Related posts

Wednesday 16 May 2012

Clip che Ngay nop don xin hoc gay sot cu dan mang

(Zing) - Ngày nộp đơn xin học/Mẹ thức đêm đứng chờ/Mắt mờ mong trời sáng/Mẹ lách vào mua đơn. Ngày nộp đơn xin học/Mưa ướt hết mẹ rồi/Nhưng quyết phải chen lấn/Thương con nên thế thôi... (GD&TĐ) - Sáng nay 15/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo 20 năm công tác đào tạo sau đại học về văn hóa nghệ thuật các cơ sở trực thuộc Bộ. Tham dự Hội thảo có khoảng 150 đại biểu đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ GD&ĐT; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Giám hiệu, Trưởng các phòng (khoa) sau đại học của các cơ sở có đào tạo và một số văn nghệ sĩ, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Tiin.vn - "Không ai sống mà không có ước mơ, mọi người đều có thể biến ước mơ của mình thành sự thật. Điều này phụ thuộc vào chính chúng ta chứ không phải một ai khác".

>> Trắng đêm đội mưa, xô đổ cổng trường xin học cho con

Những câu hát được chế dựa trên nền nhạc "Ngày đầu tiên đi học" và lấy cảm hứng từ sự kiện phụ huynh tông đổ cổng trường, cố chen lấn để mua cho được một bộ hồ sơ nhập học lớp 1 cho con tại trường THCS Thực nghiệm - Hà Nội sáng 12/5 vừa qua.

Hình ảnh phụ huynh chen lấn, đạp đổ cổng trường để mua hồ sơ cho con vào lớp 1 ngày 12/5 tại trường THCS Thực Nghiệm - Hà Nội

Đoạn clip chế dài gần 2 phút được đưa lên mạng ngày hôm qua (14/5) và ngay lập tức thu hút đông đảo cư dân mạng.

Trong clip, nhiều phụ huynh phải khổ sở, chờ đợi vật vã trước cổng trường từ đêm 11/5, bất chấp trời đổ mưa. Những khuôn mặt phờ phạc, ánh nhìn mệt mỏi căng thẳng nhưng họ vẫn kiên quyết bám trụ do năm nay, ngôi trường có tiếng chất lượng này thông báo giảm chỉ tiêu.

Nhiều thành viên trong cộng đồng mạng bày tỏ sự cảm động trước tình cảnh này vì tất cả đều vì con cái, mong muốn cho con có môi trường học tập tốt nhất mà thôi.

Thành viên Vuongsiro cho rằng: "Thật là khổ cho những phụ huynh này. Các bạn thử nghĩ nếu một trong những phụ huynh đó là cha mẹ mình xem, tất cả cũng vì con cái mà thôi".

Còn Nttuongsg thành thật: "Thực sự rất cảm động. Mong sao cho con mình sau này có tương lai tươi đẹp hơn. Nếu là tôi chắc chắn tôi cũng hành động như thế". Tuegiang11 lại bày tỏ sự cảm động và xót xa khi xem clip.

Tuy nhiên, hình ảnh cánh cổng trường mở bán hồ sơ đúng 6h sáng 12/5 khiến hàng trăm phụ huynh chen lấn, dồn lên và thẳng chân đạp đổ cánh cổng sắt cũng gây không ít phản cảm.

Thành viên Cogiamocrau thẳng thắn: "Hàng trăm phụ huynh đẩy ngã cổng trường để nộp đơn xin học. Nhưng không một ai sau đó dựng cổng trường dậy, không một ai nhặt lại dép guốc, rác rưởi mà chính họ để lại sau "cuộc chiến". Con cái họ xem clip này sẽ học được gì? Dạy con từ những điều nhỏ nhặt nhất, trước khi nghĩ đến những thứ to lớn hơn".

Nhiều người cũng bày tỏ lo ngại không hiểu đây có phải là tâm lý chạy theo trường điểm để có thể khoe khoang con mình học ở trường tốt. Hơn nữa, không ai dám chắc con cái họ có hiểu cho các bậc phụ huynh để trở thành con ngoan trò giỏi hay không?

Xem clip

Bảo Nam

Theo Infonet


(GD&TĐ) - Sáng nay 15/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo 20 năm công tác đào tạo sau đại học về văn hóa nghệ thuật các cơ sở trực thuộc Bộ. Tham dự Hội thảo có khoảng 150 đại biểu đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ GD&ĐT; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Giám hiệu, Trưởng các phòng (khoa) sau đại học của các cơ sở có đào tạo và một số văn nghệ sĩ, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Báo cáo của ông Đào Mạnh Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VH,TT&DL) cho biết: Trong 20 năm qua, công tác đào tạo sau đại học văn hóa nghệ thuật có những bước tiến dài, đạt được nhiều thành quả, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực, đóng góp tích cực vào sự phát triển văn hóa-xã hội của đất nước. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay đang đặt ra cho toàn Ngành trong lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật đòi hỏi phải cung cấp một nguồn nhân lực có trình độ cao cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao về văn hóa nghệ thuật cũng có những thay đổi, phát sinh nhiều vấn đề mới kéo theo nó đòi hỏi lớn hơn đối với công tác đào tạo sau đại học về văn hóa nghệ thuật trong tình hình hiện nay. Để có một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá công tác đào tạo sau đại học trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong 20 năm đã qua và đề ra phương hướng cho các năm tiếp theo.

