Related posts

Wednesday, 20 June 2012

Thi sinh dang ky du thi it hon nam truoc

Tiin.vn - Đố bạn biết bao nhiêu tiền một em chân dài? Thu bạc tỷ, đầu tư bạc cắc Tiin.vn - Đố bạn biết bao nhiêu tiền một em chân dài?

Năm nay, thi tốt nghiệp THPT năm 2012 được tổ chức trong các ngày 2, 3 và 4-6. Cho đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho kỳ thi về cơ bản đã hoàn tất. Các địa phương trên toàn quốc đã tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức thi, hướng dẫn cho thí sinh đăng ký dự thi đảm bảo quy định của Quy chế, các phương án dự phòng cũng đã được triển khai.

Theo thông cáo từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), năm nay tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 963.571 thí sinh. Trong đó có 856.271 thí sinh hệ THPT và 107.300 thí sinh hệ GDTX.

Tổng số có 40.620 phòng thi; 2.307 Hội đồng coi thi; 124.153 cán bộ giáo viên tham gia coi thi và 27.472 cán bộ giáo viên tham gia chấm thi.

Năm 2011, tổng số thí sinh là 1.053.000 thí sinh với trên 900.000 thí sinh hệ trung học phổ thông và gần 134.800 thí sinh hệ GDTX.

Khác với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm nay thực hiện theo quy chế tuyển sinh mới của Bộ GD-ĐT không tiếp tục áp dụng hình thức tổ chức thi theo cụm, chấm đổi chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh, thay vào đó, các Sở GD – ĐT sẽ tự thành lập hội đồng thi và chấm thi.


Chân dài thật!

Ai muốn lấy chồng Hàn Quốc thì "a lô" nha!

Chiêu chống nóng của chàng sinh viên nghèo

Đội thùng có an toàn hơn đội mũ bảo hiểm không?

Đã mầm non rồi còn đại học?

Cuộc tình tréo ngoe

Ngắn gọn mà xúc tích

Sở thích của bác là đọc báo

Xe không kính không phải vì xe không có kính

(Sưu tầm)

Theo Tiin Moonie/Đất Việt


ĐHDL Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, CĐ Công nghệ Bách Khoa TP HCM bị dừng tuyển sinh một năm vì những lùm xùm trong việc tranh giành quyền lợi, cùng những "lỗ hổng" quá lớn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Bộ GD-ĐT lại phải tiếp tục thực hiện những biện pháp mạnh trong việc dừng tuyển sinh thêm hai trường cùng một số ngành tại các trường ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Chu Văn An vì vi phạm các quy chế trong tuyển sinh đào tạo.

Bốn trong năm trường ĐH vừa bị Bộ GD-ĐT dừng tuyển sinh vẫn phải đang thuê mướn các cơ sở để làm lớp học. Trong đó, ĐH Văn Hiến dù khi thành lập trường (năm 1999) đã cam kết sớm đồng bộ hóa đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, nhưng đến giờ vẫn chưa thể có một quỹ đất cho riêng mình dù tỷ suất lợi nhuận sau khi trừ chi phí của trường là không nhỏ. Điều đó cho thấy những hạn chế mang tính cố hữu của các trường ĐH NCL về điều kiện cơ sở vật chất yếu kém, đội ngũ giảng viên thiếu hụt vẫn chưa có lối thoát bởi chính tư duy và cách làm giáo dục của một số người.

ĐH Hùng Vương TP HCM trước khi bị dừng tuyển sinh là một trong số ít trường có mức thu học phí tương đối cao. Nguồn học phí hàng năm của trường lên tới gần 50 tỷ, nhưng theo báo cáo chi phí cho tái đầu tư cơ sở vật chất lại chưa đến 30% (chủ yếu trả tiền thuê mướn mặt bằng), chi hàng năm lên tới hơn 40 tỷ. Dù có nguồn thu lớn như thế, nhưng trường sau 16 năm hoạt động, ngoài một miếng đất "bé như hộp diêm" ở đường Nguyễn Trãi (Q.1) còn lại ba cơ sở đều là thuê. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường chỉ khoảng 400 người (50%), thiếu khá nhiều so với chỉ tiêu trên đầu sinh viên.

