Related posts

Friday 10 February 2012

TP.HCM khong nen bo tri lech gio lam theo kieu Ha Noi

các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo | xvideos |

SGTT.VN - Theo kế hoạch, sáng nay, 8.2, tại sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM sẽ diễn ra buổi họp lấy ý kiến và tiếp tục bàn về chủ đề lệch giờ học, giờ làm để kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM.

Theo ý kiến nhiều người, nếu hạ tầng giao thông được quy hoạch hợp lý, đầu tư đúng mức thì sẽ giải quyết được bài toán giao thông. Ảnh: Thanh Hảo

Tuy cuộc họp diễn ra vào ngày 8.2 nhưng trong ngày 7.2, qua trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, nhiều địa phương chỉ ủng hộ phương án lệch giờ học như đã áp dụng thí điểm trước đây ở một số quận nội thành. Đối với vấn đề lệch giờ làm, các địa phương đều cho rằng không cần thiết.

Ông Trần Quốc Hùng, cán bộ ban An toàn giao thông TP.HCM cho hay, thực tế từ nhiều năm qua, TP.HCM đã áp dụng thí điểm việc lệch giờ học của học sinh và đã thu được những kết quả tích cực. Đơn cử như quận Bình Thạnh, nhờ áp dụng lệch giờ học mà đã giảm đáng kể ùn tắc giao thông trước cổng trường. "Theo tôi, thành phố nên nhân rộng mô hình lệch giờ học ở các quận – huyện nằm trong danh sách 140 điểm ùn tắc giao thông, chứ không dừng lại ở những nơi đang thí điểm. Riêng việc lệch giờ làm của cán bộ công chức thành phố không nên áp dụng, bởi chỉ thêm rối", ông Hùng nói.

Tương tự, theo bà Huỳnh Thị Thảo, chủ tịch UBND quận 5, trên địa bàn quận 5 có rất nhiều trường học (nhiều khi trên một con đường có đến tám trường học các cấp), và kể từ khi áp dụng việc lệch giờ học thì tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường giảm hẳn. Vì vậy, bà Thảo nhấn mạnh: "Áp dụng lệch giờ học ở những địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông là việc nên làm và làm ngay".

Tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, trước đây, UBND TP.HCM cũng chỉ đạo thực hiện lệch ca, mở thêm nhiều cổng ra vào nếu có điều kiện nhằm hạn chế công nhân ra một cổng, cùng một giờ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Định, phó ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp, cho rằng, kế hoạch này không khả thi vì hầu hết các công ty đều có giờ làm và giờ nghỉ khác nhau nên việc thực hiện lệch ca lệch giờ sẽ không đem lại hiệu quả gì. Cụ thể, cùng một khu công nghiêp nhưng có công ty 5 giờ sáng công nhân đã vào làm việc, công ty 7 giờ, có nơi 7 giờ 30, thậm chí có nơi 8 giờ. Còn đối với việc tan giờ làm thì mỗi doanh nghiệp cho nghỉ khác nhau do có tăng ca hoặc không tăng ca. "Còn nếu vẫn bắt buộc triển khai, chúng tôi sẽ thực hiện nhưng không chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả", ông Định khẳng định.

Cuối tháng 11.2011, trong văn bản báo cáo Chính phủ về phương án đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn TP.HCM, UBND TP.HCM cũng cho biết, phương án bố trí lệch giờ, lệch ca đã được thành phố chỉ đạo nghiên cứu, trình HĐND thành phố xem xét từ năm 2007, nhưng do nhiều ý kiến khác nhau nên chưa thông qua. Tuy nhiên, UBND TP.HCM đã chỉ đạo triển khai thí điểm cục bộ, tùy đặc điểm ở từng quận – huyện, từng khu vực, tuyến đường, từng khu công nghiệp, trường học và đã thu được kết quả bước đầu. Riêng việc lệch giờ làm, TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ cho phép thành phố duy trì và tiếp tục thực hiện các giải pháp thực hiện lâu nay trong bố trí lệch giờ làm việc, học tập trên địa bàn. Kiến nghị cũng nêu rõ không thay đổi giờ hành chính (theo đó giờ làm việc vẫn giữ nguyên sáng làm từ 7 giờ 30 – 11 giờ 30, chiều từ 13 – 17 giờ) vì đã có kết quả ổn định.

