Related posts

Sunday 3 June 2012

Dap an mon Lich su cua Giao vien Truong Chuyen Phan Boi Chau

(GDVN) - Cùng tham khảo đáp án môn lịch sử của Giáo viên Trần Trung Hiếu - Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An), người đã từng là thành viên trong nhóm ra đề thi và đào tạo học sinh giỏi quốc gia môn Sử. KTĐT - Ngày thi thứ hai của kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2012 (3/6) được nhiều phụ huynh và học sinh đánh giá là ngày thi khó khăn nhất. Bởi lẽ, Địa Lý và Lịch Sử đều là những môn học xã hội có dung lượng lý thuyết khổng lồ. Dân Việt - Tại Hải Phòng, trong số các thí sinh bỏ thi tốt nghiệp, có 2 nữ sinh tại hội đồng coi thi THPT Mạc Đĩnh Chi bỏ thi từ ngày thi đầu tiên với lý sắp lấy chồng người nước ngoài.


Xếp lịch thi không hợp lý: Bộ làm khó thí sinh

Từ sáng sớm, nhiều thí sinh đã có mặt tại cổng trường để tránh gặp phải một số sự cố về giao thông. Trên khuôn mặt mỗi thí sinh luôn tỏ vẻ lo lắng, bồn chồn. Rất nhiều em cầm trên tay tập tài liệu liên quan đến môn Địa Lý để đọc lướt qua các kiến thức đã học.

Những câu đối thoại của các em học sinh như: - Bạn đã ôn hết môn Địa chưa? - Tớ chưa ôn được nhiều vì thời gian gấp quá. Tớ quyết định chỉ học những phần quan trọng thôi… diễn ra phổ biến.

Nhìn vào danh sách các môn thi Tốt nghiệp THPT năm nay, cả 3 môn khối C đều được Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa vào (những năm trước, thường chỉ có 2 môn khối C: Ngữ Văn – Địa Lí hoặc Ngữ Văn – Lịch Sử).

Từ nhiều năm nay, Bộ thường xếp lịch thi xen kẽ giữa các môn khối C với các môn khối A,B,D chứ rất hiếm khi xếp 2 môn khối C thi cùng một ngày. Bởi lẽ, nội dung kiến thức của các môn học khối C rất nặng về lý thuyết. Nếu như kiến thức Ngữ Văn nặng về trích dẫn dẫn chứng, khả năng hành văn, phân tích, bình luận, chứng minh… thì Địa Lí lại nặng về việc ghi nhớ số liệu, vị trí địa lý, các điều khiện tự nhiên, xã hội... Còn Lịch sử yêu cầu thí sinh phải nhớ thời gian, sự kiện, và những con số.

Do đó, nếu thí sinh không được ôn tập một cách kỹ lưỡng và nhắc đi nhắc lại kiến thức một cách liên tục, thường xuyên thì việc nhớ nhầm, nhớ sai, lẫn lộn kiến thức… dễ xảy ra.

Lo lắng trước giờ thi

Nhiều phụ huynh và các em học sinh tỏ ra rất lo lắng trước giờ thi. Em Phùng Quang Hiệu, học sinh lớp trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: "Năm nay, Bộ Giáo dục sắp xếp lịch thi chưa hợp lý vì cả ba môn thi khối C chỉ thi trong 2 ngày liên tiếp, chỉ cách nhau bằng môn Hóa Học (diễn ra vào chiều thứ 2). Việc thi liên tục các môn khối C như trên gần tương đương với sức ép thi cử của kỳ thi đại học. Trong khi đó, chúng em còn phải đầu tư để học những môn khác như Toán, Anh, Hóa. Do đó, mặc dù rất cố gắng nhưng vẫn còn một số kiến thức về môn học Địa Lí, Lịch Sử, em chưa nhớ hết".

Không chỉ học sinh mà nhiều bậc phụ huynh cũng tỏ ra lo lắng. Bác Phạm Xuân Đường, một phụ huynh ở Từ Liêm, Đông Anh, Hà Nội, chia sẻ: "Tối qua, để ôn tập bài vở chuẩn bị cho ngày thi hôm nay, con tôi đã gần như thức trắng đêm. Nó nhăn nhó với tôi là nhiều kiến thức phải học quá, trong khi đó thời gian chỉ có hạn. Tôi rất lo cho kết quả thi cử của con tôi".

Niềm vui của thí sinh làm được bài thi.

Trong hai môn thi tốt nghiệp ngày hôm nay, nhiều học sinh nhận định: Đề bài môn Địa Lí sẽ dễ làm hơn môn Lịch Sử. Bởi lẽ, những năm trước, bao giờ cấu trúc đề thi môn Địa Lí cũng có một câu hỏi thực hành chiếm dung lượng từ 3 đến 3,5 điểm. Nếu nắm chắc kỹ năng phân tích đề bài, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét,… thì không quá khó để đạt mức điểm khá cho môn thi này.

Vui, buồn đan xen

Khoảng 10 giờ 15 phút, các thí sinh bước ra cổng trường với nhiều tâm trạng khác nhau. Theo một số học sinh tại trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội, đề thi năm nay dài với tổng số 8 câu hỏi nhỏ. Tuy nhiên, các câu hỏi không khó. Phần chung cho tất cả các thí sinh đều có trong chương trình sách giáo khoa.

