Related posts

Saturday, 24 November 2012

Muc so thi nhung diem truong tren may

Nghe chúng tôi trình bày ý nguyện muốn đến hai khu trường ở Mường Mô 2 và Tà Tổng 2, ông Nguyễn Đức Hiển - Trưởng phòng GD huyện Mường Tè - ngần ngừ: "Đi bộ sẽ mất cả tháng, đi xe nhanh cũng 10 ngày, nhưng các nhà báo liệu có đi nổi bằng xe máy?". Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) Lê Kim Long chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Xét về mặt pháp luật, Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên đã vi phạm quyền trẻ em… và luật Giáo dục một cách trắng trợn.
- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |

Tin liên quan

  • Hành trình đến giảng đường của chàng trai vùng cao không tay
  • Chuyện khó tin từ cách học mới ở một trường vùng cao
  • Cảm phục cô giáo trẻ tâm huyết với ngôi trường vùng cao

Ngày thứ 10 của cuộc hành trình, chúng tôi trở lại cây cầu treo K43 để vượt sông Đà vào khu trung tâm xã Mường Mô (huyện Mường Tè, Lai Châu). Có cảm giác thật lạ, như vừa qua một giấc mơ về một cuộc phiêu lưu vào thế giới khác, một thế giới có rất ít dấu ấn của văn minh. Trong thế giới ấy, những người thầy - Những người đi khai sáng cũng đang chịu rất nhiều tăm tối.

Những ngày đường xe máy

Ăn trưa ở trung tâm xã Mường Mô, anh em giáo viên đã giục "ăn nhanh để đi, phải vào đến Nậm Trà trước khi trời tối". Từ trung tâm Mường Mô đến Nậm Trà đường dài chừng 40km. Cung đường ấy giáo viên nữ đi bộ 1 ngày, giáo viên nam đi được xe mất... nửa ngày. Đi rồi tôi mới hiểu đi xe máy trên này tốc độ cũng không hơn đi bộ là bao. Thường điểm trường nọ sang điểm trường kia là nửa ngày đường xe máy với trời không mưa. Trời mưa thì nhân thời gian lên gấp đôi, ấy là không ngã, không run tay mà quẳng xe lại giữa đường để... "đi bộ cho nó lành".

Hơn 4 giờ trên yên xe, vật nhau với con đường đất mà chiều ngang không bao giờ quá nửa mét, "núi một bên và vực một bên", nhìn thấy khu trường THCS Nậm Trà – Mấy ngôi nhà tranh lúp xúp mà mừng như trẻ thấy mẹ đi chợ về. Trước, con đường ấy là đường mòn đi bộ, mấy năm nay xã hội đi lên, bà con san gạt thêm cho cái bánh xe lăn. Đi xe máy mà lắm khi thở hồng hộc như đi bộ leo dốc, 4 lần chúng tôi phải nghỉ cho mát máy xe, cũng là cho đôi tay, đôi chân đỡ chuột rút.

Mục sở thị những điểm trường trên mây, Giáo dục - du học, nhung diem truong tren may, lop hoc vung cao, giao vien vung cao, mien nui, hoc sinh dan toc, dan toc thieu so, thay giao cam ban, diem truong, giao duc, su pham, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Lớp học có kiến trúc kiểu chuồng trâu ở bản Tia Ma Mủ, cụm trường Nậm Ngà.

Cả chặng đường cứ số 1 mà bò, máy gầm như công nông đầu ngang. Đã mấy lần muốn dừng lại để lắp bộ xích vào bánh sau cho chắc lại thôi, các thầy chưa lắp, mình làm sớm nghe kỳ kỳ, kém cái... đàn ông. Đến được trường khi trời bắt đầu tắt nắng,

Tâm sự xúc động: Cô giáo vùng cao chưa một lần đưa con đi khai giảng
Cảm phục cô giáo trẻ tâm huyết với ngôi trường vùng cao
Cậu học trò vùng cao và HCV Olympic Vật lý quốc tế
Đắng lòng trường học vùng cao
Nên đọc
không ngã cái nào, dù mấy lần phải dúi xe vào vách núi để tránh lao xuống vực, thực là mừng, muốn cảm ơn thầy giáo đã nhắc mình ăn nhanh còn đi.

Từ Nậm Trà nhìn bốn phía chỉ thấy rừng, núi, đến cái vết loang lổ của những con người mở ra trên các triền núi tạo đường cũng không còn thấy. Cuộc sống văn minh đều đã "khuất núi", chúng tôi bắt đầu bước vào những ngày ở rừng thực sự. Điện không, điện thoại không, đúng hơn có đôi vệt sóng lạc từ Mường Nhé (Điện Biên) sang, thường chỉ có trên các đỉnh núi cao, bò ngược dốc hàng giờ vào những ngày thật đẹp trời.

