Related posts

Thursday, 31 May 2012

Cach lam bai hieu qua

HS trường Thanh Bình (TP.HCM) trong buổi ôn tập cuối cùng (ngày 28.5), chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ảnh: Đ.N.T (VOH) - Trường Dự bị Đại học TpHCM vừa tổ chức hội thảo chuyên đề "Tiếp tục Nâng cao hiệu quả giảng dạy & quản lý cho học sinh dự bị đại học" năm 2012. (SGGP). – Tại Hội nghị tổng kết và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lĩnh vực giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) vừa được tổ chức, PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, chỉ rõ, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng yêu cầu của ngành đặt ra trong tình hình mới.

Môn vật lý: Xem kỹ đơn vị của các đại lượng

Trong quá trình làm bài, phải thật bình tĩnh và xử lý cẩn thận các câu hỏi để lựa chọn đáp án đúng. Khi làm bài, những câu liên quan đến vận dụng công thức để tính toán cần phải xem kỹ đơn vị của các đại lượng. Xem có cần phải đổi về đơn vị chuẩn hay không, tránh trường hợp quên không đổi đơn vị sẽ dẫn đến kết quả sai, mất thời gian cho việc tính toán lại hoặc sẽ dễ bị rơi vào "bẫy" của đáp án. Đối với những câu hỏi có kết quả gần giống với đáp án, lưu ý tính toán cẩn thận để không chọn nhằm đáp án.

Phải đọc kỹ đề bài, tránh trường hợp đọc lướt sẽ dễ dẫn đến chọn đáp án sai. Ví dụ như các đại lượng cường độ hiệu dụng, cường độ cực đại hay điện áp hiệu dụng, điện áp cực đại dễ rơi vào bẫy của đáp án nếu đọc không kỹ.

GV Nguyễn Thanh Tùng

Trường THPT Nguyễn Trãi (TP.HCM)

Môn toán: 6 lưu ý

1. Nếu đề bài chỉ nói chung chung: Viết phương trình mặt phẳng (hoặc đường thẳng...) thỏa tính chất nào đó thì nên đặt tên cho mặt phẳng (hoặc đường thẳng...) đó để thuận lợi trong việc trình bày.

2. Khi ghi a hoặc n thì phải giải thích là véctơ gì? (Véctơ chỉ phương của đường thẳng hoặc véctơ pháp tuyến của mặt phẳng).

3. Khi sử dụng các khái niệm, tính chất trong môn hình học không gian thì phải giải thích theo định nghĩa hoặc định lý tương ứng với khái niệm và tính chất đó. Nếu có vẽ hình thêm thì cũng phải trình bày trong lời giải.

4. Không nên có lời giải quá vắn tắt vì có thể không phù hợp với đáp án, gây khó khăn cho thầy cô chấm bài.

5. Đặt điều kiện (nếu có) để bài toán tồn tại.

6. Luôn làm những câu hỏi dễ và quen thuộc trước. Thông thường nên làm theo thứ tự sau: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số - số phức - tích phân - câu số 1 trong bài hình học giải tích trong không gian Oxyz... Với những phần này, thí sinh đã được điểm trung bình.

GV Trần Văn Toàn

Tổ trưởng tổ toán trường THPT Marie Curie (TP.HCM)

Môn sinh học: Nên làm bài thi nhiều lượt

Thi trắc nghiệm là một lợi thế của môn sinh học nên HS phải học thuộc và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì mới đủ tự tin, an tâm làm được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên khi ôn tập, HS không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ một mục nhỏ nào.

Đối với bài thi trắc nghiệm, đừng làm tuần tự từ đầu đến hết vì sẽ dẫn đến tình trạng bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được.

HS nên làm bài thi theo nhiều lượt, lần thứ nhất có thể trả lời nhanh được 50% số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ hai suy nghĩ để trả lời những câu còn lại. Đừng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi và phải tranh thủ giải quyết các câu tính toán.

GV Nguyễn Thái Định

Phụ trách môn sinh học trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM)

Môn địa lý: Chú ý vẽ biểu đồ

Nên đọc kỹ đề khoảng 3 lần và gạch chân ý chính. Sau đó, lập dàn bài tổng quát để bài làm đầy đủ không sót ý. Làm bài theo đúng trình tự và nên xuống dòng sau mỗi ý. Việc xuống dòng giúp HS nhìn ra chỗ nào còn thiếu và giúp giám khảo chấm bài dễ dàng hơn. Nên chọn câu dễ, câu ngắn làm trước.

Giám khảo sẽ dễ có cảm tình khi chấm một bài thi được trình bày gọn gàng, khoa học. Vì vậy, trong bài làm HS nên ghi lại câu hỏi rõ ràng để giám khảo biết mình làm câu nào, ý ra sao? HS lưu ý không được viết tắt, không dùng các ký hiệu như mũi tên, vòng tròn, hoa thị… Đọc lại bài trước khi nộp, nếu thấy sai chỉ cần gạch chéo một nét, tránh tô, xóa. Nếu thấy thiếu thì không viết chen vào vì nhiều khi chữ nhỏ quá hoặc các dòng chèn vào nhau san sát làm bài khó đọc. Tốt nhất là bổ sung ở bên dưới, nhớ ghi câu số mấy và ghi thêm chữ bổ sung để khi chấm đến phần cuối, giám khảo sẽ cho điểm bổ sung vào câu đó.

Đặc trưng của môn địa lý là vẽ biểu đồ nên cần xác định đúng biểu đồ mà đề thi yêu cầu. Nếu đề yêu cầu rõ ràng: em hãy vẽ biểu đồ tròn thì làm đúng như đề yêu cầu. Trường hợp đề không yêu cầu rõ cột, hay tròn hay đường (đồ thị)… ta cần quan sát số năm trong đề bài.

Sau đây là bảng ghi nhớ giúp các em biết cách chọn đúng biểu đồ phải vẽ.

Số năm

Từ khóa trong đề

Vẽ biểu đồ

< 3 năm

hay = 3 năm

- Có từ "cơ cấu" hay "tỷ trọng"

Tròn

- Không có từ "cơ cấu" hay "tỷ trọng"

Cột

> 3 năm

- Có từ "cơ cấu" hay "tỷ trọng"

Miền

- Không có cơ cấu, có từ "tăng trưởng" hay "phát triển" hay "biến động"

Đường

(đồ thị)

- Không cơ cấu, cũng không tăng trưởng

Cột

GV Trần Văn Quang

Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM)

Môn văn: Lập dàn ý trước khi làm bài

Để làm bài tốt môn văn, thí sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không nên dành quá nhiều thời gian cho câu giáo khoa; đề yêu cầu vấn đề gì thì trả lời vấn đề đó, đừng viết quá dài dòng.

Ở câu nghị luận xã hội, bài viết phải có bố cục rõ ràng, mỗi thao tác là một đoạn văn. Nếu đề yêu cầu viết 400 từ thì có thể ước khoảng một trang rưỡi giấy làm bài là được. Chẳng hạn ở dạng đề bàn về tư tưởng đạo lý, mở bài cần dẫn dắt đề tài và trích dẫn nguyên văn câu nói, thân bài gồm: giải thích (thường phải dùng từ là, nghĩa là, câu nói nhằm nhấn mạnh vấn đề gì); phân tích, chứng minh (phân tích những mặt đúng, những biểu hiện, nhớ đưa dẫn chứng để làm rõ vấn đề); phê phán những lối sống, tư tưởng đi ngược lại những quan điểm đúng đắn (có dẫn chứng cụ thể), thường bắt đầu bằng những cụm từ "vậy mà", "ngược lại", "bên cạnh đó"... Cuối cùng là khẳng định lại câu nói và rút ra những bài học cho bản thân.

Phần bài làm văn, cần nắm được hoàn cảnh ra đời tác phẩm, vị trí của đoạn trích, đề tài nội dung. Nếu là thơ thì chia đoạn thơ thành những đoạn nhỏ, xác định luận điểm chính của đoạn thơ, gạch chân dưới những từ ngữ và những câu cần phải khai thác. Chú ý từ nghệ thuật làm rõ nội dung. Nếu là văn xuôi, nắm được luận điểm, đưa dẫn chứng hợp lý để làm rõ luận điểm.

HS phải đọc kỹ đề, lập dàn ý trước khi làm bài. Không nên viết quá ngắn vì sẽ khiến giám khảo nghĩ rằng bài viết thiếu cảm xúc. Bài văn hay là phải thể hiện cảm xúc của người viết. Cuối cùng, phải đọc lại toàn bộ bài làm để kiểm tra chính tả và cách dùng từ cho hợp lý.

GV Đoàn Minh Quốc

Trường THPT Marie Curie (TP.HCM)

Môn tiếng Anh: 2 phương pháp

1. Đọc đề bài: Dành khoảng 2 đến 3 phút để đọc lướt qua toàn bộ đề bài. Dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý và xác định dạng câu hỏi như cách phát âm, dấu nhấn, điền từ hay tìm lỗi sai.

2. Khi làm bài: Chọn những câu dễ, riêng lẻ để làm trước (ví dụ như chia thì có mốc thời gian, xác định mạo từ, giới từ). Hai bài Reading nên làm sau vì cần phải đọc hiểu, tìm thông tin, suy nghĩ. Đối với bài Reading Comprehension: với dạng câu hỏi EXCEPT hoặc NOT, phải dựa vào thông tin trong bài text để loại bớt những đáp án gây nhiễu. Với dạng câu hỏi tìm chủ đề hoặc ý chính của bài text (What is the topic/main idea of the text?) các em cần đọc và tìm ở những câu đầu tiên của bài text. Dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ ngay những đáp án sai sau đó cân nhắc chọn các phương án còn lại (thường là còn 2).