Thí sinh Nguyễn Lan Hương, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: "Tuy thời lượng làm bài hơi ít so với dung lượng câu hỏi, tuy nhiên, em vẫn làm được khoảng 80%". Trái ngược lại với kết quả của Hương, Phạm Minh Thái (Xuân Thủy, Cầu Giấy) lại không hoàn thành tốt bài thi do câu hỏi trong đề thi không thuộc vùng kiến thức ôn tập của học sinh này.

Tâm trạng đan xen vui, buồn của các sĩ tử sau bài thi Địa lí sáng nay (3/6)

Đề bài môn Địa Lí năm nay, đòi hỏi các thí sinh phải nắm được kiến thức cơ bản và của toàn bộ chương trình học, từ kiến thức về điều kiện tự nhiên đến kinh tế xã hội. Nếu thí sinh học tủ, nguy cơ thi là bài thi không tốt là rất cao.

Theo quan sát của phóng viên tại trường THPT Cầu Giấy, tình trạng mang phao thi vào trong phòng thi của một số thí sinh vẫn xảy ra. Để đảm bảo cho những môn thi tiếp theo diễn ra khách quan và hiệu quả nhằm đánh giá đúng thực lực của học sinh, các Hội đồng thi tốt nghiệp tại các trường THPT cần quản lý chặt chẽ hơn./.

Tại các hội đồng thi tại thành phố Hà Tĩnh như: trường Phan Đình Phùng, THPT Thạch Bình, Trường Chuyên Hà Tĩnh…, các thí sinh bước ra khỏi phòng thi môn Địa lý sáng nay với những tâm trạng, cung bậc cảm xúc khác nhau. Người thì vui mừng cho rằng "đề không quá khó", có người cho rằng "đề dài" không làm kịp thời gian… nhưng hầu hết các thí sinh với tinh thần khá thoải mái để chuẩn bị thi môn Lịch sử chiều nay.

Các thí sinh tại Đà Nẵng cho biết phải tận dụng hết thời gian mới làm hết bài thi vì đề năm nay khá dài. Tại điểm trường thi THPT Trần Phú, các thí sinh khối GDTX tan buổi thi môn Địa lý sáng nay khi được hỏi đều nhận định chung đề thi năm nay khá nhẹ nhàng. Kỷ luật trong phòng thi rất nghiêm, nên thí sinh khó mà hỏi bài nhau trong phòng thi chứ đừng nói đến là quay tài liệu.

Kết thúc buổi thi Địa lý sáng nay 3/6, nhiều thí sinh tại Quảng Trị nhận định đề thi Địa Lý quá dài, nên các em không đủ thời gian để làm bài.

Ghi nhận của phóng viên trong buổi thi môn Địa lý sáng 3/6, tại Hà Nam t hời tiết khá mát mẻ ủng hộ các thí sinh làm bài thi. Sau khi trải qua 2 môn thi Ngữ Văn và Hóa Học với lết quả khả quan. Sáng nay các thí sinh Hà Nam bước vào môn thi Địa lý với tâm trạng khá thoải mái. Tại các hội đồng thi Chuyên Biên Hòa, THPT Phủ Lý A, THPT A Bình Lục… Sau 90 phút làm bài thi môn Đại lý, các thí sinh ra ngoài với vẻ mặt phấn khởi vì làm được bài. Theo nhận địn chung của các thí sinh thì đề bám sát với chương trình sách giáo khoa, vừa sức với thí sinh.

Nhiều thí sinh ở Sóc Trăng nhận xét đề thi môn Địa Lý có phần khó hơn so với đề Văn và Hóa. Theo em Hồ Thị Ngọc Lam, học sinh giỏi trường THPT An Ninh (huyện Mỹ Tú), đề thi ở mức tương đối so với hai môn ngày đầu tiên. Theo Ngọc Lam, ở phần chung cho tất cả các thí sinh, ý 2 của câu 2 khó khiến nhiều bạn không làm hết. Còn ở phần riêng, câu số 2 của chương trình nâng cao thật sự khó. Một số TS khác không vui vì bài làm không đạt kết quả như mong muốn.
Đúng 7g sáng nay, các giám thị lần lượt đọc số báo danh và kiểm tra những thông tin cần thiết để thí sinh bước vào môn thi thứ 3 - môn Địa lí. Mặc dù là ngày thi thứ 2 nhưng vẫn rất nhiều thí sinh tại HĐT Nguyễn Thượng Hiền (Q. Tân Bình, TPHCM) đi muộn. Bên trong phòng thi các giám thị đã đọc số báo danh, nhưng ngoài cổng trường vẫn còn rất nhiều học sinh đến trễ nên rất vội vã. Nhiều thí sinh lại quên mang theo "bửu bối" là cuốn Atlat, phải nhờ người nhà mang đến.
Nhóm PV

Theo tổng hợp mới nhất của Sở GD-ĐT Hải Phòng sáng ngày 3.6, tại 55 hội đồng coi thi ở Hải phòng sau khi kết thúc môn Địa lý, tổng con số thí sinh bỏ thi có lý do và không có lý do là 41 thí sinh, tăng lên 2 thí sinh so với ngày thi đầu.

Đặc biệt, trong số các thí sinh bỏ thi tốt nghiệp, có 2 nữ sinh tại hội đồng coi thi THPT Mạc Đĩnh Chi bỏ thi từ ngày thi đầu tiên với lý sắp lấy chồng người nước ngoài. Kết thúc ngày thi thứ hai, 55 hội đồng coi thi đều an toàn, thí sinh chấp hành khá nghiêm túc quy chế thi.

Trần Phượng


0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More