Tìm được những vệt sóng này là bao kỳ công của những người đi "khai phá", tìm sóng theo kiểu "dò mìn", nó cũng gắn liền với bao nước mắt của thầy cô. Suốt 10 ngày của chuyến đi tôi không đủ kiên nhẫn, sức khỏe để trèo tìm sóng, thôi đành quên đi chiếc điện thoại. Nậm Trà (Mường Mô 2) nay đã có 3 trường học từ mầm non đến THCS; Nậm Ngà (Tà Tổng 2) có hai trường, hệ TH và THCS chưa tách, hai cụm trường xa nhất ở bờ hữu sông Đà ấy với gần 150 thầy cô giáo, đã hai năm nay quên rằng trên đời này còn có báo chí. Dù báo vẫn được phát, được đặt nhưng nó không bao giờ đến được với các thầy cô.

"Quyền được ngã"

Với các thầy cô giáo ở Nậm Trà, Nậm Ngà, việc ngã xe như là chuyện đương nhiên. Ở Nậm Ngà, xứ sở được coi là "huyền thoại đích thực" ở Mường Tè vì Tà Tổng đã là huyền thoại rồi, nó còn là Tà Tổng 2. Ở đây có một đội "tay đua" thượng hạng đếm gần đủ năm đầu ngón tay, những thầy mà sự ngã kể... cả năm không hết. Thầy Việt - Giáo viên môn sinh khối THCS, thầy Cường - Hiệu trưởng, thầy Đức - Hiệu phó, thầy A Lầu... Thầy Việt cao 1m63, nặng 49 cân, cùng với A Lầu là tay lái chuyên chở thịt từ huyện vào cho học sinh .

Mỗi chuyến hai thầy đi 2 ngày, chở 100kg thịt từ huyện Mường Tè vào. Cái món hàng vừa nặng vừa bùng nhùng ấy, không phải dạng cao thủ thì chỉ có xuống vực mà nhặt thịt lợn lẫn... thịt người. Mỗi chuyến chở thịt ấy các thầy tự khoán... không ngã quá 4 lần, có kinh nghiệm chỉ dúi đầu vào vách núi mà ngã. Tệ lắm thì quẳng xe xuống vực mà ngã ngược lại. Cách hôm chúng tôi vào 2 ngày, hai tay lái cứng nhất nhì thầy Việt, thầy Cường cũng vừa quẳng xe xuống vực để thoát thân.

Mục sở thị những điểm trường trên mây, Giáo dục - du học, nhung diem truong tren may, lop hoc vung cao, giao vien vung cao, mien nui, hoc sinh dan toc, dan toc thieu so, thay giao cam ban, diem truong, giao duc, su pham, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Xích xe quấn bánh, thứ không thể thiếu của giáo viên trên những cung đường Nậm Trà, Nậm Ngà

Cũng lạ, ngã nhiều nhưng chưa thầy cô nào bỏ mạng vì nó cả, tệ nhất cũng được mắc vào cành cây, để gào toáng gọi người khác kéo lên. Xước sát nhiều, nhưng gãy gì đó thì chưa. Cú ngã tệ nhất thuộc về thầy Nguyễn Văn Việt ở khu bản Cô Lô Hồ, khi bị xe đè lên người, ống xả chèn lên ngực, cháy thịt khét mù, nằm viện cả tháng.

Nụ cười và ánh mắt trẻ thơ vùng cao
Dự án "Cơm có thịt" thành quỹ "Vì trẻ em vùng cao"
Lớp học tạm bợ của trẻ vùng cao
"Giai điệu đam mê" hướng đến trẻ em nghèo vùng cao
Nên đọc

Ngã là chuyện thường ngày nên các thầy nói vui là ở đây có "quyền được ngã". Nhưng cũng có những chuyến xe không được quyền ngã. Đó là những chuyến xe đặc biệt chở trứng cho bữa ăn học sinh, mỗi chuyến 600 quả - tháng 4 chuyến và chở người ốm đi viện. Hôm chúng tôi đang ở Nậm Trà cũng có chuyến xe như thế, thầy Quàng Văn Dử bị sốt cao, phải ngồi sau xe, lấy dây buộc vào thầy Việt rồi cùng 1 xe nữa dong ra Mường Tè.

Đi từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều đến nơi an toàn. Một loại "hàng" nữa không được quyền ngã là cô giáo mang thai. Loại "hàng" này đặc biệt nhất, ngã là phạm "trọng tội", bao năm qua, chưa một lần các thầy đánh ngã những cô giáo này. Nói là vậy nhưng khó nhất là chính các cô mới mang thai, chưa biết mình có, vẫn cứ tong tả trên đường, sẩy nhiều lắm. Ở Nậm Trà trong số các cô giáo có gia đình chỉ có 3 cô chưa bị hỏng thai lần nào, các cô sinh non, con nuôi lồng kính cũng có mấy người cũng chỉ vì con đường.

