có những học sinh du học từ năm lớp 10, học đại học tại các nước như Anh, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Rối loạn tâm thần khi xa nhà

Sau 3 năm du học, Quỳnh (17 tuổi, quê Quảng Ninh) được gia đình đưa đến Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia (SKTTQK) khám trong trạng thái ngẩn ngơ. Vốn học giỏi, nên cách đây vài năm khi đang học phổ thông cơ sở, Quỳnh được bố mẹ cho đi du học tự túc tại Úc.

Ở độ tuổi chưa có kinh nghiệm về kỹ năng sống, lại phải sinh hoạt tại một đất nước xa lạ khiến Quỳnh luôn cảm thấy bất an. Cô sống khép mình, chỉ lo học, lần nào gọi điện cho bố mẹ cũng nói nhớ nhà. Được bố mẹ động viên, cô gái tuổi vị thành niên ấy lại cố gắng học, vẫn tránh tiếp xúc với mọi người.

Thông tin tham khảo về bệnh tâm thần
Nữ thạc sĩ xinh đẹp bị tâm thần vì ế chồng
Dễ tâm thần vì bị ép học
Nhập viện tâm thần… vì ế chồng!
Nên đọc

Học xong phổ thông cơ sở, Quỳnh xin bố mẹ cho về nước. Bố mẹ Quỳnh không đồng ý, vì mất nhiều tiền mới lo được cho con sang đây nên không thể về nửa chừng. Tuy nhiên, nghĩ con không hợp với Úc nên họ tiếp tục lo cho Quỳnh sang Niu-Di-Lân để học phổ thông trung học. Ức chế tâm lý, nhưng Quỳnh buộc phải chấp hành.

Tại nơi mới, tuy điều kiện sống phù hợp hơn đôi chút, nhưng Quỳnh vẫn luôn có cảm giác trống trải. Không thể gọi điện liên tục về nhà vì sợ bố mẹ ca thán, Quỳnh bèn mua thuốc hút để dịu nỗi cô đơn.

Lâu dần Quỳnh đâm nghiện, có lúc ôn thi căng thẳng cô hút vài bao một ngày. Rồi Quỳnh chán ăn, hay lẩm bẩm một mình, dần dà mất kiểm soát về cảm xúc lẫn hành vi.

Cô được đưa đi khám, được bác sĩ kết luận bị rối loạn cảm xúc. Được nhà trường thông báo, bố mẹ Quỳnh hốt hoảng vội đưa con về nước. Ban đầu, do sĩ diện lẫn chưa hiểu biết về căn bệnh này, bố mẹ để Quỳnh ở nhà rồi mời bác sĩ đến khám và tư vấn nhưng bệnh con vẫn không đỡ.

Khi đưa Quỳnh đến Viện SKTTQG, bố mẹ cô vẫn băn khoăn vì sao con mình vốn học giỏi, lại được tạo điều kiện tốt, nhưng do đâu lại xảy ra tình trạng như vậy.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện SKTTQG lý giải: "Mỗi người có những tố chất, tâm lý và sức chịu đựng khác nhau nên không phải ai cũng thích nghi tốt khi ở nước ngoài. Nỗi cô đơn do xa nhà như giọt nước làm tràn ly khiến Quỳnh bị trầm cảm". Sau khi được điều trị, Quỳnh đỡ ngẩn ngơ, trò chuyện với gia đình tương đối bình thường.

Bệnh nhân Hương (20 tuổi, trú tại Hà Nội) lại biểu hiện bệnh khá kỳ quặc. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Hương muốn học đại học trong nước nhưng bố mẹ lại ép đi du học tại Hàn Quốc.

Ở nước ngoài, Hương phải tự mình lo mọi việc, từ nấu ăn, giặt quần áo đến tự chăm sóc khi bị ốm... Đã thế, nhiều học trình với tài liệu khó khiến Hương không theo kịp nên cô thường xuyên bị căng thẳng, ức chế.

Thỉnh thoảng, bố mẹ lại gọi điện sang, nhưng chỉ hỏi chuyện học tập khiến Hương càng lo lắng, áp lực hơn. Bước sang năm thứ 3, Hương bỗng xuất hiện ảo giác coi hai năm học vừa qua là đủ kiến thức để về nước làm việc.

Cô sắm một chiếc máy in, liên tục in tài liệu của trường rồi đóng gói gửi về nhà và bảo gia đình cất giữ hộ để sau này còn dùng. Bố mẹ gọi điện hỏi thì thấy con nói luyên thuyên khiến họ càng thêm nghi hoặc, nên gần đây đã nhắn Hương về nước ăn tết để kiểm tra.

