Related posts

Monday, 13 February 2012

Du hoc sinh xu Tuyet va cau chuyen hoc vuot… vi yeu

các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo | hoi dap yahoo |

(Dân trí) - Những ngày tháng Hai, mùa yêu, trên phố có bóng dáng hai người sánh bước trong cái lạnh đến tê người của tuyết trắng. Bàn tay họ đan chặt. Đó là hai nhân vật chính trong câu chuyện tình đẹp và đáng nhớ của những du học sinh Việt Nam ở mảnh đất Siberia…

Từ cái chân đèn bị gãy…

Sáu năm về trước, Bùi Thu Hà, cô gái xứ chè Thái Nguyên tạm biệt gia đình đến với đất nước Bạch Dương. Nhớ lại những ngày đầu, một mình trong môi trường mới hoàn toàn, một mình học riêng trường, riêng ngành, và cả những khó khăn, vất vả của cô gái đi học xa nhà, Thu Hà cảm thấy vẫn như mới hôm qua. Khi ấy Hà chỉ biết cắm đầu vào bài vở, ngày lên lớp, đêm về tự học, chỉ mong nhanh kết thúc thời gian học ở đây, sớm trở về. Những nỗ lực trong học tập của cô nữ sinh Việt này được khẳng định bằng cuốn sổ điểm toàn 5, nhưng đâu đó trong tâm hồn, có chút gì lạnh của xứ băng giá này len lỏi, cho đến một ngày…

Du học sinh xứ Tuyết và câu chuyện học vượt& vì yêu
Chàng trai xứ Thanh Nguyễn Văn Nam và cô gái xứ chè Bùi Thu Hà



Hôm đó, Hà về thăm kí túc xá chung, nơi mà hầu hết sinh viên Việt Nam đang sống, cũng là nơi mà cô sống một thời gian đầu khi sang Nga. Sự có mặt của cô gái trường bên trong kí túc xá vốn nhiều nam làm cho không khí ở đây rộn ràng hơn. Như người đi xa trở về nhà, Hà vui vẻ đến từng phòng, trò chuyện, hỏi thăm các anh và các bạn.

Căn phòng cuối cùng, cửa khép hờ, gõ cửa mấy lần không thấy, cô khẽ bước vào. Phòng con trai, nhưng gọn gàng, ngăn nắp và có một vật đặc biệt, khiến Hà không thể không chăm chú nhìn. Trên bàn, một chiếc đèn học hơi cũ (chắc đã dùng lâu lắm rồi), bị gãy chân, nhưng dường như chủ nhân của nó đã không thay mới mà tìm cách sửa, cột lại, trông rất chắc chắn và đáng yêu nữa.

Cô thầm nghĩ: "Ồ, khéo tay quá"! Đúng lúc đó, một chàng trai bước vào, đó là anh bạn khoá trên mà trước nay Hà không tiếp xúc nhiều. Cuộc trò chuyện ngắn với vài lời hỏi thăm của hai người cũng diễn ra chóng vánh nhưng Hà không thể nào nhớ về nội dung nữa bởi sau đó, hình ảnh chiếc đèn gãy chân và dòng suy nghĩ về một chàng trai tháo vát, tạo cảm giác đáng tin cậy và chung thuỷ nữa cứ miên man trong tâm trí cô. Trên đường về, những người đi cùng chuyến xe bus số 80 hôm ấy hẳn rất tò mò khi thấy một cô gái Việt Nam vừa nghĩ ngợi điều gì đó, thi thoảng lại mỉm cười một mình…

… đến câu chuyện đẹp như mơ

Từ sau lần thăm kí túc xá đó, những cuộc điện thoại, những lần chat, những tin nhắn đến nhiều hơn. Nhưng phải một thời gian dài nữa, chàng trai xứ Thanh Nguyễn Văn Nam, chủ nhân của chiếc đèn gãy chân mới có thể nói lời yêu thương với cô em khoá sau xinh xinh hôm nào. Trước khi đến với tình yêu, họ đã trở thành bạn, rồi anh em và cũng trải qua không ít "thăng trầm" mà đỉnh điểm là khi Thu Hà sang Mỹ nghỉ hè ba tháng, và có ý định cư bên đó cùng người thân.