Điều chỉnh giờ học tại TP.HCM không giống Hà Nội

Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã điều chỉnh giờ học và tan trường theo từng cấp. Ở cấp mầm non không điều chỉnh (giờ học sáng 7 giờ 30, giờ về chiều 16 giờ); cấp tiểu học, giờ học sáng 7 giờ, chiều 13 giờ và 13 giờ 15 (trong đó, giờ về của lớp 1 không điều chỉnh, còn các lớp còn lại điều chỉnh muộn 15 phút); cấp trung học cơ sở, giờ học sáng 7 giờ và 7 giờ 15, chiều 13 giờ và 13 giờ 15 (trong đó giờ về ở múi giờ học 7 giờ và 13 giờ được điều chỉnh muộn 15 phút). Ở cấp trung học phổ thông giờ học bắt đầu từ 6 giờ 45 và giờ về điều chỉnh muộn 15 phút, tức 11 giờ 15 về.

Theo sở Lao động – thương binh và xã hội, ở các quận thực hiện theo giờ học được điều chỉnh như trên (bao gồm các quận 1, 4, 6, 8, 11 và Bình Thạnh) đã góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm. Tại quận 4 trong giờ tan học, các đơn vị giáo dục không gây ùn tắc giao thông trên tuyến đường trọng điểm. Hoặc ở quận 11, năm học 2010 – 2011, tình hình ùn tắc giao thông đã giảm trước cổng trường, nhất là ở mặt tiền đường Lạc Long Quân, Ba Tháng Hai, Minh Phụng, cư xá Lữ Gia… Việc thay đổi giờ học theo thời gian như trên cũng không làm xáo trộn nhiều nếp sinh hoạt thông thường của người dân thành phố.

Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã điều chỉnh giờ học và tan trường theo từng cấp. Ở cấp mầm non không điều chỉnh (giờ học sáng 7 giờ 30, giờ về chiều 16 giờ); cấp tiểu học, giờ học sáng 7 giờ, chiều 13 giờ và 13 giờ 15 (trong đó, giờ về của lớp 1 không điều chỉnh, còn các lớp còn lại điều chỉnh muộn 15 phút); cấp trung học cơ sở, giờ học sáng 7 giờ và 7 giờ 15, chiều 13 giờ và 13 giờ 15 (trong đó giờ về ở múi giờ học 7 giờ và 13 giờ được điều chỉnh muộn 15 phút). Ở cấp trung học phổ thông giờ học bắt đầu từ 6 giờ 45 và giờ về điều chỉnh muộn 15 phút, tức 11 giờ 15 về.

Theo sở Lao động – thương binh và xã hội, ở các quận thực hiện theo giờ học được điều chỉnh như trên (bao gồm các quận 1, 4, 6, 8, 11 và Bình Thạnh) đã góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm. Tại quận 4 trong giờ tan học, các đơn vị giáo dục không gây ùn tắc giao thông trên tuyến đường trọng điểm. Hoặc ở quận 11, năm học 2010 – 2011, tình hình ùn tắc giao thông đã giảm trước cổng trường, nhất là ở mặt tiền đường Lạc Long Quân, Ba Tháng Hai, Minh Phụng, cư xá Lữ Gia… Việc thay đổi giờ học theo thời gian như trên cũng không làm xáo trộn nhiều nếp sinh hoạt thông thường của người dân thành phố.

Từ hôm nay 1.2, học sinh THPT Hà Nội ra về lúc 19g

Đổi giờ học: chưa thấy hiệu quả, đã thấy đảo lộn tất cả

Đổi giờ học, giờ làm: nếp nhà đang rối!

Hà Nội lại đề xuất đổi giờ học và giờ làm

Bộ GTVT đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm tại Hà Nội


Theo www.baomoi.com

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More