GV Lê Lâm Thảo Uyên

Tổ trưởng môn tiếng Anh trường THPT Nguyễn Trãi (TP.HCM)

Những lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm

- Ưu tiên chọn những câu dễ nhất làm trước, câu khó làm sau để tránh mất thời gian.

- Những câu mang tính chất phủ định hoặc những câu hỏi có những từ như "không", "không đúng", "sai"... , thí sinh cần xem kỹ để tránh chọn nhầm đáp án có từ "đúng".

- Với những câu hỏi không chắc chắn lắm, thí sinh nên sử dụng phương án loại trừ. Ví dụ: chọn câu sai thì loại trừ ra 3 câu đúng, chọn câu đúng loại trừ ra 3 câu sai. Không dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu hỏi nào.

- Nếu như hết giờ mà chưa làm xong thì không được bỏ trống bất cứ câu nào. Hãy để câu hỏi nào cũng có sự lựa chọn của mình vì mỗi câu hỏi luôn có xác suất 25% là đáp án đúng.

Phi Loan - Bích Thanh (ghi)

Tại hội thảo, 6 đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy của trường đã được đông đảo giảng viên và học sinh của các khối chú ý. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Trường dự bị Đại học Thành phố hiện đang đào tạo cho trên 1.000 học sinh cử tuyển và người dân tộc chuẩn bị vào Đại học của các tỉnh, thành miền Nam, kể cả 52 học sinh dân tộc Lào và Campuchia.


Trong 5 năm 2006 – 2010, chỉ có 23 đề tài được xét duyệt và giám định, một con số khiêm tốn so với số lượng đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Xu hướng sụt giảm càng nghiêm trọng khi năm 2010 chỉ có duy nhất 1 đề tài được xét duyệt, hoàn toàn trái ngược với thực tế đầy biến động của lĩnh vực GD-ĐT thời gian gần đây. Điều này dẫn đến hệ quả đáng lo ngại là đơn đặt hàng "đầu ra" rất ít, chỉ chiếm 40% so với số lượng đề tài nghiên cứu.

TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT, thừa nhận và chỉ ra nguyên nhân thực trạng này là do áp lực công việc chuyên môn của đội ngũ nhà giáo - cán bộ của ngành GD quá nặng, thông tin và nhận thức về hoạt động nghiên cứu đào tạo chưa đầy đủ, giáo viên chưa quen với công tác nghiên cứu đào tạo chuyên nghiệp…

T.HÀ

Bo GD-DT kiem tra cong tac chuan bi cac ky thi tai Nghe An

(Dân trí) - Ngày 26/5, Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Nghệ An về công tác chuẩn bị các kỳ thi: tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Nếu một người nước ngoài xem video clip quay cảnh đêm 11 rạng sáng 12-5 ở Trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội) thì chắc chẳng hiểu gì cả. Họ không thể hiểu tại sao có hàng trăm người thức trắng đêm, sau đó đạp đổ cổng trường rồi cùng chạy vào tán loạn như cảnh… cướp đồ cúng cô hồn! (GDVN) - Để tiếp tục sự nghiệp học hành, không ít sinh viên nghèo đã phải âm thầm sống trong những khu trọ tồi tàn giữa lòng Thủ đô. Trời mưa phải hứng giột, trời nắng thì nóng như "lò bánh mì".

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT có buổi làm việc với tỉnh Nghệ An trước các kỳ thi.

Dự buổi làm việc có Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng lãnh đạo các vụ, Cục thuộc Bộ GD-ĐT; ông Nguyễn Xuân Đường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh Nghệ An, đại diện lãnh đạo của Thị xã Cửa Lò, huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Lộc, huyện Nam Đàn, thành phố Vinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Năm 2012, tỉnh Nghệ An có hơn 80.000 học sinh lớp 12 các hệ tham dự kỳ thi. Tỉnh đã diều động hơn 6.500 lượt cán bộ coi thi, bảo vệ và phục vụ thi. Kỳ thi này, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn, nghiêm túc, công bằng, đánh giá đúng chất lượng của kỳ thi như tách hẳn các đối tượng thi: trường công lập, trường ngoài công lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường chuyên; tăng cường công tác thanh tra thi tại các điểm nóng, điểm nhạy cảm.

Theo báo cáo của Trường ĐH Vinh, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012 tại cụm thi Vinh có 86.029 lượt thí sinh đăng ký dự thi trong đó có 20.081 thí sinh dự thi vào Trường ĐH Vinh; 37.266 thí sinh đăng ký dự thi vào 43 trường đại học và cao đảng tại Hà Nội; 12.824 thí sinh đăng ký dự thi vào 36 trường đại học, cao đẳng tại TPHCM; 15.858 thí sinh dự thi vào ĐH Vinh nhưng đăng ký xét tuyển tại 150 trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2012 được mở rộng sang cả địa bàn của huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh. Trường Đại học Vinh đã chuẩn bị điều động 7.000 cán bộ coi thi, chỉ đạo và phục vụ kỳ thi.

Để tổ chức tốt kỳ thi, Trường ĐH Vinh đã đề nghị Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh Nghệ An cần nghiên cứu để cải tiến và đơn giản hóa công tác phối hợp giữa Trường ĐH Vinh và các trường có thí sinh dự thi tại cụm thi Vinh như: Bộ cần chỉ đạo để các trường ủy quyền hoàn toàn cho ĐH Vinh tổ chức thi (như Trường ĐH Sư phạm TPHCM); thống nhất công tác đảm bảo an ninh trật tự giữa Công an tỉnh Nghệ An và Công an tỉnh Hà Tĩnh; rà soát để đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, điện, nước; tỉnh Nghệ An cần nghiên cứu để có chế độ bồi dưỡng cho lực lượng Công an, lực lượng Thanh niên tình nguyện tham gia Tiếp sức mùa thi, hỗ trợ cho Trường ĐH Vinh để tổ chức kỳ thi đối với các thì sinh thi vào các trường đại học trực thuộc tỉnh nhưng không tổ chức thi.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã đánh giá rất cao công tác chuẩn bị của tỉnh Nghệ An để tổ chức tốt các kỳ thi. Thứ trưởng cũng đã lưu ý 10 vấn đề cần quan tâm tại cụm thi Vinh đó là:
Quan tâm việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo thi của Bộ GD-ĐT; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội đối với các kỳ thi; quan tâm đảm bảo công tác an toàn, an ninh trật tự trước, trong và sau kỳ thi; đảm bảo công tác thông tin liên lạc trong các ngày thi; làm tốt công tác tập huấn nghiệp vụ coi thi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, coi thi, chấm thi; tiếp tục chỉ đạo các ngành phối hợp tốt với Trường ĐH Vinh để tổ chức thành công kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2012; Bộ sẽ có văn bản chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tốt để tổ chức kỳ thi và nghiên cứu hỗ trợ một phần kinh phí cho Trường ĐH Vinh tổ chức tốt kỳ thi tại cụm thi Vinh.
Nhân dịp này, Bộ GD-ĐT đã tặng Bằng khen cho Trường ĐH Vinh là đơn vị có nhiều thành tích trong công tác tuyển sinh giai đoạn 2007 - 2011.

Nguyễn Duy


Một phụ huynh lớn tuổi có mặt trong thời điểm ấy cũng phải thừa nhận rằng cách đây 50-60 năm, đi thi đại học cũng không hồi hộp bằng việc kiếm một lá đơn cho cháu ông ứng thí vào lớp 1 trường này.

Tình cảnh trên xót xa đến nỗi trên mạng truyền nhau video clip nhại bài hát Ngày đầu tiên đi học của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện thành bài Ngày nộp đơn xin học với lời ca: "Ngày nộp đơn xin học, mẹ thức đêm đứng chờ, mắt mờ mong trời sáng, mẹ lách vào mua đơn... Rồi trời kia cũng sáng, mẹ đá tung cổng vào, chen nhau chạy nước rút, trông hỗn loạn biết bao...".

Nhìn tổng quát sự kiện này, chỉ có thể đưa ra lời ta thán: Chuyện này chỉ có ở Việt Nam! Điều đó cũng phản ánh một thực tế rằng nhu cầu được học tập trong một môi trường tốt thực sự là chuyện bức xúc của người dân.