Du học sinh xứ Tuyết và câu chuyện học vượt& vì yêu
Câu chuyện tình đẹp nơi xứ Tuyết



Lúc này, chàng trai thực sự thấy "nóng trong người" và quyết định mở "chiến dịch tấn công" rồi "ngỏ lời", nói rõ tình cảm của mình mà anh ấp ủ bấy lâu. Thật may, họ đã có một quyết định lớn và đúng đắn khi chọn để được ở bên nhau. Những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ của cô sinh viên năm ba và chàng trai năm 4 cứ nối tiếp đến rất nhiều, nhưng có lẽ đáng nhớ nhất vẫn là Valentine, ngày của tình yêu.

Trong tình yêu của du học sinh thì việc học vẫn đặt lên hàng đầu, thời gian gặp gỡ rất ít, kể cả trong ngày 14/2. Hôm đó, vừa học xong năm tiết, Nam vội vã đón xe sang trường Hà với ý định tranh thủ gặp mặt một chút, chụp bức ảnh cho ngày Tình nhân đầu tiên của hai người. Gặp nhau, vừa đói vừa mệt thì chiếc máy ảnh mượn của bạn bỗng dưng biến mất khiến cả hai cuống quýt đi tìm, may mà cuối cùng cũng thấy trên xe bus. Nhưng lúc đó thì cả "chàng và nàng" chẳng còn tâm trạng nào nữa, thế là ngày Valentine qua đi trong chút bực bội và hờn dỗi, nhưng cũng là kỉ niệm chẳng thể nào quên…

Yêu nhau không lâu thì dần dần hai người lại đối diện với cảm giác sợ phải xa nhau vì Nam sẽ về sớm hơn Hà một năm. Nhưng chính nỗi lo rất "chính đáng" đó và khoảng cách hơn 5000 km cùng rất nhiều điều khó đoán trước đã thôi thúc Thu Hà đi đến một quyết định táo bạo đến không ngờ: Cô quyết tâm học đuổi, vượt chương trình để về nước sớm với… người yêu.

Rất may mắn, nguyện vọng của cô được thầy giáo và nhà trường chấp thuận, và ngay sau đó, Hà tập trung hết sức cho việc học. Mọi khoảng thời gian được huy động, những cuộc hẹn, chuyến đi chơi cũng bị tạm dừng cho "kế hoạch lớn". Những ngày nghỉ, Nam lại đón bus sang KTX thăm Hà, nấu một bữa cơm, động viên người yêu. Cuối cùng thì điều kì diệu cũng xảy ra, như Hà nói thì "có lẽ nhờ vận may và tính hiếu thắng, tham vọng của mình", nhưng ai cũng thấy động lực lớn nhất chính là tình yêu. Tháng 6/2011, cả hai cùng bảo vệ tốt nghiệp thành công với tấm bằng giỏi, hạnh phúc ngập tràn trên suốt chuyến bay máy bay về Việt Nam của cặp tân kĩ sư này…

… Và lại cùng nhau trên chặng đường mới

Du học sinh xứ Tuyết và câu chuyện học vượt& vì yêu
Cặp tình nhân "học vượt" tiếp tục cùng nhau tiến về phía trước



Hiện tại, Hà và Nam vừa quay trở lại làm nghiên cứu sinh ở Irkutsk , mảnh đất mà họ đã học và yêu nhau mấy năm qua. Lần trở lại nước Nga này, họ cũng có cho riêng mình một dự định mới: bảo vệ luận án tiến sĩ chỉ trong thời gian hai năm, nghĩa là sớm hơn bình thường một năm. Và trên con đường mới này, không chỉ Hà đi một mình, còn Nam dõi theo và sẵn sàng đỡ lấy như ngày xưa, mà cả hai sẽ cùng nắm tay nhau tiến về phía trước.

Với ai đó, có thể sẽ rất nhiều khó khăn, nhưng với họ, đã có tình yêu dẫn lối, đưa đường. Irkutsk nhiệt độ gần đến mốc -40, còn Nam- Hà hẳn chẳng hề thấy lạnh đâu, vì 14/2 này, thêm một Valentine nữa họ sánh bước cùng nhau…

Hoài Đảm

(DHS trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Irkutsk, Nga)

Theo tintuc.xalo.vn

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More