Những ngôi trường… kỳ kỳ

Nậm Trà, Nậm Ngà, tất cả có 15 điểm trường, ngay ở hai khu trung tâm cũng đã thấy nó kỳ rồi, các điểm khác mỗi điểm một vẻ theo... kiến trúc bản địa. Đại thể, bản nào làm lớp ấy, tùy theo điều kiện kinh tế, theo mức độ nhiệt tình với cái chữ mà dựng lên cái phòng học. Hầu hết là phòng có "kiến trúc" tre nứa, ngay Trường THCS Nậm Trà toàn bộ các phòng học đều làm lán tre nứa. Năm nay Mường Tè tre nứa khuy (nở hoa) lấy loại ấy về dùng mấy bữa đã thấy mọt rơi lả tả, gió chưa nổi đã kẽo kẹt rồi rung lên bần bật. Những điểm trường ấy bi hài thì có, còn độc đáo thì phải kể đến các dạng khác.

Độc đáo nhất phải kể đến lớp học với kiến trúc chuồng trâu ở bản Tia Ma Mủ (cụm trường Nậm Nhà - Tà Tổng). Ba phòng học cho các lớp tiểu học ở đây nếu mới đến, nhìn từ ngoài vào chắc chắn bảo là chuồng trâu. Lớp dựng

Bữa cơm chung của bản vùng cao
Hà Nội: Kết nối những vòng tay yêu thương tới HS vùng cao
Trẻ em vùng cao rạng ngời hạnh phúc đón áo ấm
Nên đọc
trên cột, thay cho ván che là mấy tấm, nửa ván nửa giằng, bắc ngang nối các cột. Kiểu nối ngang như thể tiện đưa cỏ vào, cũng tiện cho trâu cọ sừng, cọ mình. Làm lớp học kiểu ấy có thể nói cũng là "sáng tạo" phòng học thoáng, ít bị tối, nhưng mà rét. Ngày rét trong lớp gió như ngoài sân, thầy trò co ro, có đốt đống lửa gió nó cũng lùa hơi đi mất, không đỡ được là mấy. Thứ nhì độc đáo là lớp học dựng bằng củi ở bản U Na 1 cũng ở cụm trường Nậm Nhà (Tà Tổng). Không hiểu do vội hay thích tạo nên một ngôi trường lạ mà bản này dựng nên ngôi trường toàn bằng củi. Thật tiện, củi bắp nhà nào cũng sẵn, góp lại, cũng không cần phải đẽo gọt gì thêm, cứ thế dựng nên thay ván, xù xì một chút nhưng mà chắc.

Vách ấy bọn trẻ đỡ nghịch, thớ gỗ tua tủa, nghịch vào không rách tay cũng rách quần áo. Tiện cho các thầy, cả phụ huynh đến thăm các thầy, hút thuốc lào cứ tước những dăm ấy làm đóm, lúc đêm hôm khỏi phải tìm xa. Cánh phóng viên chúng tôi thấy "kiến trúc lạ" lao vào chụp ảnh, rồi khoe nhau, hí hửng lắm. Mang khoe cả các thầy, thầy cũng phải khen rồi cười góp, mặt buồn thiu.

Độc nữa phải kể đến lớp học không tên ở bản Huổi Mắn (Trường TH Nậm Trà - Mường Mô 2). Bản Huổi Mắn chia làm 2 cụm dân cư Huổi Mắn A và B, có vùng đất trũng giáp sông Đà nằm trong vùng ngập thủy điện Lai Châu, trước dân từ cụm A và B chỉ xuống dựng lán ở tạm làm ruộng, nương. Không hiểu có phải "chạy" đền bù di dân tái định cư không mà 2 năm nay những lán này nâng cấp thành nhà đến mấy chục hộ. Theo người lớn là trẻ con, các thầy cô phải mở lớp cho chúng, dù không biết đặt tên lớp thế nào.

Điểm trường với hai lớp học mầm non và lớp 1 cho gần 40 đứa trẻ ra đời như thế, mọi người gọi đùa là lớp học Không Tên. Cả điểm trường ấy cao chừng 2 mét, rộng chừng 20 mét vuông, dựng bằng nứa, lợp bằng gianh, cho 2 phòng học, thêm 2 phòng ở tạm của giáo viên. Thật may cô Quàng Thị Hoài, giáo viên mầm non bản ấy kịp làm vườn rau bên cạnh để nó thành "nhà", chứ nếu không chúng tôi quyết không thể gọi nó là lớp được.

Vùng trắng

Hai cụm trường Nậm Trà, Nậm Ngà nằm bên bờ hữu sông Đà, giáp với huyện Mường Nhé (Điện Biên). Hai cụm 5 trường học từ THCS đến mầm non với 152 giáo viên, 1.276 học sinh các dân tộc Mông, Cống, Hà Nhì, Dao. Dân cư vùng này có tỉ lệ nghèo 70-80%, về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm... có thể coi là vùng trắng.