Về nhà, Hương vẫn không bỏ thói quen cũ khi hằng ngày lên mạng tìm tài liệu rồi in ra từng tập, một thời gian sau lại chuyển sang viết thư tay cho từng người trong nhà.

Rồi Hương ngồi lỳ trong phòng, luôn than vãn chuyện nhớ nhà, không muốn đi học nữa khiến bố mẹ phát hoảng vội đưa con đến viện khám.

Bác sĩ xác định Hương bị rối loạn cảm xúc do ức chế tâm lý và sống xa gia đình. Sau khi điều trị, bệnh Hương đỡ dần. Tuy nhiên bác sĩ khuyên gia đình không cho cô trở lại học nữa nếu không bệnh sẽ tái phát.

Hai thái cực mắc chứng tâm thần

Tâm thần vì ...du học, Giáo dục - du học, du hoc, du hoc sinh, roi loan tam than, hoc dai hoc, bac si, benh vien, benh nhan, hoc sinh, benh tam than, tin tuc, vn

BS. Nguyễn Văn Dũng trao đổi với phụ huynh và bệnh nhân đến khám tại Viện SKTTQG

Nói về tình trạng bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, BS. Nguyễn Văn Dũng đề cập thêm những trường hợp đặc thù khác, tuy điều kiện du học của mỗi bệnh nhân khác nhau.

Trường hợp của Long (22 tuổi, quê Hưng Yên), đi du học tại Mỹ sau khi thi được học bổng. Tuy có học bổng, nhưng do sống ở nơi giá cả đắt đỏ nên bố mẹ Long phải vay nợ để con có tiền "giắt lưng" trong quá trình du học tại nước Mỹ xa xôi.

Ngoài việc học tập, Long phải đi làm thêm để trả nợ khoản nợ bố mẹ đã vay trước đây. Do ăn uống quá kham khổ, lại phải học và làm thêm quá sức nên Long bắt đầu phát bệnh. Ban đầu, Long chỉ thấy những triệu chứng âm ỉ như mất ngủ, lo âu, khó tập trung học...

Sau đó, bệnh bùng phát khiến Long thường xuyên la hét, khóc cười vô cớ, không tiếp xúc với bạn bè, sức học sút giảm nghiêm trọng.

Long về nước trong tình trạng lúc tỉnh lúc mơ khiến bố mẹ thoạt đầu không nhận ra anh. Sống tại nhà ít ngày, bố mẹ phải đưa Long nhập viện vì chứng rối loạn cảm xúc của con liên tục diễn ra.

Bố mẹ Hòa là một đại gia tại Hà Nội. Thời còn học phổ thông, Hòa luôn nghe bố mẹ nói họ có rất nhiều tiền, chỉ cần con tốt nghiệp lớp 12 là cho đi du học.

Tâm thần vì... cha mẹ quá kỳ vọng
Cô bé 8 năm dẫn mẹ bị tâm thần đi học
"Hoa khôi" loạn tâm thần vì sập bẫy đại gia dỏm
Vào viện tâm thần vì... thuốc bổ não
Nên đọc


Lời tuyên bố này khiến Hòa nghĩ mình chẳng cần cố học làm gì, vì đâu cần thi vẫn được ra nước ngoài học. Đến khi tốt nghiệp phổ thông, được bố mẹ cho sang Úc du học, cậu thiếu gia này thấy hụt hẫng khi bên mình không có ai giúp đỡ, chăm sóc.

Bước vào học, Hòa lại càng choáng hơn khi khả năng ngoại ngữ hạn chế lại phải tiếp thu những học trình nặng từ các môn. Sức học đuối khiến Hòa thi rớt nhiều môn.

Chán nản, cậu đi tìm những thú vui khác rồi dính nghiện ma túy . Mỗi khi bố mẹ gọi điện hỏi thăm tình hình học tập, Hòa nói dối là mọi việc vẫn bình thường để khỏi bị cắt tài trợ. Chưa đầy một năm sau, Hòa trở thành một con nghiện chính hiệu, từng tìm sang tận Hà Lan để hút chích nhằm thay đổi cảm giác.

Trong một lần sử dụng ma túy và quậy phá tại Hà Lan, Hòa bị cảnh sát bắt. Nhà trường đuổi học Hòa. Khi sang đưa con về, vợ chồng đại gia này đau xót khi Hoà có những biểu hiện hoảng loạn tâm thần, không nhận ra cả bố mẹ. Về nhà, họ thuê vệ sĩ canh giữ Hòa, nhưng không làm sao khống chế nổi cơn nghiện lẫn chứng tâm thần của con mắc phải trong những tháng ngày du học tại nước ngoài.

