Related posts

Sunday 17 June 2012

Tay Tien trong toi

QĐND Online - Tôi có hân hạnh được gặp một người lính của binh đoàn Tây Tiến năm xưa vào một ngày giữa năm 2008. Người lính Tây Tiến ấy là ông Giang Hồng Phúc. Dù biết ông Phúc sắp vào tuổi cổ lai hy, nhưng tôi vẫn không muốn gọi người chiến sĩ Tây Tiến là ông trong bài viết này. Bởi lẽ, với thế hệ chúng tôi, các chiến binh Tây Tiến đâu có tuổi. Trong tâm hồn chúng tôi, họ mãi mãi ở tuổi Tây Tiến, "mãi tuổi hai mươi" bất tử. PV: Thưa Hiệu trưởng, đồng chí có thể khái quát những nét cơ bản nhất về nhà trường? Khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, các em đã hoàn thành giai đoạn một của vượt vũ môn, tuy nhiên kỳ thi đại học sẽ khó khăn hơn nhiều.

Trong cuộc sống bộn bề hôm nay ta ít khi có thời gian để dừng lại nghĩ suy. Tôi có lẽ cũng giống như tất cả những người dân Tây Bắc hôm nay đều như còn mắc nợ đoàn quân Tây Tiến. Khi bác Phúc đến thăm trường dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, do đang vào cuối năm học nên nhà trường không thể cho các em học sinh nghỉ để đón tiếp. Bác Phúc hôm đó nói không nhiều, nhưng vẫn khiến cho mọi người xúc động.

Tại sao như thế ư? Vì Tây Tiến đã là huyền thoại. Đã có nhiều binh đoàn anh hùng trên đất nước này, nhưng không có nhiều binh đoàn trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân. Với người dân Tây Bắc thì Tây Tiến luôn là huyền thoại trong lòng họ. Đã hơn 60 mùa xuân trôi qua kể từ mùa xuân Tây Tiến ấy, Tây Bắc hôm nay không một người lính nào năm xưa có thể hình dung nổi. Từ những Sài Khao, Mường Lát cho đến những miền xa xôi nhất đều đã đổi thay không ngừng.

Những người Tây Tiến năm xưa có những người ra đi từ thôn dã trong chế độ cũ. Nhiều người lính Tây Tiến là những người có học thức: bác sĩ, nhạc sĩ, sinh viên, học sinh, viên chức của chế độ cũ... Những người này hẳn rất hiểu hai từ hạnh phúc trong cuộc sống viết như thế nào! Thế nhưng họ đã chọn lên đường, chấp nhận mọi hiểm nguy theo tiếng gọi của tổ quốc.

Tây Tiến - một tên gọi mà nhiều người đến nay không còn nhớ nữa. Đó là kỉ niệm của một thời khắc đau thương của dân tộc, nhưng không phải vì thế mà ta nên buồn. Tây Tiến đã và sẽ mãi ở trong mỗi chúng ta.

Tây Tiến đã và sẽ mãi thuộc về ta như nước, không khí và ánh nắng mặt trời !

Bùi Thanh Tùng

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Trong 30 năm qua, Trường TCBP1 có nhiều lần thay đổi tên gọi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phát triển của lực lượng Bộ đội biên phòng.

Ngày 1-6-1981, Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 120/QĐ-BTL thành lập Trường Hạ sĩ quan nghiệp vụ biên phòng I (tiền thân của trường TCBP1 hiện nay), ngày 31-7-1989, Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 105/QĐ-BTL nâng cấp Trường Hạ sỹ quan nghiệp vụ biên phòng I thành trường nghiệp vụ biên phòng I với nhiệm vụ đào tạo QNCN có trình độ sơ cấp với 3 chuyên ngành, quản lý bảo vệ biên giới; Trinh sát biên phòng và Quản lý cửa khẩu.

Ngày 28-10-1985, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 711b/QĐ-BNV nâng cấp Trường Nghiệp vụ Biên phòng I thành trường Trung học Biên phòng I với nhiệm vụ đào tạo QNCN có trình độ trung cấp cho lực lượng.

Ngày 30-8-1997, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1152/QĐ-QP sát nhập Trường Trung học Biên phòng I vào trường Đại học biên phòng (nay là Học viện biên phòng) thành Hệ Trung học biên phòng .

Ngày 3-7-2006 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 126/2006/QĐ-BQP về việc thành lập Trường Trung học biên phòng 1 trên cơ sở Hệ trung học/Học viện biên phòng sát nhập thêm Hệ VHNN/Học viên biên phòng và Hệ CMKT, khoa CMKT/Trường Trung cấp nghề số 11 – BĐBP.

Ngày 14-7-2008 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 106/2008/QĐ-BQP về việc đổi tên Trường Trung học biên phòng I thành Trường Trung cấp Biên phòng 1. Hiện nay, Trường Trung cấp Biên phòng 1 gồm 3 cơ sở, lưu lượng đào tạo gần 1000 học viên/ năm.

