Related posts

Tuesday 28 February 2012

Dao tao phai bam sat xa hoi

nghe thuat | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

ANTĐ -Trong khi các trường ĐH, CĐ phần lớn đều đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 thì vấn đề gắn kết giữa xét duyệt chỉ tiêu tuyển sinh với quy hoạch nguồn nhân lực vẫn chỉ được lãnh đạo Bộ GD-ĐT hứa xem xét.

Đào tạo phải bám sát xã hội
Quy hoạch phát triển nhân lực chưa được sử dụng tối đa hiệu quả trong xây dựng chỉ tiêu đào tạo ĐH, CĐ

60% trường ĐH, CĐ tuyển ngành kinh tế

Trước nhu cầu tìm hiểu về các thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, vấn đề mất cân đối các ngành nghề được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu lãnh đạo Bộ GD-ĐT cần tập trung làm rõ. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng đã đặt vấn đề rà soát lại chỉ tiêu hệ thống phát triển giáo dục đại học đến năm  2020, tăng cường công tác dự báo để chỉ  tiêu có tính khả thi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có báo  cáo cụ thể về tình trạng tuyển sinh mấy năm qua với gần 60%  số  trường ĐH, CĐ cả nước có  tuyển sinh các ngành kinh tế, 41% sinh viên thi vào các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng. "Chúng ta phải xem tuyển sinh như thế có phù hợp với yêu cầu hay không? Có cần điều chỉnh không?" - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhắc nhở Bộ GD-ĐT cũng như các trường ĐH, CĐ.

Vấn đề này được đặt ra bởi thực trạng mất cân đối về cơ cấu ngành tuyển sinh và đào tạo đã được cảnh báo. Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT cho biết, kết quả khảo sát trên 20.000 học sinh lớp 12 trên toàn quốc cho thấy, khối ngành Kinh tế - Tài chính - Ngoại thương vẫn đang chiếm vị trí áp đảo với gần 60% học sinh được hỏi mong muốn được học. Ông Nguyễn Xuân Phong cho rằng, với quan điểm của cá nhân cũng như số liệu đến từ các doanh nghiệp tuyển dụng ở các định chế tài chính liên quan thì con số này vẫn là quá lớn, đồng thời dự báo tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở khối ngành này trong vòng 5 năm tới. Ông Vũ Văn Hoá, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cũng lo ngại rằng nếu không kịp thời có một định hướng tốt về đào tạo, chỉ khoảng hai khoá học nữa sinh viên các ngành tài chính, ngân hàng khó mà tìm được việc làm.

Quy hoạch nguồn nhân lực chỉ để tham khảo

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, việc xác định chỉ tiêu của các trường cũng được Bộ xem xét dựa trên nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương cũng như quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt từ giữa năm 2011. Tuy nhiên, 2 điều kiện chính để quyết định chỉ tiêu của các trường hiện nay lại không phải là vấn đề này mà là lượng giảng viên trên đầu sinh viên và diện tích xây dựng của mỗi trường.

Điều này đang được các nhà tuyển sinh góp ý và cho rằng cần có thay đổi. Việc xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên năng lực nhà trường như trên chỉ mới bảo đảm được một yêu cầu là đáp ứng về cơ bản chất lượng đào tạo, còn về nhu cầu của thị trường, nhu cầu các ngành nghề thì không được xác định. Tuyển sinh ngành nào, số lượng sinh viên của từng ngành bao nhiêu đều do các trường tự sắp xếp theo kinh nghiệm, nhưng không có luận cứ chặt chẽ về khoa học và thực tiễn.

Một số lãnh đạo các trường ĐH cũng nhận ra vấn đề này và đề xuất với Bộ GD-ĐT đổi mới xác định chỉ tiêu các khối ngành. Theo ông Nguyễn Văn Lê, Hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm Trung ương, Bộ cần phải bổ sung thêm tiêu chí tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng nghề, có như vậy đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội.

Một vấn đề mà các chuyên gia tư vấn tuyển sinh muốn chuyển tải đến thí sinh là việc nhiều thí sinh còn rất mơ hồ về công việc thực tế so với việc lựa chọn khối ngành Đào tạo. Trong buổi tư vấn trực tuyến cho thí sinh về khối ngành kinh tế-tài chính, ông Trần Thế Hoàng - Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết, không phải tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng mới có thể làm việc trong ngân hàng. Trong ngân hàng có nhiều phòng ban khác nhau, cần người tốt nghiệp ở các lĩnh vực phù hợp như marketing, nhân sự, công nghệ thông tin... Trong khi đó, điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng khá cao, mức độ cạnh tranh lớn vì vậy thí sinh hoàn toàn có thể cân nhắc thi vào các ngành khác mà sau này vẫn có cơ hội làm việc trong ngân hàng hay các doanh nghiệp tài chính nói chung.

Theo tintuc.xalo.vn

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More