Thực tế Trường Tiểu học Thực nghiệm có điều gì hấp dẫn phụ huynh đến vậy? Đơn giản đây là trường thực nghiệm, trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, giảng dạy những chương trình có tính thực nghiệm chỉ ở cấp 1 để phục vụ việc nghiên cứu khoa học giáo dục. Cũng từ trường này, nhiều phương pháp giáo dục ở cấp 1 được đem ra áp dụng đại trà trên cả nước.
Vì vậy, trường dạy theo chương trình thực nghiệm (thuở nhỏ GS Ngô Bảo Châu từng theo học trường này). Phương pháp giáo dục căn bản ở đây là dạy cho học sinh cách tư duy. Học sinh và cả nhà trường không bị áp lực chạy theo thành tích - cái mà ngành giáo dục đã làm nên phong trào trong nhiều năm qua, đặc biệt học sinh không phải học thêm. Các em vừa học vừa chơi với những buổi ngoại khóa hấp dẫn, được trang bị những kỹ năng sống, được sáng tạo, được học nhiều môn năng khiếu… Bên cạnh đó, trường có cơ sở vật chất tốt, sân chơi rộng, học phí hợp lý…
Chỉ vậy thôi, ngôi trường này đã là mơ ước của hàng ngàn phụ huynh ở thủ đô, dù có thể họ biết con em mình phải tham gia những cuộc thí nghiệm giáo dục. Đó là khát vọng chính đáng của các bậc phụ huynh.
Có điều ngành giáo dục của chúng ta qua nhiều thập kỷ cải cách liên tục vẫn chưa có biến chuyển tích cực, thậm chí các chuyên gia giáo dục đánh giá cả nền giáo dục đang tụt hậu nhanh chóng. Hiện thực đó xuất hiện một khái niệm mới: "tị nạn giáo dục", khi mà có hàng chục ngàn học sinh cấp 2, 3 đã được gia đình có điều kiện đưa đi du học từ nhỏ, biến Việt Nam trở thành "bạn hàng" lớn của các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Cải cách giáo dục của chúng ta thiếu đồng bộ, từ chương trình chuẩn đến cơ sở vật chất, khi mà cả nước hiện còn rất ít trường đạt chuẩn quốc gia, thiếu cả giáo viên giỏi, trong khi các trường ĐH sư phạm đa số chuyển thành trường ĐH đa ngành. Sự khập khiễng đó làm sao có thể áp dụng những chương trình giáo dục tiên tiến.
Nói thẳng ra, ngành giáo dục tụt hậu vì chưa thể đáp ứng nhu cầu học của xã hội. Đó là thực tế xót xa mà cảnh phụ huynh chen lấn, tranh nhau nộp đơn vào Trường Tiểu học Thực nghiệm là hình ảnh điển hình, nói lên tất cả.

Điểm chung của các khu trọ tồi tàn này là tất cả đều lợp bằng tấm phi-proximăng, mùa hè thì nóng, còn mùa mưa thì giột

Khu vệ sinh bẩn và không an toàn

Nếu ai đã qua thời sinh viên hẳn không còn lạ lẫm với những hình ảnh này

Ở những khu nhà như thế này, sinh viên sống chung với dân lao động

Ẩm mốc và mất vệ sinh là một điểm chung ở tất cả những khu trọ này

Những căn phòng sập xệ và hoang tàn vẫn đang có nhiều sinh viên thuê, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho họ có những lựa chọn tốt hơn

Đời sinh viên thật nhiều niềm vui, các bạn vẫn nói vui rằng "Cái gì cũng có, chỉ thiếu một thứ, đó là... tiền".

Wednesday, 30 May 2012

Vi sao nu sinh trong trang ngu voi thay

Ngoài việc xâm hại vùng kín của các học sinh nữ, Mai Thanh Phong, thầy giáo dạy thể dục còn bắt các em "phục vụ" mình bằng cách ép sờ vào vùng kín của thầy. Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Ngân hàng Quân đội (MB) đã tổ chức hàng loạt chương trình giao lưu, tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật trên khắp nước. Ngày 25-5, nhà trẻ Học viện Biên phòng phòng (HVBP) tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và tổng kết năm học 2011–2012.

Liên tiếp những vụ thầy giáo "ân ái" với học trò

Vài năm trở lại đây sau vụ gạ gẫm "đổi tình lấy điểm" giữa một thầy giáo và nữ sinh một trường cao đẳng ở Hà Nam năm 2006 gây bàng hoàng dư luận, trên địa bàn cả nước xuất hiện khá nhiều những vụ học sinh, cha mẹ học sinh "tố" thầy giáo quan hệ bất chính với học trò.

Điển hình, ngày 15/5 vừa qua, phụ huynh em B, sinh năm 1994, đang học lớp 11, Trường PTTH Phú Tân (Cà Mau) đã đến cơ quan công an tố giác thầy giáo Phạm Thái T. giáo viên dạy Văn, cưỡng hiếp con giá mình.

Vụ việc được phát hiện khi bà Phạm Ngọc S. ở thị trấn Cái Đôi Vàm, Phú Tân phát hiện con mình là em B. đang ở trong phòng trọ của thầy giáo T.. Khi tra hỏi thì B. thừa nhận "quan hệ" với thầy để biết đề và nâng điểm thi.

Trước đó một tháng, 21/4/2012, Công an thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cũng đã bắt tạm giam Nguyễn Tiến Dũng (30 tuổi, giáo viên dạy Văn, Trường THCS Khánh Hòa) điều tra về hành vi giao cấu với một học sinh lớp 9.

Ông Dũng bị tố cáo đã lợi dụng tín nhiệm 2 lần đưa nữ học sinh lớp 9 do mình dạy vào nhà nghỉ quan hệ tình dục rồi gọi điện cho người nhà đến đón về.

Cơ quan điều tra Công an thị xã Vĩnh Châu cho biết, hơn một tháng trước Dũng đã đưa nữ sinh T. trong đội tuyển học sinh giỏi Văn do ông trực tiếp bồi dưỡng sang huyện Trần Đề, cách trường khoảng 15km để vào nhà trọ quan hệ tình dục.


Rất nhiều nữ sinh do nhẹ dạ đã bị chính các thầy giáo làm nhục.

Ân ái xong thầy giáo không đưa cô bé về mà nhờ chủ nhà trọ điện thoại cho gia đình ở xã Khánh Hòa chạy lên rước. Vài ngày sau, ông Dũng tiếp tục đưa nữ sinh lên Sóc Trăng rồi thầy trò thuê nhà nghỉ ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, mẹ nạn nhân không thấy con gái đâu nên đến trường tìm kiếm.

Thời gian qua, câu chuyện thầy giáo Mai Thanh Phong (21 tuổi, ngụ tại huyện An Phú, An Giang) hiếp dâm hàng chục học sinh nữ lớp 4, lớp 5 của trường Tiểu học B Núi Sam (thị xã Châu Đốc, An Giang) đã khiến dư luận thật sự bàng hoàng, phẫn nộ.

Theo đơn tố cáo của nhiều phụ huynh, trong các tiết dạy thể dục từ tháng 10/2010 - 11/2011, Phong đã sàm sỡ, xâm hại tình dục hơn 10 học sinh nữ khối lớp 4 và 5 ngay tại trường để thỏa mãn dục vọng đê hèn của mình. Cá biệt có em đã bị xâm hại tới 2 lần.

Lời kể của các em học sinh cho biết, Phong luôn ép các học sinh nữ vào nhà vệ sinh nam rồi đóng cửa lại để thực hiện hành vi sàm sỡ. Ngoài việc xâm hại vùng kín của các học sinh nữ, Mai Thanh Phong còn bắt các em "phục vụ" mình bằng cách ép các em sờ vào vào vùng kín của mình.

Chỉ đến khi vụ việc kéo dài khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái hoảng loạn, thì các em mới dám thú nhận với gia đình. Với tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 4/2/2012, Công an thị xã Châu Đốc đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam Mai Thanh Phong để điều tra làm rõ về hành vi dâm ô đối với trẻ em.

Quan hệ thầy trò vì sao nên nỗi?

"Nghe một vài anh, chị khóa trên kể lại nợ môn chỉ có đến gặp trực tiếp thầy mong giúp đỡ. Tôi đành liều đến gặp nhằm xin thầy nhẹ tay, nâng đỡ. Trông tôi cũng có vẻ ưa nhìn, lại cao dáo, da dẻ mịn màng, thầy hẹn tôi đi uống nước tại một quán cafe để chuyện trò.

Trong câu chuyện trao đổi thầy gợi ý muốn được cùng tôi vui vẻ, bù lại tôi sẽ qua môn đó với kết quả khả quan, thậm chí có thêm cả tiền để chi tiêu. Hơi bất ngờ nhưng tôi cũng kịp trấn tĩnh lại và xin được có thêm thời gian để suy nghĩ.

Cuối buổi hôm đó thầy còn nhắn có gì cứ liên hệ với thầy qua số điện thoại của thầy. Suốt đêm hôm đó tôi không tài nào ngủ được, sau một đêm suy nghĩ tôi đã quyết định liên lạc lại với thầy, và chuyện trao đổi đó đã xẩy ra. Quả thật là sau lần ấy thì tôi vượt qua môn học một cách dễ dàng, thậm chí còn có một kết quả rất tốt chứ không phải điểm liệt như hai lầm thi trước…", bạn Banglang tâm sự trên một tờ báo về bước đường sa ngã vào lòng thầy.

Tổng hợp từ các vụ việc trên và lời tâm sự của bạn nữ sinh Banglang có thể thấy, chính những hiểu biết lệch lạc của các em học sinh đã gây nên những vụ việc đáng tiếc. Hầu hết các em học sinh khi bị sa ngã vào vòng tay của những thầy giáo đều chỉ vì một mối lợi trước mắt dù rất nhỏ, chỉ vì muốn được thầy ưu ái và cho điểm cao.

Tuy nhiên, cũng còn không ít vụ thầy giáo do không thể kìm nén nổi trước những ham muốn, dục vọng về thể xác đã đánh mất mình, mất phẩm giá cao quý của bản thân. Hy vọng là xã hội chúng ta sẽ ngày càng ít đi những vụ việc đáng tiếc như trên.


Đồng hành cùng Quỹ bảo trợ trẻ em (Quỹ BTTEVN),

Một trong các hoạt động của MB hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em
Sáng 25/5/2012, tại TP. Hồ Chí Minh, hơn 40 đoàn viên thanh niên MB đã tham gia trực tiếp vào việc nấu bữa trưa từ thiện cho hơn 80 trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng và bảo trợ trẻ em TP. Hồ Chí Minh. Chương trình còn trao tặng hơn 90 đầu mục trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em tại trung tâm có cơ hội luyện tập và điều trị tốt hơn.