Đức Thảo

Nguồn : laodong.com.vn
Từ khóa bài viết:

"Mục sở thị những điểm trường trên mây": giáo viên , đi bộ , Mường Mô , Tà Tổng , Trưởng phòng GD huyện Mường Tè , ông Nguyễn Đức Hiển

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Mục sở thị chiếc Toyota Corrola Altis va chạm tại Cửa Nam
  • Tận mục sở thị "nội thất" tàu quân sự nước ngoài
  • "Mục sở thị" đi đêm lãi suất
  • Mục sở thị sáng chế xe máy chạy bằng cả xăng và gas
  • Những "điểm đen" trên đất nông nghiệp
  • Mục sở thị khu ăn chơi của Tây khét tiếng Sài Gòn
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Gian nan nhận lại học phí miễn giảm
  • Sinh viên trường danh tiếng phải đi cọ toilet
  • Ấn Độ: Bị GV lột đồ vì nghi ăn cắp, nữ sinh nhảy lầu tự tử
  • Bị vấp ngã, cô giáo được bồi thường 27 tỷ đồng
  • Cô học trò khiếm thính đa tài
  • Học sinh Hà Nội chui ngõ tới trường

Tin tiếp theo

  • 24/11 Những phát ngôn ấn tượng tại nghị trường
  • 24/11 Trung Quốc phát hành trái phép bản đồ "thành phố Tam Sa"
  • 24/11 Từ năm 2015, tiêu thụ xăng E5 trên toàn quốc
  • 24/11 Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi "hiểm độc" mới của Trung Quốc
  • 24/11 Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi "hiểm độc" mới của Trung Quốc
  • 23/11 Châu Á chịu tác động gì từ chiến lược mới của Mỹ

Saturday, 17 November 2012

Be lop 1 mo nao vi bi vua tran roi trung dau

Đang đứng trên bảng viết bài, 3 học sinh và một giáo viên lớp 1C Tiểu học Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) bị mảng vữa lớn rơi trúng đầu, phải đi cấp cứu. Một nam sinh bị thương nặng nhất, phải phẫu thuật não. Không chỉ "thỏa thuận" với học sinh thu những khoản tiền vô lý như mua học phẩm, chụp ảnh thẻ bảo hiểm... nhiều trường ở thủ đô còn thu cả tiền các môn học tự chọn, bảo trì máy tính, giấy kiểm tra, làm vệ sinh... Sách in lậu không chỉ giấy xấu, nhiều lỗi chính tả mà còn gạch xóa lem nhem. Tuy nhiên, chủ các cửa hàng sách lậu và sinh viên cho rằng, mua sách như thế không sao, vì chỉ dùng một lần, lười đọc.

Chiều 1/10, cô Nguyễn Thị Hướng (chủ nhiệm lớp 1C) đang giảng bài, 3 học sinh Đỗ Đình Hiếu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Lý Ẻn đang viết bảng thì bất ngờ mảng vữa trần rơi xuống trúng đầu bốn người. Sau khi được sơ cứu ở Bệnh viện Việt Đức, em Đỗ Đình Hiếu (bị thương nặng nhất) được chuyển đến Bệnh viện Bưu Điện mổ não gấp.

Ảnh
Phòng học, nơi mảng trần bị lở. Ảnh: Tiền Phong.

Chị Nguyễn Thị Đào (28 tuổi, mẹ Hiếu) cho biết, kết quả chụp chiếu cho thấy, đầu Hiếu chấn thương nặng, gãy, lõm một phần xương sọ, có tụ máu. Theo chị Đào, sau khi phẫu thuật, Hiếu rất yếu, vẫn sốt li bì, một cánh tay không thể cử động được. Gia đình đang lo cháu bị chấn thương sọ não.

Phụ huynh này cho hay, vợ chồng quanh năm làm ruộng, thỉnh thoảng đi làm thuê ở Bát Tràng, không đủ tiền nuôi các con ăn học. Gia đình chị là một trong những hộ nghèo nhất xã Đa Tốn. Tai họa bỗng nhiên ập đến khiến vợ chồng không biết chạy vạy đâu để kiếm đủ tiền trang trải viện phí cho con.

Trong khi đó, ông Trần Đức Điền, Chủ tịch UBND xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho rằng: "Đây là sự việc khách quan, không có gì đáng tiếc cả, chỉ là không may trần nhà rơi và không ai mong muốn điều này xảy ra".

Theo ông Điền, nguyên nhân khiến mảng vữa trần lớp học rơi xuống do nền trần của khu lớp học quá cũ (được xây từ năm 1992) và mới được sửa lại, chất lượng không đảm bảo, dù trước khi thi công, bên thiết kế cũng đã khảo sát. UBND xã xin ý kiến của huyện nhưng không thể xây mới mà chỉ được cấp kinh phí dóc vôi trát lại khu nhà.

Ngay khi vụ sập trần xảy ra, UBND xã đã kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo UBND huyện, trước mắt phải xây mới toàn bộ khu nhà vì chất lượng không đảm bảo, các thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh cũng không yên tâm khi cho con em học ở khu nhà này.

Khu nhà xây dựng năm 1992 sau khi được sửa, trát lại. Ảnh: Tiền Phong.

