Related posts

Saturday 25 February 2012

An va hoc - cang ep cang chan

download game for iphone | download | dien toan dam may | game nau an | buyvip | download auslogic internet optimizer |

Đời sống khá lên chút ít, rất nhiều trẻ con mang cái tật biếng ăn. Trò "em chả" của chúng làm khổ cho nhiều người.Chúng nghiến răng, ưỡn người lên… không chịu để lọt vào miệng mình cái thìa cơm hay cháo mà người ta đang cố ấn vào.

Nếu thức ăn đã được bón vào miệng thì chúng cố tình ngậm thật lâu không chịu nuốt, hoặc tìm cách phì ra. Nhiều lúc chúng còn nôn ọe đến phát khiếp. Có nhiều bà mẹ mất hàng tiếng đồng hồ mới ép được con ăn vài miếng. Có ông bố còn phải nhảy múa quay cuồng thậm chí làm trò hề để cho thằng bé nó vui và nó há miệng ra. Lạ một điều là thứ cơm mà chúng cứ "em chả" ấy có phải cơm độn, cơm nguội gì cho cam. Toàn những thứ rất đắt tiền, nhiều chất béo bổ.

Các ông bố bà mẹ thường không quan tâm mấy đến việc tìm hiểu xem con mình thích thứ gì và không thích thứ gì.
Các bậc cha mẹ không biết con mình khó nuốt được một thứ gì đó chỉ là vì cái thứ ấy làm cho nó "ngán tận cổ", chứ không phải cái thứ ấy dở, không ngon hoặc có mùi khó chịu. Phàm là đã "ngán tận cổ" thì không thể nuôt "trôi vào bụng" được. Vì chúng còn bé nên hiển nhiên là không bày tỏ được nguyện vọng của mình.

Nếu ép trẻ con ăn đã là chuyện vất vả thì việc ép trẻ em học còn vất vả hơn nhiều. Các ông bố, bà mẹ, các thầy cô giáo, các nhà giáo dục và các nhà quản lí giáo dục đều cho rằng số trẻ em "biếng học" có vẻ càng ngày tăng lên. Và thế là người lớn bắt đầu thực hiện một chính sách ép học, mà cung cách không khác gì việc ép ăn cho lắm.

Người ta không chú ý quan sát xem con mình thích học gì, năng khiếu ra sao, thích môn thể thao nào, có ham mê nghệ thuật không. Họ chỉ cần biết là phải học những thứ này, học kiểu này, học chỗ này…. mới có thể "thành người" và "hơn người" được. Muốn vậy phải chạy cho con vào trường điểm, trường chuyên, trường nổi tiếng, không thì xin cho con vào trường Tây học phí cao hoặc trường ta học phí Tây thì mới có hy vọng. Học ở trường chưa đủ, còn phải học thêm học nếm, học tại nhà với gia sư này gia sư nọ.

Đó là gia đình, còn nhà trường thì cũng không khác. Để thực hiện mục tiêu "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình" học sinh phải học một chương trình "đồ sộ", mà nói thẳng ra trong đó có nhiều thứ mà học sinh cũng "ngán tận cổ". Mà thứ gì đã "ngán tận cổ" thì khó "chui vào đầu" lắm!

Có nhiều thứ học sinh ngày nay phải học: Nào là học bảo vệ môi trường, học pháp luật, học luật giao thông, nào là học chống tham nhũng, nào là học giới tính, nào là học quân sự, học thể dục thể thao, học công nghệ… Quả tình điều gì cũng hay cả, cũng nên học cả. Có điều chắc chắn là đa số học sinh không thể học hết (chưa nói học tốt) một khối lượng kiến thức như vậy. Và thế là bệnh lười học chưa chữa được thì lại xuất hiện bệnh chán học, hoặc văn vẻ hơn là bệnh không hứng thú học…

Phải chăng ép con ăn không đúng cách thì con càng biếng ăn, và ép trò học không đúng cách thì trò càng chán học?
Theo Bee

Theo www.baomoi.com

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More