Related posts

Saturday 11 February 2012

Tay khong che, ta hoc van hoa ngon cua Tay

download auslogic disk defrag | am thuc viet nam | am thuc viet |

Giới trẻ ngày càng muốn độc lập với cha mẹ

Tây không chê, ta học văn hoá ngọn của Tây? -

THÔNG

Tây không chê, ta học văn hoá ngọn của Tây?
Giới trẻ ngày càng muốn sống độc lập với cha mẹ. Ảnh minh hoạ. Nguồn socola.vn

Thành viên Phan.thao trên một diễn đàn cho biết: Mình không cổ xuý cho cô con gái trong bài viết này (Chê mẹ quê, con du học về nước ra khách sạn ngủ), nhưng mình cảm thấy cha mẹ nên tôn trọng cuộc sống và chọn lựa của con cái.

Thời bây giờ nuôi con khôn lớn thành tài là đã xong phần làm cha làm mẹ, còn nó sống như thế nào, ở đâu, cưới ai, làm việc gì bản thân nó đã đủ lớn để chịu trách nhiệm. Mình không thích cha mẹ cứ bắt ép con cái phải thế này thế nọ, phải về VN sống, phải ở cùng cha mẹ dù đã đủ lông đủ cánh. Cha mẹ không thể giữ con cái ấp ủ trong lòng được. Mỗi người chỉ sống một lần, hãy để con mình sống cuộc sống mà nó muốn.

Còn Bella Pierre nói: Mình lâu lắm rồi không về Việt Nam, nhưng nếu về thì cũng muốn ra khách sạn ở. Lý do: Ở nhà rất chật, không có chỗ cho mình. Mình sống ở nước ngoài từ rất lâu rồi. Phòng mình giờ thành phòng của thằng em. Mình về ở đấy thì nó phải đi dọn cái gác xép để nằm!

Mình đi lâu lâu mới về, muốn gặp gỡ bạn bè, đi thăm hỏi người thân, luôn có lịch sinh hoạt chệch với cả nhà. Một hai ngày còn được chứ cả tuần hay mấy tuần là hành xác cả gia đình. Mình muốn đi sớm, muốn về muộn hoặc ngược lại, mình cảm thấy tự do hơn nếu mình có chỗ ở của mình, không phải phiền đến mọi người.
Mình không nghĩ là ở cùng thì là gần gũi hơn là ở xa. Khi ở nước ngoài, mình vẫn nói chuyện với người nhà hàng ngày, thậm chí có khi cả mấy lần một ngày. Thỉnh thoảng bố vẫn sang chơi. Em mình cũng thế. Không thấy có cảm giác sống xa nhà. Nếu mình về VN thì phần lớn là vì muốn đi thăm lại nơi chốn xưa, gặp mặt những người lâu nay mình muốn gặp chứ không nhất thiết chỉ là gặp gia đình.

Bella Pierre nhấn mạnh: Các bác có con đi học hay sống xa về thì cũng nên thông cảm. Nghĩ thoáng một chút thì sẽ không thấy bực. Có câu “xa thơm gần thường”. Khác nhau cả một thế hệ đã đành, mà khi đi xa, phần lớn các em đã phải thay đổi để hoà nhập với cuộc sống mới.

Việt kiều và Tây thèm lối sống cộng đồng

Nếu như một số bạn trẻ đi nước ngoài về vẫn ưa thích sự độc lập thì trái lại, một bộ phận Việt kiều và người nước ngoài khi đến VN lại tỏ ra thích thú cảnh nhà chật, đông người hơn cảnh ở khách sạn.

Tây không chê, ta học văn hoá ngọn của Tây?
Tuy sống độc lập nhưng tình cảm của gia đình Tây vẫn gắn bó. Nguồn: Tin tức.