Chủ đầu tư dự án sửa chữa Tiểu học Đa Tốn là Ban Quản lý Dự án huyện Gia Lâm, còn đơn vị thi công là Công ty Xây dựng và Du lịch Tiền Phong. Cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ nguyên nhân, cũng như trách nhiệm của những đơn vị liên quan.

Một giáo viên Tiểu học Đa Tốn cho biết, lớp 1C - nơi xảy ra vụ tai nạn sập trần nhà - là một trong những phòng học đang trong quá trình sửa chữa, chưa xong nhưng đã đưa vào sử dụng. Dãy nhà mới sửa chữa của trường này gồm 8 phòng học, đã được trát lại tường, trần phòng.

"Nhà trường đưa các lớp học tại khu nhà này vào sử dụng từ đầu năm học mới, sau khi nhận bàn giao sơ bộ từ đơn vị thi công. Về cơ bản đã hoàn thành sửa chữa, chỉ còn đợi sơn mới là hoàn tất", một giáo viên cho biết thêm.

Theo Tiền phong

Chiều 1/10, cô Nguyễn Thị Hướng (chủ nhiệm lớp 1C) đang giảng bài, 3 học sinh Đỗ Đình Hiếu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Lý Ẻn đang viết bảng thì bất ngờ mảng vữa trần rơi xuống trúng đầu bốn người. Sau khi được sơ cứu ở Bệnh viện Việt Đức, em Đỗ Đình Hiếu (bị thương nặng nhất) được chuyển đến Bệnh viện Bưu Điện mổ não gấp.

Ảnh
Phòng học, nơi mảng trần bị lở. Ảnh: Tiền Phong.

Chị Nguyễn Thị Đào (28 tuổi, mẹ Hiếu) cho biết, kết quả chụp chiếu cho thấy, đầu Hiếu chấn thương nặng, gãy, lõm một phần xương sọ, có tụ máu. Theo chị Đào, sau khi phẫu thuật, Hiếu rất yếu, vẫn sốt li bì, một cánh tay không thể cử động được. Gia đình đang lo cháu bị chấn thương sọ não.

Phụ huynh này cho hay, vợ chồng quanh năm làm ruộng, thỉnh thoảng đi làm thuê ở Bát Tràng, không đủ tiền nuôi các con ăn học. Gia đình chị là một trong những hộ nghèo nhất xã Đa Tốn. Tai họa bỗng nhiên ập đến khiến vợ chồng không biết chạy vạy đâu để kiếm đủ tiền trang trải viện phí cho con.

Trong khi đó, ông Trần Đức Điền, Chủ tịch UBND xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho rằng: "Đây là sự việc khách quan, không có gì đáng tiếc cả, chỉ là không may trần nhà rơi và không ai mong muốn điều này xảy ra".

Theo ông Điền, nguyên nhân khiến mảng vữa trần lớp học rơi xuống do nền trần của khu lớp học quá cũ (được xây từ năm 1992) và mới được sửa lại, chất lượng không đảm bảo, dù trước khi thi công, bên thiết kế cũng đã khảo sát. UBND xã xin ý kiến của huyện nhưng không thể xây mới mà chỉ được cấp kinh phí dóc vôi trát lại khu nhà.

Ngay khi vụ sập trần xảy ra, UBND xã đã kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo UBND huyện, trước mắt phải xây mới toàn bộ khu nhà vì chất lượng không đảm bảo, các thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh cũng không yên tâm khi cho con em học ở khu nhà này.

Khu nhà xây dựng năm 1992 sau khi được sửa, trát lại. Ảnh: Tiền Phong.

Chủ đầu tư dự án sửa chữa Tiểu học Đa Tốn là Ban Quản lý Dự án huyện Gia Lâm, còn đơn vị thi công là Công ty Xây dựng và Du lịch Tiền Phong. Cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ nguyên nhân, cũng như trách nhiệm của những đơn vị liên quan.

Một giáo viên Tiểu học Đa Tốn cho biết, lớp 1C - nơi xảy ra vụ tai nạn sập trần nhà - là một trong những phòng học đang trong quá trình sửa chữa, chưa xong nhưng đã đưa vào sử dụng. Dãy nhà mới sửa chữa của trường này gồm 8 phòng học, đã được trát lại tường, trần phòng.

"Nhà trường đưa các lớp học tại khu nhà này vào sử dụng từ đầu năm học mới, sau khi nhận bàn giao sơ bộ từ đơn vị thi công. Về cơ bản đã hoàn thành sửa chữa, chỉ còn đợi sơn mới là hoàn tất", một giáo viên cho biết thêm.

