Hot Girl | mon ngon de lam | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo | nau an ngon |
Xài đủ các thể loại từ đơn giản đến phức tạp.Dạo gần đây, dân tình nhà mình nghỉ Tết gần hết rồi nhỉ? Là sinh viên, chỉ có "hầu bao" dè xẻn chứ thời gian lúc nào chả "rủng rỉnh", thế là khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ lớp đại học chính quy đến lớp ngắn hạn, bà con ta hồ hởi nô nức đi... làm thêm kiếm tiền tiêu Tết.
Đơn giản nhất và cũng là chiêu "hái ra tiền", phải kể đến công việc làm thời vụ: PG (promotion girl), PB (promotion boy). Công việc này không đòi hỏi quá nhiều sức lực, chủ yếu là "tạo dáng, giới thiệu sản phẩm" - một hình thức quảng cáo thời công nghệ. Thời gian làm linh động, lương lại kha khá so với hầu bao sinh viên. Bạn nào xinh xắn, dễ thương, vóc dáng chuẩn chuẩn một tí là được "chấm" ngay. Vậy là "alezozo", dân tình nhà ta đổ xô đi làm công việc thời vụ này như một hình thức kiếm tiền hiệu quả số 1.
|
Tự lập topic trên các diễn đàn để... kêu gọi việc làm là một chiêu khá thông minh của teen mình. |
Bạn Nguyễn Đình Anh (sinh viên năm 4, trường ĐH Xây dựng) kể lại thời kỳ đi làm PB hơi bị hay ho: "Làm nhàn nhé, cả buổi sáng chỉ phải đến chỗ làm có 2 tiếng, đút túi 200 - 300k. Một ca chỉ tầm 1,5h thôi. Nếu bạn được ký hợp đồng chạy cả chương trình với công ty quảng cáo, một vụ cũng nhét túi vài triệu, sắm Tết tha hồ. He he".
Thích thú hơn cả là cung nhiều mà cầu cũng lắm. Các ông chủ thích tìm đến sinh viên vì trả lương ít, mà lại dễ bảo. Hơn nữa, việc làm thời vụ không ảnh hưởng đến thời gian học của bạn là bao nhiêu. "Thực ra vướng phải vài hôm đi làm cũng "ù mất" vài ba tiết học, nhưng chả sao lắm" - bạn H. Bách (sinh viên Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp) thú nhận.
Nếu không muốn làm PG, PB, các bạn thường chọn cách làm gia sư cấp tốc, hoặc buôn bán nhỏ kiếm chút lãi. Hoàng Dung (sinh viên Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền), nhà ở Vĩnh Phú, có nghề trồng hoa nổi tiếng tâm sự: " Được nghỉ Tết, mình chạy về nhà ngay, chọn hoa mang lên Hà Nội bán cùng bố mẹ. Dịp Tết đắt hàng, kiếm khá, mình cũng có thêm chút tiền sắm Tết."
|
Cung cũng nhiều, mà cầu cũng... dư dả. |
Tuy nhiên, công việc tầm tầm như thế không phải ai cũng biết mà làm. Sinh viên ngày cận Tết nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều chàng trai tìm đến... tiệm cầm đồ gửi gắm "sinh mạng" thẻ sinh viên. Các tiệm cầm đồ phố Chùa Láng, đường Láng, Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân... tấp nập rộn ràng. Theo một chủ cửa hàng cầm đồ trên đường Láng, anh cho biết thẻ sinh viên cầm được giá nhất là trường An ninh nhân dân, Học viện cảnh sát, tầm 2 - 3 triệu, các trường khác thì khoảng vài trăm nghìn, có thẻ chủ tiệm xem mặt bắt hình dong chỉ trả... vài chục ngàn.
Đến tiệm cầm đồ đặt thẻ sinh viên, nếu không phải có việc cần kíp lắm, cũng thuộc dạng "ăn không ngồi rồi" muốn có tiền xài không muốn làm. Bạn Bích Ngọc, trọ ở phố Chùa Láng tỉ tê: "Gần nhà mình có một anh, cứ đến Tết là đi thu gom các loại thẻ sinh viên. Lúc đầu mình thấy lạ không biết anh ấy làm gì, về sau mình mới hiểu anh ấy là "đầu nậu" của giới sinh viên, chuyên đi chặt chém. Sinh viên nào thiếu tiền ra gặp anh ý, cầm cố thẻ lấy tiền xài. Là sinh viên với nhau, nhưng anh này "chém" đẹp lắm vì biết gần Tết nhu cầu sắm sửa tăng cao."
Cách kiếm tiền từ thẻ sinh viên không được xem là chiêu lợi hại nhưng nó vẫn tồn tại và đắt khách mỗi khi Tết đến.
Dương Ly
0 comments:
Post a Comment