Tiếp tục chuỗi hoạt động nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, từ ngày 28/5 đến 1/6, MB sẽ tổ chức chương trình giao lưu, gặp mặt và tặng quà cho 50 học sinh nghèo vượt khó, có thành tích xuất sắc trong học tập đến từ hơn 11 tỉnh, thành trên cả nước tại Hà Nội.

Ngoài ra, tại Thanh Hóa, MB cùng đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quỹ Bảo vệ trẻ em Việt Nam sẽ trao 25 suất quà tặng cho 25 học sinh tiêu biểu tại Lễ phát động Tháng Hành động Vì trẻ em với chủ để "Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em" tại TP. Thanh Hóa, và tổ chức chương trình giao lưu, tặng quà cho 30 trẻ mồ côi tại Trung tâm Hy Vọng - Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Chỉ tính riêng trong tháng 6/2012, MB đã dành khoảng 200 triệu đồng để tặng quà cho các cháu thiếu nhi.


Trong những năm qua, công tác nuôi dạy trẻ ở nhà trẻ HVBP luôn nhận được sự quan tâm của Ban phụ nữ Quân đội, Ban Phụ nữ BĐBP, Ban giám đốc Học viện Biên phòng và sự quan tâm hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng Giáo dục thị xã Sơn Tây mà trực tiếp là tổ chức công đoàn – Phụ nữ Học viện.

Nhà trẻ từ khi chỉ có 8 cháu đến nay tổng số cháu đến nay là 80 cháu chia làm 4 lớp (từ lớp 2 tuổi đến lớp 5 tuổi). Trong đó, có 80% là con em cán bộ trong trường, 20% là con em nhân dân trên địa bàn phường tín nhiệm theo học.

Đại diện Công đoàn Học viên trao giấy chứng nhận cho các cháu nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6

Nhà trẻ hiện nay có 4 cô giáo và 1 nhân viên phục vụ, các cô đều có trình độ chuyên môn Cao đẳng Sư phạm Mầm non và Văn hóa tuyên truyền, bên cạnh đó các cô cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục Thị xã mở. Các cháu đến lớp đều được ăn bán trú và học tập, vui chơi theo chương trình qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo về giáo dục Mầm Non qua những chủ đề như "Bé với an toàn giao thông", "Bé với cảnh quan môi trường" với các hoạt động thiết thực.

Những năm qua, Đảng ủy Ban giám đốc luôn tạo điều kiện nâng cấp sân chơi, đồ dùng học tập, đồ chơi, bếp nấu, khu chế biến thực phẩm, tủ Inox để bát…100% các cháu đến lớp đều ngoan, khỏe mạnh tăng cân và chiều cao, trí tuệ theo lứa tuổi; không có trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì. Trung tâm Y tế thị xã thường xuyên kiểm tra về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xét nghiệm nguồn nước và đánh giá là nhà trẻ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh. Vừa qua 19 cháu đã dược Ban giám đốc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu của chuẩn vào lớp 1 trong năm học tới. 100% các cháu tới lớp được các cháu được các cô yêu thương, chăm sóc chu đáo như người mẹ góp phần động viên cha mẹ các cháu phấn khởi, yên tâm công tác.

Phùng Đức Thành

Email Print Góp ý

Khong con bay tren bau troi

Mẹ của em đặt tên em là Tịnh Yên, có nghĩa là sự an bình. Mẹ em bảo cuộc đời của mẹ sóng gió quá nhiều, mẹ lỡ lầm yêu một người đàn ông lãng tử, có nụ cười đẹp giống như tranh vẽ, nhưng người đàn ông đó quá đào hoa, đã phụ bạc mẹ em, đi theo người đàn bà khác khi đã sinh ra em. Khi em chào đời chỉ có mẹ, cho đến giờ này em vẫn chưa biết mặt cha mình. Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, ngày 27-5, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tặng quà các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ý nghĩa hơn, hội thi được TCty và CĐ ĐSVN tổ chức vào "Tháng công nhân", cũng là hoạt động trong chương trình cam kết phối hợp giữa Tổng giám đốc – Ban Thường vụ CĐ ĐSVN năm 2012.
-


Mẹ em là người đàn bà ít học, cho nên bà chẳng trở thành một doanh nhân thành đạt, có nhiều tiền cho em có thể thong dong bước vào đời. Nhưng mẹ em lại là người đàn bà chịu khó, bà bươn chải trên dòng đời ồn ào, luôn sẵn sàng cuốn trôi những ai đứng lại mà không chịu bước đi. Bà chạy theo dòng đời đó bằng đôi chân của mình, chạy rất nhanh như thể chạy không nhanh thì bà sẽ không có công việc để làm, mà không có công việc thì đồng nghĩa với việc con bà, cô bé Tịnh Yên tròn xoe đôi mắt ngây thơ nhìn cuộc sống sẽ đói. Mẹ em bắt đầu buổi sáng bằng phiên chợ rau hối hả, khi ánh đèn đường trở mình hiu hắt trong cơn mưa. Cứ thế, mẹ em trở thành một toa tàu chuyển mình, chở em vào đời với những mơ ước thần thánh của tuổi thơ. Rồi em lớn, em lớn nhanh.

Minh họa: Trần Thắng


Em có những giấc mơ đẹp năm 17 tuổi phải không Tịnh Yên? Tôi vẫn bảo với em rằng nếu không có giấc mơ thì con người ta sẽ chẳng bao giờ vượt qua được những khó khăn trước mắt. Mà cuộc sống này luôn nghiệt ngã, vẫn thườngdạt xô tất cả những giấc mơ cho chúng trở thành những đám mây phiêu lãng. Em mơ gì? Tôi nhớ hôm đó em đến nhà tôi, dường như em đợi rất lâu trước cổng nhà cho đến khi tôi về.


Em cúi chào lễ phép, bởi em vốn là một học trò ngoan:


- Thưa thầy, thầy cho em gặp thầy một chút.


Trong lớp học, em ngồi bàn thứ ba, góc trong cùng. Em vẫn hay lơ đãng đưa mắt nhìn ra cửa sổ khi tôi đang giảng bài. Có hôm em đi trễ bởi vì em phụ mẹ chia rau cho kịp phiên chợ chuyến. Có khi em ngủ gục trên bàn vì có thể em đã phải dậy quá sớm. Nhưng em là một học sinh học chăm chỉ. Hôm tôi bảo tất cả học trò trong lớp làm một bài kiểm tra với nội dung như sau: "Theo em, mai sau em sẽ làm gì?". Tất cả học trò của tôi đều có những suy nghĩ khác nhau, những suy nghĩ ấy chính là động lực để cho các em bước những bước chân của mình vào đời. Hôm đó tôi bảo các em: "Tờ giấy này thầy sẽ giữ lại. 5 năm sau, em nào cần lấy lại hãy tới tìm thầy nhé. Thầy bảo đảm các em sẽ rất thú vị khi thấy nghề mình đã chọn khác với những gì mà các em đã ghi ngày hôm nay". Trong mảnh giấy của Tịnh Yên, em viết: "Em biết em sẽ không có điều kiện lên đại học như các bạn khác, chắc chắn thế. Nên phía trước mặt của em là những bước chân phải chạy…" . Đọc những dòng chữ của em, tôi gọi em vào phòng giáo viên. Em mím môi như thể đang cắn một viên sỏi cứng nào đó. Tôi hỏi:


- Tịnh Yên, nếu em gặp khó khăn, em hãy báo cho thầy biết. Nếu thầy giúp em được thì thầy sẵn sàng. Việc học mới giúp cho con người đàng hoàng tiến vào đời em biết không?


- Dạ biết.


- Vậy thì em hãy cố gắng mà học. Thầy hy vọng 5 năm sau em sẽ trở lại gặp thầy để lấy lại tờ giấy em viết ngày hôm nay.


Đi dạy học nhiều năm, tôi biết cuộc sống của mỗi em học sinh không giống nhau. Không phải ai sinh ra đời cũng có đủ cha mẹ, có đủ tiền bạc để học hành và thực hiện những giấc mơ tuổi trẻ của mình. Cuộc sống của các em có khi phải bỏ dở vì cha mẹ không có khả năng lo cho các em ăn học. Rồi các em tự vào đời mà bỏ đi những ấp ủ tương lai của mình. Tôi, một giáo viên cấp 3, mỗi ngày đến trường truyền dạy cho các em kiến thức, đôi khi nhìn thấy trong lớp thêm một chỗ trống mà lòng không khỏi buồn. Nhưng tôi không thể níu các em về lại lớp học của tôi, bởi tôi cũng không thể làm gì hơn được. Và khi tôi bảo các em viết những tờ giấy nói về ước mơ của mình, tôi hy vọng các em sẽ trở lại sau khi tốt nghiệp đại học, lấy nó đem về như một kỷ niệm đẹp.


- Em xin nghỉ học để vào thành phố học múa. Em rất mê múa.


Cô học trò tên Tịnh Yên cúi mặt xuống. Em nhỏ xíu xiu kia mà lại có một quyết định lạ lùng. Tôi bảo :


- Chỉ còn một năm nữa là hết cấp. Em ráng một năm nữa rồi tính cũng được. Nghe không Tịnh Yên?