Theo Tiền phong

Saturday, 10 November 2012

Tham hoa dao van tu hoi thao ve mot nha cach mang

"Thảm họa" đạo văn từ hội thảo về một nhà cách mạng Nói một cách khác, cần một cuộc cải cách thật sự. Đây cũng là quan điểm kiên định của ông suốt hơn một thập kỷ qua. GS Hoàng Tụy nói: Trong số những gương mặt tiêu biểu nhận giải thưởng Hoa Trạng nguyên năm 2012, Vũ Đình Quang Đạt gây ấn tượng mạnh với bảng thành tích "khủng" mình đã đạt được ở bộ môn Tin học.
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • Thạc sĩ trở thành vua đạo văn gây xôn xao giới khoa học
  • Tại sao châu Âu nhiều bê bối đạo văn?
  • Thực hư chuyện TS Lê Thẩm Dương bị tố đạo văn

Ngày 5/10, tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học Nhà cách mạng Châu Văn Liêm (29/6/1902 - 4/6/1930) nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

Tuy chỉ có 46 tham luận nhưng tình trạng đạo văn xảy ra phổ biến. Nhiều tham luận trích dẫn số liệu cách biệt nhau đến 10 lần, viết sai cả tên cha và mẹ của nhà cách mạng tiền bối, nhiều tham luận còn sao chép tư liệu một cách tùy tiện, đầy những nhầm lẫn.


Không chệch thì… choạc

Vì sao đạo diễn Việt hay "đạo, cóp"?
"Đạo văn" hay "luộc" sách?
Tổng thống Hungary từ chức sau bê bối đạo văn
Nên đọc

Hy sinh ở tuổi 28, được "chính sử" nhất quán ghi nhận, nên so với nhiều nhân vật cùng thời, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Châu Văn Liêm (CVL) rất "thuận lợi" về tư liệu. Thế nhưng tại Hội thảo lần này, tư liệu về ông lại rất chệch choạc. Nguyên nhân là do sao chép tùy tiện tài liệu, nhất là từ internet. Đơn cử như chuyện về đường học vấn của ông, các tham luận của TS Đặng Phong Vũ

(Trường Chính trị Tôn Đức Thắng), Trần Văn Đông (Hội Khoa học lịch sử An Giang - HKHLS AG), ThS Lê Thanh Dũng (ĐH Đồng Tháp), ThS Võ Thành Hùng (BCĐ Tây Nam bộ)… cho rằng, sau khi học ở trường làng, ông lên học tại Trường Collège de Cantho - nay là Trường THPT Châu Văn Liêm, thi đỗ thành chung năm 1922, rồi tốt nghiệp sư phạm Hậu Bổ ở Sài Gòn (còn gọi là Sư phạm Đông Dương) vào năm 1924. Tuy nhiên, tư liệu này thiếu chính xác vì CVL không thể lấy bằng thành chung ở Collège de Cantho vào năm 1922 do đến 20/2/1921, trường này mới mở khóa đầu tiên với một lớp bổ túc tiểu học 36 học sinh, nhưng chỉ học một năm rồi chuyển sang học ở Collège de My Tho. Mặt khác, vào thời điểm này, Sài Gòn không hề có trường sư phạm tên Hậu Bổ hay Đông Dương.

Nhiều tham luận còn làm "lộn tùng phèo" sự kiện hy sinh của ông. Dù nhiều nguồn chính sử đã công bố CVL hy sinh vào ngày 4/6/1930, nhưng Mai Quốc Đạt (Châu Đốc - An Giang) và Hồ Thị Hồng Chi (HKHLS AG) vẫn viết là ngày 4/5/1930. Số liệu về số lượng người tham gia đoàn biểu tình do CVL tổ chức trước khi chết thì loạn xị cả lên. Có tác giả viết là 1.000, 1.500; nhưng cũng có tác giả lại cho là 5.000 hoặc lên đến 10.000 người. Thậm chí, đến số báo cáo về cái chết của ông do quận trưởng quận Đức Hòa (Long An) gởi Biện lý Sài Gòn cũng có sự khác biệt. Theo đại biểu Thái Trí Hải (ĐH An Giang), báo cáo số 235 (ngày 9/7/1930) còn đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (Chi hội KHLS Bà Rịa - Vũng Tàu) thì báo cáo số 325 (ngày 7/6/1930).

Bìa tập tài liệu có nhiều tham luận "đạo văn


Vô tư sao chép
Không dừng lại ở chỗ bóp méo sự thật lịch sử , những bài tham luận sao chép tại Hội thảo còn trực tiếp xúc phạm đến vong linh của nhà cách mạng tiền bối khi tự tiện "chỉnh sửa" tên, họ song thân của ông. Từ nhiều năm qua, các nguồn chính sử đã thống nhất ghi nhận CVL là con của ông bà Châu Khắc Chấn và Trần Thị Tơ, nhưng đại biểu Thái Trí Hải lại viết là Châu Văn Chấn, Trần Thị Tơi. Còn đại biểu Trần Văn Đông (HKHLS AG) thì viết Châu Văn Thân, Trần Thị Lệ. Thậm chí ThS Võ Thành Hùng (BCĐ Tây Nam bộ) lại sửa cả họ lẫn tên: Trần Khắc Chuẩn.

Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Trong báo cáo đề dẫn đọc công khai tại Hội thảo, TS Ngô Quang Láng, Phó

Giáo dục Việt Nam: Chênh vênh kiềng...
Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng,.....
Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác
Báo Thái Lan viết về giáo dục Việt Nam
Nên đọc

Chủ tịch HKHLS AG cho biết: "Hội thảo tiếp nhận tổng cộng 65 bài viết của 68 tác giả và đồng tác giả, nhưng qua biên tập sơ bộ đã "loại bỏ" 19 bài (gần 30%) do có dấu hiệu sao chép tùy tiện và "bê nguyên xi" các bài viết trên internet …".

Tại Hội thảo, một số chuyên gia còn hé ra một góc sự thật "trên cả sự khủng khiếp" khi chỉ ra, ngay cả những "tài liệu chính thống", như: Địa chí Long An, Địa chí Cần Thơ, Địa chí An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ 1927-2010… cũng mắc những sai sót tương tự trong phần đề cập đến nhà cách mạng Châu Văn Liêm .

(Theo Phụ nữ TPHCM)


Nguồn : vnexpress.net
Từ khóa bài viết:

"'Thảm họa' đạo văn từ hội thảo về một nhà cách mạng": thảm họa , , đạo văn , nhà cách mạng , Nhà cách mạng Châu Văn Liêm , tỉnh An Giang

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Đã đến lúc cần một cuộc cách mạng ở ngành ô tô
  • Thảm họa thủy điện
  • Hội thảo và thi tuyển ĐH Công lập Singapore SMU
  • Hào khí cách mạng tháng Tám trong bộ phim "Sao tháng Tám"
  • Thảm họa dịch thuật
  • Cuộc cách mạng mang tên Zappos
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Các trường CAND có thể sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm
  • Giới trẻ đang thay đổi thói quen đọc
  • Bí kíp giúp trẻ thông minh hơn
  • Dạy thêm, học thêm: Chỉ cấm trên giấy!
  • Đừng bắt con "chín ép"
  • Vụ khai giảng đặc biệt: Gần 100 HS vẫn chưa đến lớp

Tin tiếp theo

  • 16/10 2013: Đề xuất chưa tăng lương do khó khăn ngân sách
  • 16/10 Trung Quốc chỉ trích Nhật lôi kéo các nước
  • 16/10 Phá băng bất động sản
  • 15/10 Bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
  • 15/10 Trùm đầu nậu kỳ nam: Bí kíp trần ai
  • 15/10 Nhật vận động châu Âu ủng hộ lập trường về Senkaku

Saturday, 3 November 2012

Top 15 truong dai hoc dep nhat Anh quoc

Các ngôi trường này đẹp như một bức tranh vậy. Hàng loạt ngành học ở các trường ĐH, CĐ trên nhiều tỉnh thành đang đứng trước nguy cơ phải tạm ngưng đào tạo vì tuyển không ra sinh viên. Một số trường đã tạm ngưng tuyển sinh một số ngành, một số trường khác thì đang trông chờ vào những đợt "vét" cuối từ nay đến 30/11. Cán bộ chấm thi trực tiếp sửa bài để nâng điểm hàng loạt, "giúp" những học viên cao học đủ điều kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
- Chuyên mục Giáo dục | Học bổng - Du học |

Tin liên quan

  • Top 10 trường đại học đắt đỏ nhất thế giới năm 2012
  • Top 100 trường đại học tốt nhất trên thế giới
  • Top các trường đại học danh tiếng nhất thế giới
1. Trường ĐH Queen's Belfast

Được nữ hoàng Victoria xây dựng vào năm 1845, ngôi trường có hơn 300 tòa nhà trong khu ngoại ô phía Nam Belfast thơ mộng đầy cây lá. Đây là tòa nhà Lanyon mang phong cách Tudor Gothic, nằm giữa trung tâm của trường.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc
2. Trường ĐH Cardiff
Nằm giữa trung tâm thành phố, rất nhiều tòa nhà của trường ĐH Cardiff thật sự nổi bật. Đây chỉ là 1 trong số những tòa nhà ấn tượng đó.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

3. Trường ĐH Bristol
Không phải tất cả các tòa nhà của trường ĐH Bristol mang phong cách cổ kính và kiến trúc xưa kia. Tuy nhiên, Khoa Y của trường xứng đáng được đưa vào danh sách này. Charles Dickens đã từng thực hiện bài phát biểu bầu cử tại tòa nhà cổ điển từ thời Victoria này.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