Khi đến Viện SKTTQG khám, bác sĩ xác định Hòa bị bệnh khá nặng do ảo giác chi phối khiến tinh thần bấn loạn, nên ngoài việc uống thuốc theo chỉ định, cậu thiếu gia này còn phải cai nghiện theo một lộ trình khá công phu.

Đáng tiếc hơn là trường hợp của Hưng, con một bác sĩ tại Hà Nội cũng mắc bệnh tâm thần khi du học.

Giàu có không thua gì đại gia, vị bác sĩ này cho con trai khi đó đang học lớp 10 sang Anh du học. Những năm phổ thông trung học trôi qua ổn thoả, nhưng khi lên đại học cố gắng lắm Hưng mới đỗ được đầu vào. Sang năm thứ hai, Hưng thi rớt do sức học đuối nên buồn chán sa vào ma tuý, rồi phát bệnh tâm thần do ảo giác chi phối...

Ở chiều đối lập với Hưng là Minh (quê Nghệ An), sinh ra trong gia đình nghèo. Hưng tốt nghiệp đại học tại Nhật, rồi học lên thạc sĩ.

Nhưng những năm tháng sống tại Tokyo, giá cả đắt đỏ thuộc loại hàng đầu thế giới khiến Minh phải cật lực làm thêm để tiếp tục học và dành dụm tiền gửi về quê. Do áp lực học và làm việc quá sức, Minh bị rối loạn tâm thần, không thể tiếp tục học nữa nên trước tết phải về nước và nhập viện điều trị.

Điều trị, phòng tránh

BS Nguyễn Văn Dũng cho biết, đối với những du học sinh mắc bệnh trầm cảm , rối loạn tâm thần, bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu và các biện pháp tâm lý khác. Khi bệnh nhân vừa bị nghiện lẫn tâm thần, trước hết phải điều trị để bệnh nhân đỡ ảo giác do nghiện, sau đó mới điều trị thuốc kết hợp với tư vấn thường xuyên của bác sĩ tâm lý.

Sau khi ra viện, bệnh nhân cần sự động viên của gia đình để hoà nhập dần với mọi người. "Sau khi chữa bệnh, gia đình không nên để con em mình tiếp tục du học trở lại, bởi bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào" - BS Dũng khuyến cáo.

BS. Dũng cho rằng, những du học sinh mắc bệnh tâm thần do cách đào tạo, kỹ năng sống ở nước ngoài khác với Việt Nam. Vì chưa được chuẩn bị tốt về tâm lý, khi sang nước ngoài lại bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, môi trường sống... nên du học sinh bị xung đột tâm lý dễ dẫn đến căng thẳng, trầm cảm, tâm thần.

Do vậy, nếu có kế hoạch cho con đi du học, phụ huynh cần dạy cho con mình kỹ năng sống, biết cách tự chăm sóc bản thân và chuẩn bị vốn ngoại ngữ để có thể giao tiếp cũng như học tập.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến ý muốn xem con thích chọn ngành nghề gì, du học ở nước nào phù hợp thì với năng lực, không nên vẽ ra cho con một thiên đường nơi du học.

Trong thời gian con du học, cha mẹ cần trao đổi thường xuyên, lắng nghe và sớm nhận biết những thay đổi khác thường ở con để có hướng can thiệp thích hợp, kịp thời. "Đối với những sinh viên du học do xin được học bổng, không nên để áp lực học tập và làm thêm đè nặng, vì như vậy dễ rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý, trầm cảm, tâm thần" - BS Dũng cho biết.

* Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi


Nguồn : 24h.com.vn
Từ khóa bài viết:

"Tâm thần vì ...du học": du học , bệnh tâm thần , bệnh trầm cảm , Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Tâm thần vì ...du học
  • Bí quyết nhận diện trung tâm tư vấn du học uy tín
  • Nhập viện tâm thần… vì ế chồng!
  • Hoa khôi loạn tâm thần vì sập bẫy đại gia dỏm
  • Thạc sĩ bị tâm thần vì "ế chồng"
  • Nữ thạc sĩ xinh đẹp bị tâm thần vì ế chồng
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • "Những hạt giống tốt" đang được ươm mầm
  • Chàng tiến sĩ mở lớp học 1 USD
  • Mùng hai tắm biển, ba nữ sinh chết đuối
  • Ấn tượng đêm hội Tết của sinh viên Việt ở Bordeaux
  • Tết Celebration đậm chất Việt trên đất Singapore
  • Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Đã đề xuất cải cách tiền lương giáo viên"