Em vẫn cúi mặt xuống:


- Dạ không được đâu thầy. Anh Vũ ảnh bảo là phải đi cùng ảnh vào thành phố học múa. Ảnh sẽ đưa em vào một vũ đoàn. Em chỉ có cơ hội duy nhất này.


Sau ngày tới nhà tôi, Tịnh Yên đi. Tôi chợt nhớ là em rất thích thả diều. Có lần ra quảng trường vào buổi chiều hóng gió biển, trốn cái nóng nực tôi đã gặp em. Tịnh Yên trong chiếc áo cánh, chiếc quần lửng với gương mặt trẻ con cùng với một thanh niên lớn hơn em khoảng 10 tuổi cùng kéo một con diều thả bay lên bầu trời. Với người thầy, tôi chỉ có thể quản lý học sinh trong nhà trường, còn chuyện ngoài xã hội không thể nào can dự. Khi đó, nhìn cách của Tịnh Yên và chàng trai đó âu yếm nhau, tôi hiểu Tịnh Yên đang yêu. Một cô bé 17 tuổi còn học phổ thông, buổi sáng còn phải thức dậy sớm ra chợ phụ mẹ lấy hàng thì tình yêu ở chỗ nào trong ngăn tim nhỏ nhoi? Nhưng tôi không thể đứng ở giữa quảng trường mà dạy cho em bài học đạo đức. Tôi chỉ ngắm những cánh diều buổi chiều cứ bay cao trên bầu trời xanh biếc kia.


Cho đến khi Tịnh Yên tới nhà tôi xin phép nghỉ học, tôi hiểu là em đã quá khờ khạo đi theo tiếng gọi của tình yêu khi bước chân em còn phải đi qua bao nhiêu biển cả, bao nhiêu núi đồi.


Rồi chỗ ngồi của em vắng từ ngày hôm đó, chỗ ngồi bàn thứ ba nhìn ra cửa sổ.


Các cô cậu học trò nhỏ của tôi vẫn đến lớp. Họ xầm xì to nhỏ về chuyện Tịnh Yên bỏ học. Tôi vẫn đứng trên bục giảng, ngày qua ngày bình thản không nhắc nữa về một sự ra đi. Tịnh Yên cũng đã bị lãng quên trong trí nhớ của bạn bè.


Thời gian vẫn trôi qua như nó vẫn trôi qua theo quy luật của tạo hóa. Tôi đã rời bục giảng ba năm sau đó vì tôi bỗng dưng muốn được đi đây đi đó. Tôi muốn đi hết đất nước mình, một giấc mơ như những giấc mơ của các em học trò mà tôi từng dạy. Nhưng những mảnh giấy ghi những giấc mơ của các em thì tôi vẫn giữ. Tôi cất chúng vào trong một chiếc hộp thiếc. Tôi tin rằng cũng sẽ có em trở về, dù muộn màng để xin lại mảnh giấy đó. Tôi cũng tin là Tịnh Yên cũng sẽ trở về, tìm tới tôi lấy lại ước mơ của mình.


Tôi đến thành phố bằng một chuyến xe lửa. Chuyến xe lăn những bánh sắt trên đường ray với những tiếng xập xình buồn buồn. Toa xe tôi ngồi có một nhóm sinh viên đi du lịch trở về, họ hồn nhiên đùa giỡn khiến tôi nghĩ đến lớp học, đến những cô cậu học trò của tôi.


Tôi đã gặp Tịnh Yên trong lúc tôi không ngờ nhất, ngay cả tôi cũng không nhận ra em. Khi đó tôi vừa bước ra khỏi Dinh Thống Nhất, đi bộ chậm rãi trên con đường qua các thảm cỏ đến Nhà thờ Đức Bà. Tôi thong dong giữa trong xanh của thành phố, hờ hững lướt qua những con người đang ngồi trên ghế đá, họ đang tận hưởng phút nhẹ lòng của cuộc đời.


- Thưa thầy, có phải thầy là thầy Diễm?


Tiếng gọi ấy khiến tôi quay lại. Một cô gái đang ngồi trên ghế đá, bên cạnh là một cậu bé con chừng ba tuổi đang loay hoay trên tay một cánh diều. Cậu bé đang tìm cách cho cánh diều bay.


- Tịnh Yên? – Tôi nhớ ra em ngay. Nhưng nhìn em già hẳn lên, gương mặt không còn nét vui tươi thuở nào. Bên cạnh em là một chiếc xe đẩy đầy những cánh diều.
Hôm đó tôi đã đến nhà Tịnh Yên. Căn nhà nhỏ em đang thuê, sống với đứa con trai nhỏ. Đứa con sinh ra trong một phút lạc lòng của tuổi trẻ vẫn nô đùa với cánh diều. Tình yêu non nớt ấy đã ném em giữa thành phố đông người này. Rồi em tự thân mưu sinh với đủ nghề. Bây giờ em bán những cánh diều trong công viên cho người ta thả lên bầu trời.


Em nói khi tôi ra về:


- Thầy ơi, em muốn trở về.


Tôi bỗng nghĩ đến những cánh diều không còn bay trên bầu trời.

Nhược Quân


Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tặng 150 phần quà, mỗi suất trị giá hơn một triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó của 14 huyện ngoại thành Hà Nội; mười phần quà tặng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn là con em cán bộ đang công tác tại đơn vị. Ngoài ra, chương trình tặng hàng chục phần quà cho các em nhỏ mắc các bệnh hiểm nghèo, đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.




Giải vàng sẽ đi học tập ở nước ngoài

Trong số 44 trưởng ga có mặt tại hội thi cấp TCty lần này có tới 3 trưởng ga thuộc thế hệ 8X. Đó là Lê Huy Thành (1981) Trưởng ga Thanh Luyện, Nguyễn Trọng Hậu (1980) trưởng ga Văn Trai và Nguyễn Đình Hiệp (1981) Trưởng ga Suối Kiết. Cùng đua tài với những trưởng ga trẻ như Thành, Hiệp, Hậu, còn có những trưởng ga nhiều cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thí sinh được trao giải thưởng thí sinh cao tuổi nhất là Trưởng ga Lăng Cô Lê Minh Điểu.

Một trong 5 giải vàng của hội thi là Trưởng ga Diêm Phổ (Quảng Nam) Huỳnh Văn Chín - người giữ chức danh trưởng ga mới được... gần 2 năm. Điểm cao nhất của Huỳnh Văn Chín trong hội thi là điểm tự luận về những khó khăn đối với ga có trạm chi nhánh hàng hóa – một ga không hề giống với thực tế ga Diêm Phổ.

Lý giải với chúng tôi về điều này, Huỳnh Văn Chín cho biết, đã làm trưởng ga thì phải nắm hết đặc điểm của các loại ga thông qua tìm hiểu văn bản của ngành và thực tế qua những đợt trao đổi kinh nghiệm. Do đặc điểm là đường tránh, lại nằm trên đường cong, có độ dốc trong ga, nên an toàn trong tác nghiệp luôn được mỗi CB CNVC ga Diêm Phổ coi trọng.

Thông tin từ CĐ ĐSVN cho biết, 5 cá nhân đoạt giải vàng sẽ được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài.

Nên duy trì thường xuyên

Để lựa chọn được 44 thí sinh thi cấp ngành, cuộc thi "Trưởng ga giỏi" được tổ chức tại Cty và cấp cơ sở trong 2 tháng. Một số cơ sở kết hợp kỳ thi sát hạch chuyên môn đầu năm với tổ chức hội thi Trưởng ga giỏi để lựa chọn đội tuyển tham gia hội thi cấp Cty.

Qua cuộc thi cấp cơ sở có 284/284 trưởng, phó ga được ôn luyện tại cơ sở, 77 trưởng, phó ga được dự thi cấp Cty. Theo đánh giá, lãnh đạo các đơn vị đã có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ôn luyện kiến thức, tổ chức thi định kỳ đối với các chức danh công tác, nhất là với đội ngũ trưởng ga.

Chính vì tính thiết thực, nên cuộc thi cấp cơ sở và Cty thu hút đông đảo trưởng, phó ga tham gia ôn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý tình huống, hiểu biết pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD của ngành, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững". Các trưởng, phó ga đều cho rằng hội thi là dịp học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ và đây cũng là dịp để lãnh đạo các cấp đánh giá đúng trình độ nhân viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lâu dài nguồn nhân lực.

Ông Nguyễn Văn Biên – Phó Chủ tịch CĐ ĐSVN - đề nghị ngành ĐS VN nên duy trì thường xuyên (2 đến 3 năm /lần) việc tổ chức các hội thi tay nghề, kịp thời cung cấp những thông tin mới về chuyên môn, pháp luật, chính sách mới cho CB CNVCLĐ học tập. Đây cũng là nguyện vọng chung của CB, đoàn viên CĐ vì bất cứ lúc nào, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn giao thông cũng là mục tiêu hàng đầu của ngành.

Ban tổ chức Hội thi Trưởng ga giỏi ĐSVN lần thứ IV-năm 2012 trao 5 giải vàng, 1 giải A, 21 giải B, 14 giải C, 1 giải khuyến khích, giải cho thí sinh cao tuổi nhất và trẻ tuổi nhất, với tổng số tiền 41 triệu đồng.