PV: Vậy thì mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay của nhà trường như thế nào, thưa đồng chí?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ biên phòng có trình độ trung cấp, sơ cấp; đào tạo tiếng Lào, Trung Quốc; bồi dưỡng văn hóa nguồn, dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng. Nhà trường đang tiến hành đào tạo 3 chuyên ngành: Quản lý biên giới; Trinh sát Biên phòng và Quản lý cửa khẩu với 12 loại hình đào tạo dài hạn tập trung và ngắn hạn tập trung. Để đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhà trường đã rà soát, đổi mới nội dung, chương trình; tích cực triển khai cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Phương châm giáo dục, đào tạo của nhà trường là "Học đi đôi với hành, thao trường gắn với giảng đường, nhà trường gắn với biên cương". Như mục tiêu, yêu cầu của đội ngũ nhân viên khi ra công tác, họ là những người trực tiếp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ biên giới nên chúng tôi coi trọng đào tạo tính hiệu quả trong xử lý các tình huống. Chính vì vậy, ngay từ ngày đầu bước chân vào trường, học viên đã không xa lạ với những gì thường gặp ở biên cương. Nói ngắn gọn, thực tiễn biên cương sẽ định hướng cho công tác đào tạo, chúng tôi đặc biệt coi trọng việc truyền thụ nguyên tắc, kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế.

PV: Hiệu trưởng khẳng định, thực tế biên cương sinh động nhưng rất phức tạp, cách nào để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Chúng tôi có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo.Chẳng hạn như bổ sung đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm, ngoại ngữ, tin học. Đến nay, trình độ học vấn cơ bản là đại học và sau đại học. Giáo viên được luân chuyển và đi thực tế thường xuyên tại các đồn biên phòng để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Phương pháp giảng dạy, kiểm tra của giáo viên cũng có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường đối thoại, tăng giảng dạy thực hành (80% thời gian), tăng kiểm tra vấn đáp, nêu tình huống để xử lý và cùng rút kinh nghiệm. Công tác kiểm tra, thi cử đặc biệt được quan tâm, những con đường tiếp cận đến tiêu cực được tìm cách ngăn chặn, những biện pháp khuyến khích người dạy, người học phát triển tư duy, kỹ năng thực hành được coi trọng. Ví như nhiều khoa giáo viên của nhà trường xây dựng được các bộ phim, giáo trình huấn luyện chuẩn, sinh động nên học viên tiếp thu rất nhanh. Chúng tôi còn có một thao trường tổng hợp mô hình đồn tuyến biên giới, chỉ khác nó nằm ngay trong nội địa để rèn luyện học viên. Ngay trong khuôn viên trường cũng có các khu mô hình về khu vực biên giới, cột mốc, phân định ranh giới trên bộ, trên biển...Nhìn chung, cơ sở vật chất như đồ dùng, mô hình huấn luyện, các phòng học chuyên dùng...đủ điều kiện để học viên học tập. Đặc biệt, Trường TCBP 1 thường xuyên mời các đồng chí cán bộ biên phòng cơ sở về trường, cung cấp tình hình, kinh nghiệm xử lý các vụ việc điển hình diễn ra trên tuyến biên giới để cán bộ, giáo viên cập nhật và tích lũy. Tựu chung lại, đối tượng đào tạo là những người sẽ trực tiếp tiến hành, xử lý công việc nên chúng tôi rất coi trọng "tay nghề" của học viên, cả về nguyên tắc công tác lẫn tình huống tác nghiệp.

PV: Thưa Hiệu trưởng, những điều đó rất thiết thực và hấp dẫn, đồng chí có thể cho ví dụ?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Nhiều lắm! Đơn giản nhất là giao tiếp với đồng bào các dân tộc ở biên giới bằng chính ngôn ngữ của họ và những lưu ý trong phong tục, tập quán. Hoặc giả như học viên xử lý tình huống khép vòng vây, trấn áp, đánh bắt tội phạm tiếp cận thế nào? Đòi hỏi học viên phải có nhiều phương án đặt ra lúc khám xét, tìm, thu giữ tang vật, kể cả thuần thục các động tác võ thuật để khống chế đối tượng hiệu quả nhất. Cũng có thể đó là một tình huống kiểm tra, giải thích với người nước ngoài tại cửa khẩu để thể hiện vai trò, vị trí, hình ảnh của Bộ đội Biên phòng Việt Nam...tất cả những thứ đó, học viên phải tích lũy cả về "lý thuyết" cũng như thực hành thật sự sát thực tiễn với đòi hỏi của nhiệm vụ. Ngoài việc "phải học" thì học viên phải tự học" biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo tại trường.

PV: Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, nhà trường sẽ làm gì?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Để đạt được điều đó có rất nhiều biện pháp một cách toàn diện. Dưới góc độ dạy và học, quan điểm của chúng tôi là phải dạy thực chất, học thực chất, lấy thực hành tay nghề là chính. Ngoài việc được cấp trên đầu tư hệ thông cơ sở vật chất, bổ sung nguồn nhân lực, chúng tôi tự thấy không bằng lòng với chính bản thân mình. Cán bộ, giáo viên phải tự học tốt hơn, mẫu mực hơn nữa. Học viên phải tích cực hơn nữa, rèn luyện nghiêm túc trong cả quá trình đào tạo, mục tiêu là phải lấy việc góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia để phấn đấu...

