Related posts

Saturday, 17 November 2012

Be lop 1 mo nao vi bi vua tran roi trung dau

Đang đứng trên bảng viết bài, 3 học sinh và một giáo viên lớp 1C Tiểu học Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) bị mảng vữa lớn rơi trúng đầu, phải đi cấp cứu. Một nam sinh bị thương nặng nhất, phải phẫu thuật não. Không chỉ "thỏa thuận" với học sinh thu những khoản tiền vô lý như mua học phẩm, chụp ảnh thẻ bảo hiểm... nhiều trường ở thủ đô còn thu cả tiền các môn học tự chọn, bảo trì máy tính, giấy kiểm tra, làm vệ sinh... Sách in lậu không chỉ giấy xấu, nhiều lỗi chính tả mà còn gạch xóa lem nhem. Tuy nhiên, chủ các cửa hàng sách lậu và sinh viên cho rằng, mua sách như thế không sao, vì chỉ dùng một lần, lười đọc.

Chiều 1/10, cô Nguyễn Thị Hướng (chủ nhiệm lớp 1C) đang giảng bài, 3 học sinh Đỗ Đình Hiếu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Lý Ẻn đang viết bảng thì bất ngờ mảng vữa trần rơi xuống trúng đầu bốn người. Sau khi được sơ cứu ở Bệnh viện Việt Đức, em Đỗ Đình Hiếu (bị thương nặng nhất) được chuyển đến Bệnh viện Bưu Điện mổ não gấp.

Ảnh
Phòng học, nơi mảng trần bị lở. Ảnh: Tiền Phong.

Chị Nguyễn Thị Đào (28 tuổi, mẹ Hiếu) cho biết, kết quả chụp chiếu cho thấy, đầu Hiếu chấn thương nặng, gãy, lõm một phần xương sọ, có tụ máu. Theo chị Đào, sau khi phẫu thuật, Hiếu rất yếu, vẫn sốt li bì, một cánh tay không thể cử động được. Gia đình đang lo cháu bị chấn thương sọ não.

Phụ huynh này cho hay, vợ chồng quanh năm làm ruộng, thỉnh thoảng đi làm thuê ở Bát Tràng, không đủ tiền nuôi các con ăn học. Gia đình chị là một trong những hộ nghèo nhất xã Đa Tốn. Tai họa bỗng nhiên ập đến khiến vợ chồng không biết chạy vạy đâu để kiếm đủ tiền trang trải viện phí cho con.

Trong khi đó, ông Trần Đức Điền, Chủ tịch UBND xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho rằng: "Đây là sự việc khách quan, không có gì đáng tiếc cả, chỉ là không may trần nhà rơi và không ai mong muốn điều này xảy ra".

Theo ông Điền, nguyên nhân khiến mảng vữa trần lớp học rơi xuống do nền trần của khu lớp học quá cũ (được xây từ năm 1992) và mới được sửa lại, chất lượng không đảm bảo, dù trước khi thi công, bên thiết kế cũng đã khảo sát. UBND xã xin ý kiến của huyện nhưng không thể xây mới mà chỉ được cấp kinh phí dóc vôi trát lại khu nhà.

Ngay khi vụ sập trần xảy ra, UBND xã đã kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo UBND huyện, trước mắt phải xây mới toàn bộ khu nhà vì chất lượng không đảm bảo, các thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh cũng không yên tâm khi cho con em học ở khu nhà này.

Khu nhà xây dựng năm 1992 sau khi được sửa, trát lại. Ảnh: Tiền Phong.

Chủ đầu tư dự án sửa chữa Tiểu học Đa Tốn là Ban Quản lý Dự án huyện Gia Lâm, còn đơn vị thi công là Công ty Xây dựng và Du lịch Tiền Phong. Cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ nguyên nhân, cũng như trách nhiệm của những đơn vị liên quan.

Một giáo viên Tiểu học Đa Tốn cho biết, lớp 1C - nơi xảy ra vụ tai nạn sập trần nhà - là một trong những phòng học đang trong quá trình sửa chữa, chưa xong nhưng đã đưa vào sử dụng. Dãy nhà mới sửa chữa của trường này gồm 8 phòng học, đã được trát lại tường, trần phòng.