Tuesday, 29 May 2012

Hanoi-Aptech dinh huong HOC NGHE

Làm sao để có thể định hướng được học cái gì? & làm nghề nghiệp gì cho phù hợp với khả năng cũng như sở thích của bản thân là điều mà các bạn trẻ và các bậc phụ huynh luôn quan tâm, nhất là kì thi CĐ – ĐH 2012 đã bắt đầu khởi động. Nếu không xác định được bản thân muốn gì & cần gì thì đôi khi sự lựa chọn không đúng đắn sẽ khiến bạn không chỉ mất thời gian, công sức, tiền bạc mà sẽ gặp khó khăn trong tìm việc và trở nên hoang mang với mỗi bước đi. Tiin.vn - Để kỳ thi tốt nghiệp tới đây "xuôi chèo mát mái", các bạn hãy chú ý những lỗi sau nhé! KTĐT - Hôm nay (27/5), lễ phát động phong trào "Ai chăm ngoan" do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Dân Trí, Công ty CP Đầu tư Quảng cáo Sao Việt, Công ty CP In và Truyền thông Gia Long tổ chức đã diễn ra tại Cung thiếu nhi Hà Nội.

http://ni2.upanh.com/b3.s15.d1/fcb1a464700d465f0be4082c88ba9dfc_41114222.4.700x0.jpg

Nhiều bạn trẻ không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có sự ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này. Không ít bạn trẻ lựa chọn ngành học không phải vì sự quan tâm hay niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung... Do đó, chính các bạn cảm thấy dường như " chiếc áo" đã lựa chọn cho mình quá sức để mang.

http://ni3.upanh.com/b3.s25.d2/c8a1d0c4b5be8f5e04a4491d42fc0f78_41114223.5.700x0.jpg

Tài chính cũng là vấn đề cần lưu ý khi bạn xác định ngành nghề cho tương lai. Nếu như khi lựa chọn được một ngành học như ý, dễ dàng khi xin việc thì bỏ ra một khoản tiền để đầu tư cũng sẽ được coi là thích đáng. Nhưng nếu ngành học đó không đem lại gì nhiều cho bạn, quả thực khoản " đầu tư" này không hề có lời.

Theo các chuyên gia, khi gặp một công việc trái nghề, đừng nên từ chối vì để tìm được việc đúng với ngành học của mình là điều không cần thiết. Quan trọng là chứng minh được sự đam mê công việc với nhà tuyển dụng.

Chấp nhận công việc không đúng với chuyên ngành học, đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng để cạnh tranh với các đồng nghiệp khác có chuyên môn cao. Do đó, trước khi lựa chọn bạn nên đánh giá khả năng thành công của mình. Ông Nguyễn Chiến Thắng – Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Scansia Pacific cho rằng: " Bằng cấp và phỏng vấn chỉ là những công cụ tuyển dụng. Ðiều doanh nghiệp cần nhất ở nhân viên là hiệu quả công việc. Cho nên cố gắng khai thác khả năng cá nhân và luôn hết mình vì công việc, thành công sẽ đến".

Để giúp các bạn trẻ có những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, có thêm hành trang để vững bước vào đời, Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hanoi-Aptech sẽ đặc biệt mở gian hàng tư vấn hướng nghiệp miễn phí cho tất cả các học sinh – sinh viên tới tham gia chương trình Đại nhạc hội " LỬA XUÂN" được tổ chức vào ngày 03/03/2012 tới.

http://ni1.upanh.com/b3.s25.d1/970c75c4c0eaff61c79925748eb2630e_41114221.2.700x0.jpg

Đại nhạc hội " LỬA XUÂN" là sân chơi giải trí được tổ chức thường niên do Hanoi-Aptech kết hợp với các trường Đại học tổ chức dành cho những bạn trẻ nhiệt huyết có cơ hội được thể hiện, giao lưu. Trong khuôn khổ chương trình hướng nghiệp, Hanoi-Aptech hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn ngành học & nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, thông tin về những ngành được coi là Hot mà thị trường đang rất cần nguồn nhân lực: CNTT, Thiết kế Đồ họa và Mỹ thuật Đa phương tiện, Lập trình cho di động,….

Hãy tham gia chương trình để nhận được sự tư vấn hữu ích, thiết thực đối với các bạn trẻ. Chương trình Tư vấn hướng nghiệp Học & Nghề được tổ chức tại sảnh trước Hội trường lớn Trường Đại học Văn hóa 418 La Thành – Hà Nội từ 18h00 – 19h00 ngày 3/3/2012 trước chương trình Đại Nhạc Hội Lửa Xuân.

Các bạn có thể đăng ký tham gia chương trình Tư vấn Hướng nghiệp cũng như nhận vé mời tham dự Đại Nhạc Hội online tại website: www.aptech.vn ( Chú ý số lượng vé mời có hạn ưu tiên cho những bạn đăng ký sớm ).

H.C

Sáng tác những câu văn "bất hủ"

Nhiều năm gần đây, sau mỗi kỳ thi quốc gia là một số lượng "đồ sộ" những câu văn bất hủ của thí sinh, khiến cho không chỉ người chấm thi mà người đọc cả nước được trận cười nghiêng ngả. Nhiều teen cao hứng, phóng bút và vô tư "chém gió" trên trang giấy của mình… không biết đâu là điểm dừng.

Ví như trong đề thi tốt nghiệp năm ngoái, với câu 3a, phân tích bài Tây Tiến của Quang Dũng, có bạn viết: "Chiếc thuyền hoàng hôn mờ trong sương sớm, họ dũng cảm không sợ tiếng gầm của những con cọp đang thèm thịt người". Bạn khác thì nhầm những địa danh được nhắc tới như Sài Khao, Mường Lát… "là những địa danh quen thuộc trên đất nước Lào".

Trở về trước, năm 2007 đề thi môn văn có câu: " Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân". Một thí sinh viết: "Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con".

Biết là đôi khi "bí" quá nên thí sinh phải làm "liều" may ra còn vớt vát được điểm nào đó, nhưng phóng bút vô tư thế này thì chỉ càng chứng tỏ bạn chẳng biết gì về những đề thi này thôi.

Đừng tự chế ra những câu văn "bất hủ" trong bài thi của mình nhé! (Ảnh minh họa)

Đọc lướt đề - sai một li đi một dặm

Năm nào cũng thế, đề thi tốt nghiệp THPT luôn được xác định là bám sát chương trình sách giáo khoa, không lắt léo đánh đố thí sinh, ít câu hỏi khó và hóc búa. Do biết trước nội dung đề vừa sức và do tâm lý đề thi tốt nghiệp thì năm nào cũng tương đối dễ nên nhiều thí sinh đâm ra chủ quan.

Ngay khi vừa nhận đề, không ít bạn thường đọc lướt và không xác định phần trọng tâm của đề… Thậm chí có bạn "đoảng" đến mức còn đọc nhầm đề một cách nguy hiểm: Thực tế đề thi ra về tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhưng đã có bạn đi phân tích tác phẩm... Vợ nhặt.

Đọc thật kĩ đề thi để tránh nhầm lẫn khi làm bài (Ảnh minh họa)

Biết nhưng vẫn vi phạm quy chế

Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nào cũng xảy ra tình trạng thí sinh vi phạm quy chế. Dẫn tới bị lập biên bản trong phòng thi, hủy kết quả thi, trượt tốt nghiệp… và các bạn cũng không thể tiếp tục tham gia thi kỳ thi đại học .

Mặc dù có cả một buổi tập trung học về quy chế thi, được các thầy cô, bạn bè nhắc nhở thường xuyên nhưng nhiều thí sinh vẫn bị liệt vào danh sách "vi phạm quy chế". Vẫn có tâm lý mang tài liệu vào phòng thi để đề phòng bất chắc, có bạn "sơ ý" mang điện thoại vào phòng thi, hay có thái độ quay cóp gian lận khi làm bài… Và rồi hậu quả thì không thể cứu vãn được!

Thi tốt nghiệp là một kỳ thi vô cùng quan trọng và nhiều thử thách. Những sai lầm, sơ sảy đáng tiếc trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Do đó để tránh vi phạm, các bạn hãy chuẩn bị kiến thức thật tốt và nắm rõ những quy định trong thi cử teen nhé!

Theo Tiin Trâm Nguyễn/Đất Việt


"Ai chăm ngoan"

Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2012, chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Ngày Gia đình Việt nam 28/6/2012, tiếp tục ủng hộ mục tiêu "Xây dựng, phát triển trường học thân thiện – học sinh tích cực".


Bà Nguyễn Thanh Hải và GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học VN trao quà cho các trường và học sinh có thành tích xuất sắc.

Theo Ban tổ chức, phong trào "Ai chăm ngoan" sẽ được triển khai rộng rãi từ ngày 20/5 đến hết ngày 20/10 tại trên 300 trường mầm non Hà Nội (cả công lập và dân lập). Đây là một hoạt động rất tích cực mang tính chất là khích lệ tinh thần chăm ngoan của các bé ở trường lớp cũng như ở nhà. Ban tổ chức sẽ dành 15.000 phần quà tặng rất ý nghĩa cho các bé chăm ngoan của các trường mầm non cho mỗi tháng (5 tháng). Bé chăm ngoan là danh hiệu do ban giám hiệu nhà trường và các cô phụ trách lớp học đánh giá và bình chọn thông qua các hoạt động như: Bé đi học đúng giờ, bé chăm học và vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh cá nhân, năng khiếu của bé qua các lớp học (múa, họa, võ...), chăm ngoan ở nhà (nghe lời ông, bà, bố, mẹ)…

Phong trào sẽ được tổ chức 2 năm một lần.