Bạn orchid81 kể: Hai thằng cháu họ nhà em, một đứa lớp 10, một đứa lớp 6, toàn sinh ra ở Mỹ nhưng cực dễ thương nhé. Về VN nhà chật, phải trải nệm nằm dưới đất chung phòng với anh họ mà thích lắm, bảo là "Ở VN vui quá, được ngủ chung với anh, nói chuyện với anh". Có lúc không nói được bằng tiếng Việt thì nói tiếng Anh và khen anh họ thật giỏi vì hiểu được chúng nó nói gì. Đi ra đường chơi toàn đòi đi xe máy, không thích đi bằng taxi (thích cảm giác mạnh), đi dọc đường thì tập đọc tên các bảng hiệu. Ăn món gì mẹ em nấu cũng đưa hai ngón tay cái lên khen "ngon số 1". Nhận được lì xì 200 ngàn nhảy tưng tưng vì tưởng nhiều lắm. Tết xong kiểm tiền, khoe con giàu rồi, lần sau có tiền về VN chơi nữa rồi.

Thành viên midan lấy chồng là người nước ngoài chia sẻ: Người nước ngoài không phải ai cũng thấy bất tiện hay khó khăn khi ở chung nhà với người VN đâu (tất nhiên là không phải sống chung trong thời gian dài). Họ chẳng chê bai hay thấy gì ghê gớm với chuyện nhà nhỏ, nóng, đông người hay thậm chí là ngồi ăn chung mâm dưới đất đâu.

Chồng mình dù là Tây nhưng có nhiều cái giống y chang vợ. Hồi quen nhau, chồng ở nhà mình cả ngày, chỉ có tối là về khách sạn ngủ. Có hôm mình đi làm về thì thấy đang nằm trong buồng (phía sau bàn thờ) coi tivi với 2 em mình, trên cái nệm trải dưới đất. Bà nội mình còn kể là có hôm mình đi làm xong thì thấy “ku” đi bộ tới nhà, vì trời nắng chang chang, lại không nón nải gì nên người đổ mồ hôi. Mình hỏi là sao không ở khách sạn có máy lạnh cho mát thì “ku” nói là “thôi, thích ở nhà em hơn, vừa nói chuyện với bà nội hay ba em, vừa chờ em đi làm về. Ở khách sạn chán lắm, anh không thích. Với lại, anh thích ngồi ăn cơm dưới đất với nhà em”.
Cho nên, nếu nói ở nước ngoài một thời gian rồi ảnh hưởng văn hoá, lối sống của Tây rồi về VN lại thay đổi thì không chính xác cho lắm, người nước ngoài cũng tuỳ người. Họ trân trọng tình cảm gia đình chẳng khác gì người Việt, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất sâu sắc và gắn bó. Điểm khác biệt là họ thường độc lập và tự chủ trong các quyết định liên quan đến bản thân và cuộc sống của họ, nhưng không có nghĩa là lạnh lùng hơn hay ít gần gũi hơn với bố mẹ và gia đình.

Thành viên Hn70486 cũng tỏ ra đồng tình: Tôi cảm giác nhân vật trong bài ấy, nó là người học văn hoá Tây ngọn chứ không học gốc nhé. Tây ấy, nó thích khám phá lắm, thích xem gia đình ra sao, chứ mẹ trông đợi thế mà đi du lịch thì văn hoá này không phải là văn hoá Tây. Tôi sống bao năm ở đây, tôi thấy hay nhất là Tây rất giản dị, cho dù nó giàu, nhưng nó đã đi với mình là bắt chước mình để hoà nhập.

Các bà mẹ cứ cho con đi du học, nó học cái mới, nhưng hãy dạy nó chọn bạn tốt mà chơi. Tôi tin là một nước văn minh không thể làm hỏng con các mẹ, chỉ sợ học văn hoá lởm khởm, hay chính đứa trẻ không tiếp xúc, chỉ nhìn bề nổi để hành xử. Tôi có thấy những người Tây nghỉ làm dài ngày để chăm bố mẹ ốm. Đừng nghĩ Tây không có tình người, có thể xã hội người ta làm cho mình tưởng họ không để ý đến ai, nhưng đó là bề nổi thôi.

  • Thanh Mai (tổng hợp)
Theo tintuc.xalo.vn

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More