Tương tự là ĐH Quốc tế Hồng Bàng, một trường có mức thu học phí đỉnh nhất trong các trường NCL đến nay ngoài một cơ sở chính (đất sở hữu) không lớn tại đường Điện Biên Phủ (Bình Thạnh) thì các cơ sở đào tạo còn lại rải khắp TP đều đang hoạt động dưới dạng đi thuê. Dù có nguồn thu khổng lồ từ học phí và phí (dao động từ 11-17 triệu đồng/ năm) nhưng qua khảo sát thực tế, các giảng đường hiện nay của trường ĐH Hồng Bàng tại các địa điểm đang thuê (bốn cơ sở) khá tối tàn. Dù mang danh là ĐH Quốc tế nhưng phòng ốc, trang thiết bị phục vụ sinh viên nghiên cứu khoa học lại quá nghèo nàn và thiếu thốn, không tương xứng với mức học phí mà sinh viên đã đóng.

Theo tìm hiểu, các trường không đầu tư cơ sở vật chất không phải do thiếu tiền. Trên thực tế, tổng số vốn hoạt động của các trường tăng đều đặn hàng năm, trong đó nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận của một vài trường tăng cao nhất với mức 1,8 lần trong ba năm. Nhiều trường sau một thời gian ngắn hoạt động đã có tích lũy nhưng không đưa vào đầu tư mà đem gửi ngân hàng để thu lãi hàng tháng. Trong khi đó, quy mô tuyển sinh mỗi năm đều tăng, số lượng SV mỗi trường ngày càng nhiều, nhưng cơ sở vật chất trường lớp thì vẫn không được đầu tư tương xứng.

Chỉ lo làm kinh tế

Theo quy chế ĐHDL, nguồn thu của trường bao gồm : nguồn thu tại trường (học phí, lệ phí, giá trị hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, lãi tiền gửi ngân hàng, thanh lý tài sản…); vốn góp của các tổ chức cá nhân (nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường; nguồn tài trợ, viện trợ, quà tặng; vốn vay… Tuy nhiên, đa số các trường NCL được thành lập với số vốn đầu tư ít ỏi ban đầu, sau khi tuyển sinh thì dựa hẳn vào nguồn thu học phí và lấy nguồn thu này nuôi lại tất cả bộ máy, hoạt động của nhà trường.

Trong đó, điều đáng bàn nhất chính là dù có nguồn thu hàng năm cực lớn, nhưng mức chi thực tế cho mỗi SV lại rất thấp. Một Phó hiệu trưởng trường ĐH phân tích: Với mức học phí phải đóng lên tới hơn 15 triệu đồng/ năm (bình quân chung) trong khi số học phần hoặc tín chỉ được học của SV trong bốn năm (chưa tính cắt ngang, cắt dọc) khoảng 100-120 tín chỉ thì chi phí cho một SV là rất thấp, không quá 20 triệu đồng (cộng cả 2% chênh lệch). Với mức chi này, khả năng nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH dân lập - tư thục là hết sức khó khăn.

Từ con số nhẩm tính trên, chúng ta có thể thấy ngoài việc chỉ chăm chăm làm kinh tế (bằng thu học phí, các loại phí) các trường ĐH NCL không mấy mặn mà trong tích lũy và tái đầu tư cho cơ sở vật chất. Quy chế trường ĐHDL ban hành kèm theo Quyết định số 86/2000/TTg ngày 18-7-2000 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ, một trong những điều kiện và thủ tục thành lập trường ĐHDL là bản cam kết trong vòng 10 năm trường đó phải xây dựng được trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay tại TP HCM, các trường ĐH Văn Lang, ĐHDL KT&CN, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Mở thực hiện được tiêu chí trên. Các trường còn lại như ĐH Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, ĐH Hồng Bàng… (thành lập hơn 10 năm) cơ sở vẫn là thuê mướn, SV nhiều khoa phải chen nhau học gộp. Điều này chỉ có thể lý giải, các trường đã vì lợi nhuận mà phớt lờ quy định trên.

Trong một hội thảo về các vấn đề trường ĐH NCL mới đây, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH NCL, GS Trần Hồng Quân đã thẳng thắn thừa nhận: Hiện nay có nhiều trường ĐH NCL chất lượng yếu, vi phạm quy chế dẫn đến làm lu mờ thương hiệu. Với sự phát triển của hệ thống GDĐH đa dạng như hiện nay, thí sinh tất yếu có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu các trường ĐH NCL quá phụ thuộc vào áp lực học phí và bỏ ngỏ chất lượng đào tạo, sẽ dẫn đến không thu hút nổi thí sinh, khó cạnh tranh với các trường ĐH công lập. Chính vì thế ông cho rằng: Trước khi đòi hỏi sự "đối xử" công bằng từ Nhà nước, thì các trường ĐH ngoài công lập cần có cuộc cách mạng về chất lượng đào tạo và bình ổn học phí. Đó cũng là giải pháp để rút ngắn khoảng cách giữa các ĐH công lập và NCL.


0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More