Related posts

Friday 10 February 2012

Sau doi gio, Ha Noi xuat hien nhieu diem un tac moi

các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo | download office 2010 |

(CL)- Tại cuộc họp tổng kết nhanh thực trạng sau 5 ngày thực hiện đổi giờ làm, giờ học ngày 6/2, đại diện Phòng CSGT TP.Hà Nội cho biết, tình hình giao thông đầu buổi sáng và trưa đã không còn xảy ra ùn tắc hoặc ùn tắc cấp độ nhẹ, nhưng buổi chiều vẫn ùn tắc khác với quy luật thông thường.

Từ khi đổi giờ học, giờ làm đã xuất hiện thêm một số điểm ùn tắc mới
trên địa bàn thủ đô.


Theo ông Huỳnh Tấn Nam- đại diện Phòng CSGT Hà Nội, một số điểm trước đây không xảy ra ùn tắc tại các tuyến phố Lý Thái Tổ, Phan Đình Phùng, Thụy Khuê, Phương Mai... đặc biệt tại một số điểm trước cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, hiện lại bị ùn tắc.


Ông Nam cho rằng, nguyên nhân là do việc bố trí các ca vào và tan học của các trường tiểu học, THCS gần nhau nên phụ huynh chở con tới lớp và đến đón con cùng lúc tăng lên tại các điểm trước cổng trường, ngoài ra khu vực có các trường liền kề nhau nên lượng xe tăng vọt, gây ra ùn ứ.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định: Hiện quá sớm để đánh giá kết quả của một quyết định quan trọng của Nhà nước. Bất kể giải pháp nào, nếu không nghiêm túc, quyết tâm thực hiện thì không bao giờ đạt được hiệu quả.

Nguyên nhân tắc đường do phụ huynh tập trung đưa, đón con cùng giờ, không liên quan gì đến chuyện đổi giờ. Để thực hiện tốt, chúng ta cần thực hiện một cách nghiêm tức, có trách nhiệm, ông Hùng khẳng định.

Về mức độ ảnh hưởng của đổi giờ đối với học sinh, ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng Phòng HSSV Sở GT&ĐT Hà Nội cho biết, học sinh THPT là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo ông Nhật, hiện có 80% các trường THPT ở Hà Nội học 2 ca một ngày. Tan học vào 19h tối, ngoài đi lại khó khăn, các sinh hoạt văn hóa tại trường như chào cờ, đoàn hội và học tập, tụ họp tại gia đình của nhóm học sinh này những ngày qua đã bị bỏ hoặc rất ít diễn ra, ông Nhật phản ánh.

Ông cho biết, sau 5 ngày đổi giờ, Sở đã có đoàn đi kiểm tra và phát hiện những bất cập như giáo viên tiểu học, mầm non phải tăng số giờ làm việc; các trường dân lập gặp khó trong việc thuê giáo viên; học sinh THPT không duy trì được sinh hoạt chào cờ của nhà trường, lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi bị ảnh hưởng, một số học sinh ở ngoại thành phải di chuyển xa, dễ gặp nguy hiểm do giờ học kết thúc quá muộn.

Trưởng phòng quản lý học sinh cũng cho hay, ở những vùng ngoại thành như Từ Liêm, Thanh Trì, học sinh phải đi xe đạp qua quãng đường vắng không đèn đường rất nguy hiểm. Giáo viên cũng chịu tác động bởi rất nhiều người phải nuôi con nhỏ, họ không biết tìm đâu chỗ gửi con cho đến 7h tối.

Dù các trường bị phát sinh thêm nhiều chi phí như giờ chiếu sáng, chi phí thêm giờ của giáo viên… nhưng ông Nhật khẳng định, các trường không được phép thu thêm bất kỳ khoản nào của học sinh. Một số trường dân lập thu thêm 5.000 đồng tiền quản lý với mỗi học sinh, nhưng Sở đã chấn chỉnh không cho phép.

Theo dự kiến ngày 10/2 tới đây, Sở GD- ĐT Hà Nội sẽ mời tất cả các trường trong địa bàn đánh giá trọn vẹn tác động việc đổi giờ, báo cáo lên TP.

TH

Theo www.baomoi.com

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More