Gần 10 năm nay, thầy trò trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ ( TP Nam Định) vẫn đang dạy và học nhờ tại Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp Nam Định mặc dù đã đạt chuẩn từ năm 2001. (Dân trí) – Sáng 25/4, PV Dân trí đã trao tới thầy Đặng Phi Anh (số nhà 40 Phan Bôi, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) – nhân vật trong bài viết "Thầy ơi, cố lên…!" số tiền 3.300.000 đồng do bạn đọc ủng hộ. Gần 10 năm nay, thầy trò trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ ( TP Nam Định) vẫn đang dạy và học nhờ tại Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp Nam Định mặc dù đã đạt chuẩn từ năm 2001.
QĐND Online – Nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2012, chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), ủng hộ mục tiêu "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Dân trí, Công ty CP Đầu tư Quảng cáo Sao Việt, Công ty In và Truyền thông Gia Long tổ chức phát động chương trình "Ai chăm ngoan" cho các bé mẫu giáo, sáng 27-5, tại Hà Nội.
Chương trình đã thu hút hơn 1000 bé thiếu nhi cùng các thầy cô giáo tham gia. Tại đây, các bé được hòa mình vào ngày hội sôi động với các tiết mục biểu diễn đặc sắc, được tham gia trò chơi với nhiều quà tặng hấp dẫn.
Ban tổ chức sẽ trao giải tại 300 trường mầm non công lập và dân lập ở Hà Nội cho các bé chăm ngoan. Thông qua các tiêu chí như : bé đi học đúng giờ, bé chăm học và vâng lời cô, nề nếp sinh hoạt tại lớp, giữ gìn vệ sinh cá nhân, năng khiếu của bé (múa, họa, võ thuật…), chăm ngoan ở nhà (nghe lời ông bà, bố mẹ), Ban Giám hiệu nhà trường và các cô phụ trách đánh giá, bình chọn.
Dự kiến chương trình sẽ kéo dài trong 5 tháng từ 20-5 đến 20-10-2012. Phong trào sẽ được tổ chức 2 năm một lần. Cũng trong ngày hội phát động chương trình "Ai chăm ngoan", lần đầu tiên ấn phẩm "Cầu vồng" do Nhà xuất bản Dân trí phát hành đã được ra mắt. Đây là ấn phẩm dành riêng cho các bé mẫu giáo với nhiều tranh ảnh, các mẩu chuyện mang tính giáo dục, phát triển trí tuệ, tăng tính chủ động, sáng tạo cho bé.
Việt Chung
Người dân tại TP Nam Định ( Nam Định) lại đang xôn xao với câu chuyện một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhưng cơ sở lại đi… ở nhờ. Đó là Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, địa chỉ khu nhà Lý Đoán, số 27/88 phố Nguyễn Du, TP Nam Định, được thành lập từ những năm 70 thế kỷ trước.
Thực tế khu nhà Lý Đoán này là của Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp Nam Định, và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ được bố trí tọa lạc nhờ một phần trong khu nhà này theo Quyết định 48/UB-QĐ ngày 9/10/1982 của UBND TP Nam Định. Trong quyết định này cũng giao cho Ban kiến thiết cùng với Ban xây dựng quản lý nhà đất và ban giáo dục có trách nhiệm tìm địa điểm và trình với UBND thành phố kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ tại địa điểm mới. Tuy nhiên sau đó, không hiểu sao, việc xây dựng địa điểm mới cho trường Nguyễn Văn Cừ không được thực hiện.
Mặc dù đang phải "ăn nhờ, ở đậu" tại khu nhà Lý Đoán nhưng bất ngờ đến năm 2001, trường Nguyễn Văn Cừ lại được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hồ sơ tiêu chí đạt chuẩn, tại phần tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất nhà trường có ghi rõ: diện tích sử dụng là 4.179m 2 (3 tầng), bình quân 6m 2 /học sinh; diện tích sân chơi, nhà tập luyện: 1.377m 2 . Hồ sơ kết luận là đạt chuẩn.
Sự việc "mượn" điều kiện vật chất để lên "chuẩn" trên không gặp phải bất cứ ý kiến nào, phải chăng là do nhà trường, phụ huynh học sinh cũng muốn con em, học sinh của mình được tiếng là "học ở trường chuẩn quốc gia"?