"Nhà trường đưa các lớp học tại khu nhà này vào sử dụng từ đầu năm học mới, sau khi nhận bàn giao sơ bộ từ đơn vị thi công. Về cơ bản đã hoàn thành sửa chữa, chỉ còn đợi sơn mới là hoàn tất", một giáo viên cho biết thêm.

Theo Tiền phong

Chiều 1/10, cô Nguyễn Thị Hướng (chủ nhiệm lớp 1C) đang giảng bài, 3 học sinh Đỗ Đình Hiếu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Lý Ẻn đang viết bảng thì bất ngờ mảng vữa trần rơi xuống trúng đầu bốn người. Sau khi được sơ cứu ở Bệnh viện Việt Đức, em Đỗ Đình Hiếu (bị thương nặng nhất) được chuyển đến Bệnh viện Bưu Điện mổ não gấp.

Ảnh
Phòng học, nơi mảng trần bị lở. Ảnh: Tiền Phong.

Chị Nguyễn Thị Đào (28 tuổi, mẹ Hiếu) cho biết, kết quả chụp chiếu cho thấy, đầu Hiếu chấn thương nặng, gãy, lõm một phần xương sọ, có tụ máu. Theo chị Đào, sau khi phẫu thuật, Hiếu rất yếu, vẫn sốt li bì, một cánh tay không thể cử động được. Gia đình đang lo cháu bị chấn thương sọ não.

Phụ huynh này cho hay, vợ chồng quanh năm làm ruộng, thỉnh thoảng đi làm thuê ở Bát Tràng, không đủ tiền nuôi các con ăn học. Gia đình chị là một trong những hộ nghèo nhất xã Đa Tốn. Tai họa bỗng nhiên ập đến khiến vợ chồng không biết chạy vạy đâu để kiếm đủ tiền trang trải viện phí cho con.

Trong khi đó, ông Trần Đức Điền, Chủ tịch UBND xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho rằng: "Đây là sự việc khách quan, không có gì đáng tiếc cả, chỉ là không may trần nhà rơi và không ai mong muốn điều này xảy ra".

Theo ông Điền, nguyên nhân khiến mảng vữa trần lớp học rơi xuống do nền trần của khu lớp học quá cũ (được xây từ năm 1992) và mới được sửa lại, chất lượng không đảm bảo, dù trước khi thi công, bên thiết kế cũng đã khảo sát. UBND xã xin ý kiến của huyện nhưng không thể xây mới mà chỉ được cấp kinh phí dóc vôi trát lại khu nhà.

Ngay khi vụ sập trần xảy ra, UBND xã đã kiến nghị, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo UBND huyện, trước mắt phải xây mới toàn bộ khu nhà vì chất lượng không đảm bảo, các thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh cũng không yên tâm khi cho con em học ở khu nhà này.

Khu nhà xây dựng năm 1992 sau khi được sửa, trát lại. Ảnh: Tiền Phong.

Chủ đầu tư dự án sửa chữa Tiểu học Đa Tốn là Ban Quản lý Dự án huyện Gia Lâm, còn đơn vị thi công là Công ty Xây dựng và Du lịch Tiền Phong. Cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ nguyên nhân, cũng như trách nhiệm của những đơn vị liên quan.

Một giáo viên Tiểu học Đa Tốn cho biết, lớp 1C - nơi xảy ra vụ tai nạn sập trần nhà - là một trong những phòng học đang trong quá trình sửa chữa, chưa xong nhưng đã đưa vào sử dụng. Dãy nhà mới sửa chữa của trường này gồm 8 phòng học, đã được trát lại tường, trần phòng.

"Nhà trường đưa các lớp học tại khu nhà này vào sử dụng từ đầu năm học mới, sau khi nhận bàn giao sơ bộ từ đơn vị thi công. Về cơ bản đã hoàn thành sửa chữa, chỉ còn đợi sơn mới là hoàn tất", một giáo viên cho biết thêm.

Theo Tiền phong

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More