Công tác đào tạo sau đại học văn hóa nghệ thuật đã đạt được nhiều thành quả

Trong 20 năm qua công tác đào tạo sau đại học văn hóa nghệ thuật đào tạo được 1. 619 sỹ và 106 tiến sỹ. Quy mô đào tạo sau đại học ngày càng tăng. Năm 2011, các cơ sở đào tạo sau đại học văn hóa nghệ thuật trực thuộc Bộ tuyển sinh được 455 cao học viên và 65 nghiên cứu sinh. Tính đến năm 2011, toàn ngành có 56 nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu trong nước; 10 học viên cao học và nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài; 450 học viên cao học đang học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo trong nước và khoảng 10 học viên cao học đang tham gia học tập, nghiên cứu theo chương trình Đề án 322 với các nước: Trung Quốc, Anh, Nga, Pháp, NewZealand, Singapore...

Nếu so sánh về số lượng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ sau đại học ở một số ngành trong toàn quốc thì lực lượng cán bộ các nhà khoa học văn hóa nghệ thuật còn quá ít và chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, tham gia giảng dạy trực tiếp sau đại học văn hóa nghệ thuật chúng ta có 6 Giáo sư, 42 Phó Giáo sư, 4 Nghệ sĩ Nhân dân, 44 Nghệ sĩ Ưu tú, 32 Nhà giáo Nhân dân, 191 Nhà giáo Ưu tú, 80 Tiến sỹ, 5 Chuyên gia và 1 Nghệ nhân tham gia giảng dạy. Nhìn tổng thể đội ngũ giảng viên khối ngành văn hóa nghệ thuật được đào tạo cơ bản, có chất lượng tại các cơ sở đào tạo ở trong nước và hệ thống ở các nước Xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất ở các cơ sở đào tạo là tình trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu. Các cơ sở đang rơi vào tình trạng hẫng hụt về giảng viên có trình độ cao, dẫn đến việc các cơ sở đào tạo phải sử dụng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và kiêm nhiệm quá nhiều so với số giảng viên cơ hũu.

Tham luận của các đại biểu đã làm rõ nhiều vấn đề, trong đó đánh giá đúng những kết quả, những hạn chế và những cấp cập chưa khắc phục được trong công tác đào tạo sau đại học lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong 20 năm qua, chỉ ra được nguyên nhân của thành công và hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ; đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị có hiệu quả đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong thời gian tới.

Yên Thúy

,

Từ cô bé vô gia cư

Cô bạn Dawn Loggins sinh sống tại vùng đất nghèo khổ Lawndale, phía bắc bang Carolina (một tiểu bang thuộc miền nam Hoa Kỳ). Cha mẹ Dawn Loggins luôn đánh đập con cái, họ thậm chí còn nghiện nặng ma túy. Cô kể: "Tôi nhìn vào chính ngôi nhà của mình, cha mẹ tôi đã lựa chọn một lối sống sai lầm. Tôi quyết định sẽ không tiếp tục sống với cha mẹ nữa".

Loggins phải làm đủ mọi việc để kiếm tiền trang trải học hành

Dawn Loggins bỏ nhà ra đi và tự tìm cho mình một nơi để ở. Ban đầu cô ở nhờ nhà bạn bè, sau chuyển hẳn tới sống với bà ngoại trong tình cảnh vô cùng thiếu thốn. Loggins tới trường mà chỉ có duy nhất một bộ đồng phục, có khi còn trốn học vì không được tắm giặt sạch sẽ. Bạn bè giễu cợt, Loggins chỉ biết khóc. Việc học hành của cô bạn còn gặp vô vàn khó khăn vì trong nhà bà không có điện, Loggins thường xuyên phải học bằng nến.

Tuy nhiên, chưa bao giờ Dawn Loggins từ bỏ niềm mơ ước trở thành sinh viên đại học của một ngôi trường lớn . Cô bạn tiếp tục tìm cho mình công việc bảo vệ và thu dọn vệ sinh tại trường trung học để kiếm tiền. Cô đã tốt nghiệp trường trung học Dawn Loggins. Sau đó, được sự hướng dẫn của các giáo viên, cô viết thư gửi tới một số trường đại học và cả trường Harvard danh giá .

Cô bạn và giấy báo trúng tuyển của ĐH Harvard

Đến tân sinh viên trường Harvard

Tháng 3 vừa qua, Loggins đã nhận được thông báo nhập học từ trường đại học Harvard với nội dung: "Chúng tôi rất vui mừng để thông báo rằng Ban tuyển sinh đã chấp nhận bạn được tuyển vào Đại học Harvard, niên khóa 2016... vì bạn là một trong những người có thành tích xuất sắc".

Từ một cô gái nghèo khổ, vô gia cư Loggins trở thành sinh viên trường đại học danh giá nhất thế giới. "Tôi tự hào về bản thân mình. Không phải bởi vì tôi có thể được vào Harvard, mà vì tôi đã thể hiện sự khác biệt với hơn 36.000 ứng viên khác" – Loggins cho biết.

Các thầy cô và bạn bè trong trường trung học đã quyên góp một số tiền giúp Loggins có một chuyến du lịch sớm đến trụ sở của trường Harvard là thành phố Cambridge bang Massachusetts. Trường Harvard cũng sẽ cấp cho Loggins một xuất học bổng và trợ cấp tiền học phí, chỗ ở trong kí túc xá.

Loggins tâm sự: "Không ai sống mà không có ước mơ, mọi người đều có thể biến ước mơ của mình thành sự thật. Điều này phụ thuộc vào chính chúng ta chứ không phải một ai khác".

Loggins trong lớp học.

Con đường trở thành sinh viên trường đại học Harvard của Loggins khiến cả thế giới khâm phục.

Cô bạn mong muốn theo học ngành Sinh học và sẽ trở thành người chuyên nghiên cứu môi trường sống của động vật. "Tôi đam mê khám phá những mảnh đất mới và tôi muốn làm cho thế giới ngày một tốt hơn" - Loggins chia sẻ.

Theo Tiin MM/Đất Việt


0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More