Ngày 30/10/2003, UBND tỉnh Nam Định có Quyết định số 2767/2003/QĐ-UB về việc đầu tư xây dựng Trường THCS Trần Đăng Ninh ở phường Đông Mạc, TP Nam Định. Quyết định này ghi rõ Trường THCS Trần Đăng Ninh chuyển toàn bộ cơ sở vật chất hiện có cho Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm, ngày 13/1/2012, thầy trò, phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ lại "sững người" khi biết UBND tỉnh Nam Định ra Thông báo số 08/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tại buổi họp Ban chỉ đạo nâng cấp TP Nam Định trở thành đô thị loại I. Trong đó có nêu rõ giao Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất với UBND TP Nam Định điều chuyển khu trường cũ THCS Trần Đăng Ninh cho trường THPT Nguyễn Khuyến để trường này đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia.
Việc này khiến phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ lo lắng. Hàng chục năm nay, việc phải "ăn nhờ, ở đậu" này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy của nhà trường. Vì là ở nhờ, nên trường luôn trong tình trạng thấp thỏm bị… đòi lại. Thực tế, vào năm 2011, do cơ sở 2 của Trung tâm bị giải tỏa để làm công viên, nên trung tâm đã… đòi lại tầng 3 để làm chỗ dạy cho học sinh của trung tâm.
Trường Tiểu học chuẩn quốc gia Nguyễn Văn Cừ lại phải tiếp tục… ở nhờ mặc dù đạt chuẩn từ năm 2001. Lượng học sinh đăng ký học tại trường giảm qua từng năm. Với xu hướng này, số phận Trường Tiểu học chuẩn quốc gia Nguyễn Văn Cừ không hiểu sẽ đi đâu, về đâu sau vài năm nữa?
Là dân thể thao, có lối sống lành mạnh nên dù ở tuổi 49 nhưng trông thầy vẫn rất cường tráng. Thế nhưng chỉ sau cơn sốt 3 ngày, thầy đi khám bác sĩ và được thông báo thầy bị ung thư máu, thiếu tiểu cầu cấp độ 4 - cấp độ rất nguy hiểm.
Hai vợ chồng thầy Phi Anh đón nhận quà của bạn đọc Dân trí
Theo thầy Phi Anh, những ngày điều trị tại bệnh viện, thầy được điều trị hóa chất, truyền dịch, truyền máu, truyền hồng cầu và tiêm thuốc rất nhiều. Do sức đề kháng yếu nên thầy được bác sĩ yêu cầu lúc phải bịt khẩu trang 24/24 để tránh bị nhiễm trùng từ bên ngoài vào. Có những người điểm thầy phải nằm ở phòng cách ly nhiều ngày liền.
Nằm viện gần một tháng trời nhưng ngày nào cũng phải ăn cháo vì thấy thức ăn là muốn nôn, 4 ngày gần đây thầy Phi Anh mới ăn cơm được.
Cũng theo thầy Phi Anh, trong thời gian nằm viện điều trị, nhiều cựu học sinh của trường có nhóm máu O đã đến bệnh viện để hiến máu cho thầy. Những em học sinh nào không thuộc nhóm máu O thì vận động bạn bè khiến thầy rất xúc động.
Hiện sức khỏe của thầy tương đối ổn định nên các bác sĩ cho thầy xuất viện về nhà 10 ngày. Sau 10 ngày sẽ vào viện lại để tiếp tục điều trị.
Hôm chúng tôi đến trao tiền là lúc thầy vừa từ bệnh viện về đến nhà. Biết tin thầy được về nhà mấy ngày, đồng nghiệp và hàng xóm đã đến nhà để hỏi thăm, động viên thầy cố lên.
Mặc dù bị bệnh hiểm nghèo nhưng thầy Phi Anh vẫn lạc quan. Vừa khỏe lên được 1 chút thầy lại xông xáo đi đi lại lại rót nước mời khách.
Đón nhận số tiền từ báo Dân trí, thầy Phi Anh xúc động cảm ơn báo Dân trí và những bạn đọc đã giúp đỡ thầy và gia đình để thầy có thêm nguồn kinh phí cho việc chữa trị bệnh.
Khánh Hồng
0 comments:
Post a Comment