Tin tiếp theo

  • 12/02 Hoảng vì "thần tài" đến nhà ngày Tết
  • 11/02 Tết xưa, tết nay…
  • 11/02 Nô nức đi lễ chùa ngày đầu năm
  • 10/02 Tết Việt trên báo nước ngoài
  • 09/02 Một Hà Nội yên bình và vắng lặng
  • 08/02 Đường phố ùn tắc vì người dân đổ xô sắm Tết

Saturday 6 April 2013

14 nganh trung tuyen duoc ho tro chi phi

14 ngành đào tạo khoa học cơ bản của ĐHQG Hà Nội đang tìm cách "hút" thí sinh bằng chính sách hỗ trợ chi phí học tập. Theo đó, nếu thí sinh trúng tuyển vào các ngành này sẽ được hỗ trợ chi phí tối thiểu bằng mức học phí. Hot girl Hồng Nhung chăm chú điều tiết giao thông trên những tuyến phố lớn Hà Nội. Cảnh sát vừa bắt giữ nam thanh niên liên quan đến cái chết của cô nữ sinh Sasha Marsden, 16 tuổi bị sát hại dã man trong một con hẻm ở Blackpool.
- Chuyên mục Giáo dục |

Tin liên quan

  • Hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên học ngành KHCB
  • Trường ngoài công lập sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo
  • Hỗ trợ học phí cho sinh viên trường tư

Ưu đãi cho ngành khó tuyển, 14 ngành được lựa chọn thực hiện.

Máy tính và khoa học thông tin. Khoa học vật liệu. Địa lý tự nhiên. Kỹ thuật địa chất. Hải dương học. Thủy văn học. Quản lý tài nguyên và môi trường. Khoa học đất. Triết học. Lịch sử. Văn học. Hán Nôm. Nhân học. Việt Nam học.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, phó giám đốc ĐHQG Hà Nội , cho biết năm 2013 thí sinh thi vào 14 ngành đào tạo khoa học cơ bản của trường sẽ được hỗ trợ chi phí học tập. Đây là 14 ngành học mà những năm gần đây người học đăng ký dự thi ít, tuyển sinh khó khăn, trong khi nhu cầu nhân lực từ xã hội rất mạnh gây tình trạng mất cân đối ngược giữa cầu và cung.

Theo thông tin tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội công bố, mức hỗ trợ tối thiểu sẽ bằng mức học phí sinh viên phải đóng theo chương trình đào tạo. Nghĩa là sinh viên vẫn đóng học phí bình thường, nhưng lại được hỗ trợ trở lại, gần như không phải mất tiền cho chi phí đào tạo chính thức.

Ông Đoàn Văn Vệ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên, giải thích thực tế lâu nay thí sinh vẫn quan niệm những ngành như thủy văn, kỹ thuật địa chất, khoa học đất... là "những ngành của vùng sâu, vùng xa", sẽ phải làm việc ở những vùng heo hút nên không mặn mà, thậm chí lảng tránh. Theo ông Vệ, mỗi ngành đều có chỉ tiêu, nhưng thường xuyên chỉ có số lượng tương tự như vậy đăng ký dự tuyển và số trúng tuyển chỉ khoảng 20 em, không đạt được chỉ tiêu đặt ra. Việc tuyển nguyện vọng 2 cũng không làm tình hình khá lên khi hầu như rất hiếm thí sinh đăng ký vào các ngành này.

Học sinh, sinh viên dân tộc được hỗ trợ học bổng
Hỗ trợ học phí ĐH liên kết tại Học viện Tài chính .
Hỗ trợ học phí ĐH liên kết tại Học viện Tài chính
Nên đọc

Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) năm 2012. Năm nay thí sinh thi vào các ngành văn học, lịch sử, Hán Nôm... của trường này sẽ được hỗ trợ chi phí học tập , mức dự kiến 4,2 triệu...

"Thực tế năm 2012 ĐHQG Hà Nội đã áp dụng chính sách hỗ trợ, số dự tuyển mỗi ngành tăng thêm một chút, khoảng 75 thí sinh đăng ký dự thi/50 chỉ tiêu trúng tuyển/ngành" - ông Vệ nói. Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên học các ngành thuộc danh sách 14 ngành dự kiến được hỗ trợ mức 4,2 triệu đồng/năm học (một năm học gồm 10 tháng).