Nhung loi khong duoc mac khi lam bai thi tot nghiep

Tiin.vn - Để kỳ thi tốt nghiệp tới đây "xuôi chèo mát mái", các bạn hãy chú ý những lỗi sau nhé! KTĐT - Hôm nay (27/5), lễ phát động phong trào "Ai chăm ngoan" do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Dân Trí, Công ty CP Đầu tư Quảng cáo Sao Việt, Công ty CP In và Truyền thông Gia Long tổ chức đã diễn ra tại Cung thiếu nhi Hà Nội. (Dân trí) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có buổi làm việc với Sở GD&ĐT, UBND thành phố Vinh và các Sở, ngành liên quan để nghe và bàn các giải quản lý HS-SV trong dịp hè; đôn đốc, kiểm tra khắc phục tình trạng quá tải ở các trường mầm non trên địa bàn.

Sáng tác những câu văn "bất hủ"

Nhiều năm gần đây, sau mỗi kỳ thi quốc gia là một số lượng "đồ sộ" những câu văn bất hủ của thí sinh, khiến cho không chỉ người chấm thi mà người đọc cả nước được trận cười nghiêng ngả. Nhiều teen cao hứng, phóng bút và vô tư "chém gió" trên trang giấy của mình… không biết đâu là điểm dừng.

Ví như trong đề thi tốt nghiệp năm ngoái, với câu 3a, phân tích bài Tây Tiến của Quang Dũng, có bạn viết: "Chiếc thuyền hoàng hôn mờ trong sương sớm, họ dũng cảm không sợ tiếng gầm của những con cọp đang thèm thịt người". Bạn khác thì nhầm những địa danh được nhắc tới như Sài Khao, Mường Lát… "là những địa danh quen thuộc trên đất nước Lào".

Trở về trước, năm 2007 đề thi môn văn có câu: " Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân". Một thí sinh viết: "Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con".

Biết là đôi khi "bí" quá nên thí sinh phải làm "liều" may ra còn vớt vát được điểm nào đó, nhưng phóng bút vô tư thế này thì chỉ càng chứng tỏ bạn chẳng biết gì về những đề thi này thôi.

Đừng tự chế ra những câu văn "bất hủ" trong bài thi của mình nhé! (Ảnh minh họa)

Đọc lướt đề - sai một li đi một dặm

Năm nào cũng thế, đề thi tốt nghiệp THPT luôn được xác định là bám sát chương trình sách giáo khoa, không lắt léo đánh đố thí sinh, ít câu hỏi khó và hóc búa. Do biết trước nội dung đề vừa sức và do tâm lý đề thi tốt nghiệp thì năm nào cũng tương đối dễ nên nhiều thí sinh đâm ra chủ quan.

Ngay khi vừa nhận đề, không ít bạn thường đọc lướt và không xác định phần trọng tâm của đề… Thậm chí có bạn "đoảng" đến mức còn đọc nhầm đề một cách nguy hiểm: Thực tế đề thi ra về tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhưng đã có bạn đi phân tích tác phẩm... Vợ nhặt.

Đọc thật kĩ đề thi để tránh nhầm lẫn khi làm bài (Ảnh minh họa)

Biết nhưng vẫn vi phạm quy chế

Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nào cũng xảy ra tình trạng thí sinh vi phạm quy chế. Dẫn tới bị lập biên bản trong phòng thi, hủy kết quả thi, trượt tốt nghiệp… và các bạn cũng không thể tiếp tục tham gia thi kỳ thi đại học .

Mặc dù có cả một buổi tập trung học về quy chế thi, được các thầy cô, bạn bè nhắc nhở thường xuyên nhưng nhiều thí sinh vẫn bị liệt vào danh sách "vi phạm quy chế". Vẫn có tâm lý mang tài liệu vào phòng thi để đề phòng bất chắc, có bạn "sơ ý" mang điện thoại vào phòng thi, hay có thái độ quay cóp gian lận khi làm bài… Và rồi hậu quả thì không thể cứu vãn được!

Thi tốt nghiệp là một kỳ thi vô cùng quan trọng và nhiều thử thách. Những sai lầm, sơ sảy đáng tiếc trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Do đó để tránh vi phạm, các bạn hãy chuẩn bị kiến thức thật tốt và nắm rõ những quy định trong thi cử teen nhé!

Theo Tiin Trâm Nguyễn/Đất Việt


"Ai chăm ngoan"

Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2012, chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Ngày Gia đình Việt nam 28/6/2012, tiếp tục ủng hộ mục tiêu "Xây dựng, phát triển trường học thân thiện – học sinh tích cực".


Bà Nguyễn Thanh Hải và GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học VN trao quà cho các trường và học sinh có thành tích xuất sắc.

Theo Ban tổ chức, phong trào "Ai chăm ngoan" sẽ được triển khai rộng rãi từ ngày 20/5 đến hết ngày 20/10 tại trên 300 trường mầm non Hà Nội (cả công lập và dân lập). Đây là một hoạt động rất tích cực mang tính chất là khích lệ tinh thần chăm ngoan của các bé ở trường lớp cũng như ở nhà. Ban tổ chức sẽ dành 15.000 phần quà tặng rất ý nghĩa cho các bé chăm ngoan của các trường mầm non cho mỗi tháng (5 tháng). Bé chăm ngoan là danh hiệu do ban giám hiệu nhà trường và các cô phụ trách lớp học đánh giá và bình chọn thông qua các hoạt động như: Bé đi học đúng giờ, bé chăm học và vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh cá nhân, năng khiếu của bé qua các lớp học (múa, họa, võ...), chăm ngoan ở nhà (nghe lời ông, bà, bố, mẹ)…

Phong trào sẽ được tổ chức 2 năm một lần.


UBND tỉnh Nghệ An họp bàn giải pháp giảm tải các trường mầm non.
Vấn đề quản lý học sinh, sinh viên (HS, SV) trong dịp hè, Sở đã chỉ đạo các trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động hè, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hè cho HS; tổ chức bàn giao, cấp phiếu theo dõi HS hoạt động hè tại địa phương; phối hợp với công an quản lý các HS cá biệt trên địa bàn; phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, tổ chức để tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng đảm bảo các em có kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo thành phố Vinh đã trình bày thực trạng về giáo dục mầm non (GD MN), trong đó nhấn mạnh vấn đề quá tải ở các trường MN trong những năm gần đây. Theo kế hoạch, năm học 2012-2013, toàn thành phố có 44 trường MN (tăng 2 trường so với năm học trước); tổng số nhóm lớp cần huy động là 409 nhóm lớp (tăng 22 nhóm lớp so với năm học trước).

Tuy nhiên, để đảm bảo phổ cập GD MN đúng độ tuổi còn gặp một số khó khăn: điều kiện cơ sở vật chất một số trường MN còn hạn chế; qui mô trường lớp có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu trong độ tuổi, một số phường xã chưa có trường MN công lập (Lê Lợi, Hưng Phúc); một số địa phương trẻ vẫn phải học trong nhà văn hóa (Cửa Nam, Nghi Đức); Tỷ lệ huy động thấp trong khi nhu cầu thực tế rất lớn; một số trường áp lực trong công tác tuyển sinh, dẫn đến quá tải...

Để khắc phục tình trạng trên, năm học 2012-2013, thành phố Vinh đã có chủ trương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường MN công lập ở những phường xã chưa có trường MN công lập; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường MN dân lập, tư thục ở các địa bàn có áp lực tuyển sinh lớn như Hà Huy Tập; Hưng Bình, Nghi Phú, Đông Vĩnh; mở rộng qui mô các trường MN hiện có và huy động nguồn lực xã hội hóa.

Thành phố có kiến nghị UBND tỉnh, Sở GD-ĐT chấp thuận cho việc sĩ số vượt qui định của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo khi chưa có đủ phòng học đáp ứng nhu cầu HS; có cơ chế đặc thù để thành phố huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường MN.

Ông Nguyễn Xuân Đường - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: các cơ quan chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội làm tốt công tác quản lý HS, SV trong dịp hè, tạo các sân chơi lành mạnh cho trẻ ở địa phương không để xảy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc.

Riêng về vấn đề quá tải các trường MN trên địa bàn thành phố Vinh, giao cho UBND thành phố và ngành GD rà soát lại số lượng trẻ trên địa bàn, ưu tiên trẻ trong độ tuổi; rà soát lại hệ thống qui mô trường lớp để có phương án mở rộng điểm trường; công khai chỉ tiêu và tiêu chí đầu vào các trường MN; tăng cường huy động xã hội hóa giáo dục đầu tư cho ngành học MN; trình UBND tỉnh các phương án mở rộng trường lớp để UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất.

Lany Nguyễn


Monday, 28 May 2012

Thay doi nguyen vong trong 2 ngay

KTĐT - Sở GD&ĐT Hà Nội đã hoàn thành việc tổng hợp thông tin về chỉ tiêu, số lượng HS đăng ký vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT công lập năm học 2012 - 2013. (GDVN) - Trường quốc tế gì mà dịch bệnh nào học sinh cũng bị dính? Hết dịch TCM lại đến thủy đậu… Trường quốc tế gì mà dùng những thực phẩm quá đát, ẩm mốc, ôi thiu chế biến thức ăn cho trẻ??? Từ đầu tháng 5 năm 2012, Chương trình Cao học Việt Bỉ (liên kết giữa Trường Quản Trị và Kinh tế Solvay Brussels (trực thuộc Đại học Tự Do Brussels) và Đại học Mở TP.HCM bắt đầu tuyển sinh khóa IV chương trình Thạc sĩ Quản trị Chất lượng và Hiệu quả Kinh doanh, để nhập học vào tháng 10.2012. Đối tượng của Chương trình là các nhân sự trong lĩnh vực quản trị và kiểm soát chất lượng thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ (sản xuất, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn).
>>> Hà Nội: Chi tiết số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10
Theo đó, HS muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào trường THPT công lập nộp đơn tại các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trong 2 ngày 28 và 29/5. HS chỉ được đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký. HS không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên.