PV: Xin cảm ơn đồng chí Hiệu trưởng và xin chúc nhà trường tiếp tục giành nhiều thành tích cao hơn nữa!

Ngô Anh Thu (thực hiện)

Giai đoạn hai là cuộc đọ sức đòi hỏi sự toàn diện. Do đó, áp lực từ nhiều phía thường dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Mỗi thí sinh phải huy động sức mạnh tổng lực từ thể chất, tâm lý đến trí tuệ để sẵn sàng vượt qua lần thử thách này.

Bài học kinh nghiệm từ nhiều năm qua cho thấy, không ít thí sinh học khá, giỏi, thậm chí có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhưng vẫn không đỗ đại học. Nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp là do vấn đề tâm lý.

Nhiều chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục cho rằng việc giảm sút trí nhớ, chú ý, lo âu, hoảng loạn, tư duy kém linh hoạt… xảy ra khi các em thiếu sự vững vàng tâm lý. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo trước kỳ thi rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế, một số ít phụ huynh và thí sinh chỉ quan tâm chủ yếu về mặt thể lực mà quên vấn đề trọng điểm là tâm lý vững vàng.

Cha mẹ nên là chỗ dựa tinh thần cho con cái trong mọi kỳ thi. Ảnh minh họa

Bao giờ cũng vậy, dù bình tĩnh đến mấy thì cận kề ngày thi đại học, bản thân các em luôn mang nặng tư tưởng phải nhồi nhét kiến thức. Các em thường thay đổi cơ bản cách sinh hoạt hàng ngày, kiểu "học ngày cày đêm", học "quên ăn quên ngủ". Điều này không mang lại hiệu quả tích cực. Về mặt khoa học, lượng kiến thức chỉ được "tiêu hóa" hết khi nó phù hợp với năng lực của bản thân. Ngược lại, khả năng dung nạp có hạn khi khối lượng quá nhiều.

Các nhà tâm lý luôn khuyên cha mẹ học sinh chia sẻ với con nhiều hơn vào thời điểm cận kề ngày thi đại học. Cha mẹ hãy luôn biết làm điểm tựa để cùng con tháo gỡ những khó khăn trong học tập và cuộc sống thường ngày. Phụ huynh trao đổi cùng con những câu chuyện mang tính giải trí, xem một bộ phim hài, nghe một đĩa nhạc hay. Nếu có thể cha mẹ nên đi bộ với con sau những thời gian học tập căng thẳng. Sự yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp các em bình tĩnh, chủ động, tự tin hệ thống lại kiến thức.

Điểm lưu ý rằng, cha mẹ không nên nói chuyện nhiều về học hành, thi cử, vì nếu như vậy có thể vô hình chung tạo ra áp lực tâm lý. Cha mẹ không nên ra điều kiện cho con, chẳng hạn: "Con phải thi đỗ trường này, học trường kia; nếu đỗ đại học cha mẹ sẽ cho con mọi thứ; thi đỗ để rạng danh dòng tộc…".

Cha mẹ hãy đóng vai là người bạn đồng hành thân thiết, giúp con có một kế hoạch hoàn hảo giữa học và nghỉ ngơi, cho con thưởng thức những món ăn bổ ích và đặc biệt chuẩn bị một tâm lý vững vàng để học sinh có thể sẵn sàng vượt qua khó khăn trước mắt.

Phụ huynh nên giúp con hiểu và thống nhất quan điểm: đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời; IQ không còn là chỉ số đánh giá toàn diện sự thành công của con người. Theo tôi, tấm bằng đại học chỉ là mảnh giấy thông hành, còn cuộc sống, tương lai sau này sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực, và cả cơ may của các em.

Quá kỳ vọng có thể dẫn đến thất vọng là bài học đắt giá cho nhiều phụ huynh lẫn học sinh. Tôi tin rằng kỳ thi sắp đến, nếu như cha mẹ làm tròn vai là nhà tư vấn, những người bạn, thay áp lực bằng niềm vui thì cơ hội thành công của học sinh sẽ cao hơn.

Từ ngày 13/4 đến 31/5, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi viết "Mật mã mở cánh cửa đại học" để chia sẻ những trải nghiệm thật của mình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện để tham gia kỳ thi đại học; truyền đạt lại những kiến thức nền tảng cho học sinh để có một bài thi tốt, đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn khối, trường học phù hợp với học lực bản thân...

Các tác phẩm dự thi do độc giả VnExpress.net gửi về được thể hiện dưới dạng bài viết trên Word (không quá 1.500 từ) bằng tiếng Việt có dấu. Ảnh minh họa cho bài viết (được gửi file đi kèm, ảnh được nhận dạng có đuôi JPG), không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng.

Người dự thi gửi bài thi theo mẫu, xem tại đây .

Bài dự thi gửi về địa chỉ: duthi@vnexpress.net .


Nguyễn Văn Công


0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More