Ông Vệ cũng khẳng định việc xem những ngành này làm việc vất vả, đi lại xa xôi như quan niệm của nhiều thí sinh là hoàn toàn sai lầm. "Hiện tại chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu là mối quan tâm không chỉ của Việt Nam mà là toàn cầu. Các viện nghiên cứu được đầu tư rất mạnh, nhiều trạm quan trắc được thiết lập ở khắp nơi, ngay ở các thành phố biển cũng rất nhiều, không giới hạn ở vùng sâu, vùng xa như trước. Sinh viên các ngành này ra trường đều có việc làm tốt, nhiều điều kiện phát triển công việc" - ông Vệ phân tích.

Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ngoài việc thu hút bằng chính sách hỗ trợ tiền mặt, sinh viên theo học các ngành khó tuyển còn được hỗ trợ về tài liệu học thuật, được hưởng những điều kiện thực hành tốt với đầu tư cơ sở vật chất mạnh mẽ hơn hẳn các ngành khác.

Sẽ thay thi bằng kiểm tra năng lực

ĐHQG Hà Nội cũng cho biết đang xây dựng đề án về kiểm tra năng lực của thí sinh thay cho kỳ thi ba chung. Theo PGS. TS Nguyễn Kim Sơn, cách đánh giá, kiểm tra năng lực sẽ hoàn toàn khác với một kỳ thi. Thí sinh có thể tham gia việc đánh giá năng lực nhiều lần trong năm, không bị phụ thuộc vào kỳ thi cố định duy nhất như hiện nay. Thí sinh cùng làm chung một "gói" câu hỏi và kết quả đánh giá sẽ kiểm tra được cùng lúc nhiều năng lực của thí sinh. Các khoa, các ngành đào tạo cần năng lực nào nhiều hơn sẽ tập trung chọn lựa những thí sinh được điểm đánh giá cao về năng lực đó từ bài test.

Việc kiểm tra năng lực đầu vào thay cho thi tuyển sinh đã được ĐH này thí điểm cho một số chương trình tuyển sinh của khoa sau ĐH và một số chuyên ngành đào tạo của Trường ĐH Kinh tế. ĐHQG Hà Nội đã thu thập ý kiến của các thí sinh về cách thi mới qua phiếu điều tra và đa số đều cho rằng thoải mái khi làm bài thi theo cách này.

Tuy nhiên, nếu triển khai cách kiểm tra đánh giá năng lực cho kỳ thi ĐH thì sự công nhận kết quả lẫn nhau là rất quan trọng để thí sinh có thể được xét tuyển ĐH thuận lợi hơn. PGS Sơn cho biết việc áp dụng kiểm tra năng lực thay cho thi tuyển sinh dự kiến sẽ được ĐHQG Hà Nội áp dụng đại trà cho tất cả các trường, khoa thành viên từ năm 2014 với tuyển sinh sau ĐH. "Thời điểm áp dụng cho tuyển sinh ĐH sẽ chậm hơn và chắc chắn sẽ phải thông báo với thí sinh nhiều tháng trước khi triển khai để các em chuẩn bị. Quan trọng là đề án được phê duyệt và có sự cùng tham gia của cả hai ĐHQG, các ĐH vùng để có sự công nhận kết quả cho thí sinh, tạo cơ hội cho các em nhiều hơn" - PGS Sơn nói.


Nguồn : Giáo dục Việt Nam
Từ khóa bài viết:

"14 ngành trúng tuyển được hỗ trợ chi phí": học phí , Nguyễn Kim Sơn , hỗ trợ chi phí , hỗ trợ kinh phí học tập , ĐHQG Hà Nội

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • 14 ngành Đại học không phải trả học phí
  • Hội thảo giới thiệu chương trình đào tạo mới và hỗ trợ học phí tại MDIS, Singapore.
  • Chương trình hỗ trợ học phí từ trường MDIS, Singapore
  • Các bộ ngành Trung ương trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII
  • Tư vấn chương trình học bổng và các hỗ trợ
  • Đăng ký ít hơn chỉ tiêu sẽ chắc chắn trúng tuyển?
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Tư vấn tuyển sinh sáng... mùng 1 Tết
  • Bà nghị 8x: 'Sắc đẹp chỉ là lợi thế ban đầu'
  • "Bí kíp" học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa
  • Clip chúc xuân ý nghĩa, đặc sắc từ thành phố rượu vang
  • "Những hạt giống tốt" đang được ươm mầm
  • Nữ phó giáo sư 8X đa tài

Tin tiếp theo

  • 13/02 Những người đón Tết ở thủy điện Sơn La
  • 12/02 Ăn Tết ở công trường giữa lòng thành phố
  • 12/02 Người trẻ và mong muốn đầu năm
  • 12/02 Hoảng vì "thần tài" đến nhà ngày Tết
  • 11/02 Tết xưa, tết nay…
  • 11/02 Nô nức đi lễ chùa ngày đầu năm

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More