4. Trường ĐH Stirling
Tòa nhà Cotrell và tượng đài Wallace là 2 biểu tượng đặc trưng cho ngôi trường. Người dân nơi đây tự hào rằng ngôi trường như 1 tòa lâu đài cổ kính với sân golf 9 lỗ hiện đại.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc
5. Trường ĐH Glasgow
Một trong những trường ĐH cổ kính nhất của xứ Scotland, ngôi trường này bao gồm rất nhiều tòa nhà đẹp. Tiêu biểu là tòa nhà Gilbert Scott – 1 minh họa lớn thứ 2 của kiến trúc phục hưng Gothic tại Anh, sau Cung điện Westminster.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc
6. Trường ĐH Keele
Nằm trên khoảng đất rộng 620 hecta tại Staffordshire, ngôi trường này không chỉ nổi tiếng bởi khung cảnh ngoạn mục, mà còn bởi Hội trường Keele, tòa nhà trang nghiêm của thế kỉ 19 ở ngoại ô Newcastle. Nó đã từng là nhà của gia đình Sneyd. Ngày nay, tòa nhà được sử dụng như trung tâm hội thảo của trường.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc
7. Đại học Birmingham
Dù có địa thế tại trung tâm thành phố công nghiệp và rộng lớn thứ 2 của Anh, ngôi trường với kiến trúc gạch đỏ như tòa nhà Aston Webb này vẫn toát lên sự trang nhã, nhẹ nhàng cuốn hút nhất cả nước.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

8. Trường ĐH Exter
Các tòa nhà ngập chìm trong cây và hoa, tạo nên vẻ thơ mộng, lãng mạn cho ngôi trường.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

9. Trường ĐH Edinburgh
Được thành lập năm 1583, là 1 trong những trường đại học cổ nhất ở Anh. Trường không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp, mà còn bởi chất lượng giáo dục cũng nằm trong top đầu của Anh và thế giới.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

10. Trường ĐH Warwick
Ngôi trường nói chung và tòa nhà Zeeman nói riêng này thật nổi bật với kiến trúc hiện đại.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

11. Trường ĐH St Andrwes
Với những tòa nhà cổ kính dọc đường bờ biển mộng mơ, ngôi trường là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu vẻ lãng mạn, cổ điển của hoàng tộc.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc
12. Trường ĐH Luân Đôn
Đây là tòa nhà hoàng gia Holloway - 1 phần của trường ĐH Luân Đôn, nổi bật với tường gạch đỏ theo kiến trúc Pháp. Ban đầu, tòa nhà rộng 136 hecta này là ngôi trường dành cho nữ sinh.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc
13. Trường ĐH Oxford
Trong danh sách này, không thể bỏ qua trường ĐH Oxford nổi tiếng. Vẻ đẹp cổ kính, huyền bí với những bức tường vàng đã từng làm mê hoặc bao trái tim. Điểm nhấn đặc biệt của kiến trúc là tòa nhà Radcliffe Camera từ thế kỉ 18 (phía trái ảnh), thư viện Bodleian và trường Magdalen.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

14. Trường ĐH Cambridge
Thật thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc tới ngôi trường quá nổi tiếng này.
top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

15. Trường ĐH Durham
Ngôi trường đa dạng với kiến trúc hiện đại cho tới kiến trúc thời trung cổ. Lâu đài Durham trong khuôn viên, là biểu tượng cho cả ngôi trường.

top-15-truong-dai-hoc-dep-nhat-anh-quoc

Ngôi trường dạy thiết kế thời trang nổi tiếng trên thế giới.
Những trường Đại học lâu đời nhất thế giới
Học bổng hấp dẫn tại các trường Đại học danh tiếng..
Du học Trung học phổ thông - Bước khởi đầu tố...
Nên đọc

Nguồn : kenh14 - PLXH
Từ khóa bài viết:

"Top 15 trường đại học đẹp nhất Anh quốc": , tin giao duc , du hoc uc , tu van du hoc , du hoc canada , du hoc my , du hoc singapore , hoc bong toan phan , cong ty du hoc , buc tranh , đẹp nhất anh quốc , Trường ĐH Queen's Belfast , Trường ĐH Cardiff , Trường ĐH Bristol , Trường ĐH Stirling ,

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Top 15 trường đại học đẹp nhất Anh quốc
  • Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần II)
  • St Andrews "trường Đại học tốt nhất thế giới"
  • Học bổng 100% học phí tại 7 trường đại học danh tiếng, Vương Quốc Anh
  • Học bổng du học Anh và cơ hội ở những trường đại học hàng đầu
  • Học bổng 100% học phí tại 11 trường Đại học danh tiếng của vương quốc Anh và Hoa Kỳ
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Hai trường đại học tại Mỹ tuyển sinh
  • Du học Hà Lan niên khóa 2013 - 2014
  • Học bổng trung học Mỹ visa F1
  • Bài dự thi số 83: Ireland - Nơi ước mơ trở thành hiện thực
  • Hội thảo và PV xét học bổng: Trường Ealing, Hammersmith & West London
  • Video: Killarney of Ireland

Tin tiếp theo

  • 26/09 Siêu bão đổi hướng, cả nước mưa rải rác
  • 26/09 Người dân "tẩy chay" trái cây Trung Quốc vì sợ độc
  • 25/09 Đấu giá đất vàng khi chuyển trụ sở các bộ
  • 25/09 Thủ tướng Nhật: Trung Quốc có thể tự hại mình
  • 25/09 Nhật, Đài Loan đấu vòi rồng gần Senkaku/Điếu Ngư
  • 25/09 75 tàu cá Đài Loan tiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More