Sau khi đăng tải những bài viết phản ánh việc Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội cho học sinh ăn "cơm bẩn", toàn soạn Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả. Hầu hết độc giả bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ khi một trường học núp bóng trường quốc tế có phí dịch vụ đắt đỏ nhất nhì ở Hà Nội có những hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng, "dối chá", trục lợi, kinh doanh trên từng suất ăn của trẻ…

Cơ sở chế biến Cơm Việt cung cấp thức ăn cho trẻ học ở Maple Bear. Sau khi bị báo chí phanh phui, cơ sở này đã "biến mất"


Dưới đây là bức thư của độc giả Lê Thanh Bình gửi từ email thanhbinhle@gmail.com đến toasoan@giaoduc.net.vn

Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng nguyên văn nội dung lá thư của độc giả Lê Thanh Bình.

"Tôi là một độc giả thường xuyên của Báo Giáo dục Việt Nam. Gần đây, tôi có theo dõi những thông tin về việc Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội cho trẻ ăn "cơm bẩn" khiến nhiều phụ huynh phẫn nộ, bật khóc nức nở và dư luận bức xúc.

Là một người mẹ, tôi hiểu được cái tâm trạng lo lắng, bức xúc, phẫn nộ ấy của các bậc phụ huynh. Chính bản thân tôi cũng thấy vô cùng bức xúc, vô cùng khó chịu trước những hành động không nhân đạo mà Trường Maple Bear đã làm trong thời gian qua. Trước tiên, tôi xin được chia sẻ những tâm trạng lo lắng, bức xúc cùng các phụ huynh đã và đang có con theo học ở Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội.

Tôi được biết, Maple Bear là trường mầm non quốc tế, nằm trong hệ thống trường quốc tế của Canada. Nó mới xuất hiện tại Hà Nội khoảng hơn 2 năm nay. Tôi cũng được biết, ngôi trường này đã từng thu hút được khá đông phụ huynh và học phí tại đây rất cao (9-12 triệu đồng/tháng). Sở dĩ, trường tạo được sức hút bởi trường thường thuê những tòa nhà cao cấp cùng khẩu hiệu: "Dạy và học theo phong cách, phương pháp Canada...".

Nhiều bà mẹ có mức thu nhập thấp hoặc tầm trung trung như tôi đã từng "thèm khát", chỉ dám đứng ngoài mà ngưỡng mộ và ước ao "giá như nhóc nhà mình cũng được vào Maple Bear học thì tốt biết mấy…".

Tuy nhiên, những sự việc lùm xùm, bê bối liên tiếp được phụ huynh và báo chí vào cuộc phanh phui trong thời gian qua khiến tôi đã có cái nhìn rất khác, hoàn toàn khác về ngôi trường quốc tế này. Có người đã bảo rằng, tất cả chỉ là lừa phỉnh, dối chá, bịp bợm, kinh doanh, trục lợi dưới danh nghĩa giáo dục... tôi thì nghĩ mọi chuyện không đến mức như vậy, nhưng quả thực những gì đã xảy ra khiến nhiều phụ huynh đang có ý định lựa chọn nơi này vô cùng lo lắng.

Tôi biết, tại sao nhiều phụ huynh lại "chịu chi" như thế. Họ sẵn sàng bỏ ra 9-12 triệu đồng/tháng để trả học phí học mẫu giáo cho con bởi họ mong muốn, con cái của mình sẽ được thụ hưởng một nền giáo dục văn minh, hiện đại ngay từ những năm tháng đầu đời. Và hầu hết những đứa trẻ học ở Maple Bear đều mang quốc tịch nước ngoài sẽ cùng bố mẹ xuất ngoại trong nay mai. Họ muốn con sớm được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế từ khi bắt đầu có nhận thức về cuộc sống.

Cũng thật dễ hiểu. Khi các trường quốc tế mọc lên như nấm, để không phải phân vân, đắn đo, cân nhắc quá nhiều, nhiều phụ huynh chọn ngôi trường có phí dịch vụ đắt nhất và chắc chắn với một niềm tin: Học phí đắt thì chất lượng phải cao…

Phụ huynh bị lừa phỉnh, bị dối trá bởi khẩu hiệu chào mời đầy hấp dẫn "Dạy và học theo phong cách, phương pháp Canada". Thế nhưng, "ở trong chăn mới biết chăn có giận". Vào rồi mới biết, nó không hào nhoáng, không lung linh, không tốt đẹp như những gì bên ngoài thể hiện ra…

Các phụ huynh vô cùng bức xúc với cách điều hành của Trường Maple Bear


Bản thân tôi lấy làm lạ và khó hiểu. Rằng, đã là trường quốc tế thì chất lượng dịch vụ phải có sự khác biệt, phải phân tầng rõ ràng, phải khẳng định được "đẳng cấp quốc tế" mới đúng. Đằng này, chất lượng dịch vụ thấp kém ngay từ xuất ăn của các bé, mà ở tuổi này thì chế độ dinh dưỡng lại vô cùng quan trọng, một xuất cơm bụi được sản xuất ở cái nơi mất vệ sinh như cơ sở cơm việt thì thử hỏi bà mẹ nào yên tâm cho nổi. Rồi còn cả chuyện thay đổi giáo viên liên tục, khiến ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ. Ấy vậy nên, chính phụ huynh có con gửi ở trường này đã chia sẻ rằng, con chị được hưởng dịch vụ 9 triệu đồng/tháng vẫn sợ hãi việc đến trường mỗi ngày.

Trường quốc tế gì mà dịch bệnh nào học sinh cũng bị dính? Hết dịch TCM lại đến thủy đậu… Rồi số trẻ phải nghỉ ốm ở nhà không đến được lớp cứ như chuyện cơm bữa vậy. Điều đáng báo động hơn, có những đứa trẻ trong thời gian học ở Maple Bear không hề lên cân. Trường quốc tế gì mà giáo viên chểnh mảng việc trông nom, chăm sóc trẻ khiến các cháu bị ngã chảy máu để lại sẹo sâu ở mí mắt trong giờ học? Trường quốc tế gì mà mua đồ ăn cho trẻ cũng không biết người ta làm ăn thế nào, may mà cuối cùng người ta đã phát hiện ra cái cơ sở cơm việt kia đã dùng những thực phẩm quá đát, ẩm mốc, ôi thiu chế biến thức ăn cho trẻ, hộp bơ có cả chân gián, mọi thứ đều nhem nhếch và bẩn thỉu... Và những phát hiện động trời này đã một lần nữa cảnh báo cho các bà mẹ, không nên tin tưởng thái quá vào cái mác "trường quốc tế".

Nghĩ đến những điều này tôi thấy "bất bình thay" cho những bà mẹ gửi con ở Maple Bear: Tiền mất, tật mang. Chỉ tiếc rằng, phụ huynh phát hiện ra con cái mình đang bị "đầu độc" bởi những bữa ăn như thế cũng đã quá muộn.

Buồn hơn là lãnh đạo Trường Maple Bear lần đầu tiên có lời xin lỗi phụ huynh và học sinh nhưng cuối cùng cần quy kết trách nhiệm đến những người liên quan lại đùn đẩy, chối bỏ mọi trách nhiệm.

Cách làm việc của lãnh đạo Trường Maple Baer cũng không thể chấp nhận được từ thái độ, tác phong đến cách thức quản lí... Phụ huynh đã bức xúc nói trên báo rằng, nhà trường không có thiện chí hợp tác trong các cuộc họp, rằng những quyết định đưa ra hôm trước thì hôm sau lại lật mặt, chối bỏ, rằng lãnh đạo trường không có bất cứ sự xin lỗi và cam kết, hứa hẹn bảo vệ quyền lợi cho trẻ bằng văn bản đến phụ huynh… Cách làm việc quá nghiệp dư, quá chợ búa, hoàn toàn không xứng tầm là một ngôi trường quốc tế.

Tôi cũng được biết, trước khi cho con vào học ở Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội, phụ huynh phải đóng 300 USD phí nhập học, 300 USD phí xây dựng trường. Sau những sự việc ầm ĩ vừa qua, tôi chợt nghĩ: Phải chăng Maple Bear đang cố tình "đá" những học sinh đã có ra khỏi trường để chiêu sinh các đối tượng mới để tiếp tục thu về 600 USD/học sinh?

Thiết nghĩa, câu chuyện mang tên Maple Bear sẽ là một bài học, một sự cân nhắc cho tất cả các bậc phụ huynh đã và đang có ý định gửi con vào trường quốc tế…


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Chương trình học được thiết kế nhằm đào tạo những nhà quản lý hiện tại cũng như các ứng viên của vị trí quản lý trong ngành công nghiệp và dịch vụ, nắm vững các quy trình của tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng những quy luật về chất lượng, kiểm soát và đánh giá, đồng thời áp dụng những công cụ quản trị để đảm bảo thành công lâu dài cho doanh nghiệp và mỗi cá nhân làm việc trong lĩnh vực này.

Buổi tìm hiểu về chương trình và thảo luận với các Giáo sư chuyên ngành Quản trị Chất lượng sẽ được tổ chức vào lúc 14h ngày 2.6 tại phòng 118, Đại học Mở, 97 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM.


Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More