Related posts

Saturday 1 December 2012

FPT vo dich cuoc thi lap trinh quoc gia

Vượt qua hơn 200 đội lập trình đến từ 53 trường đại học, cao đẳng, nhóm Mog và Spear of Triam đều của đại học FPT đã giành 2 ngôi vị cao nhất: vô địch và giải nhất cuộc thi tin học quốc tế ACM/ICPC vòng quốc gia. Ứng dụng học tiếng Anh AntPlus trên điện thoại di động có giao diện khá trực quan, sinh động với điểm nhấn là chú kiến thông thái, tạo cảm giác thân thiện cho giới trẻ. Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech Việt Nam công bố Quỹ học bổng "ITJOB" với tổng giá trị lên đến một tỷ đồng.

Cuối tháng 10, cuộc thi ACM/ICPC Việt Nam 2012 đã diễn ra tại 11 điểm thi trên toàn quốc, với sự góp mặt của 230 đội tuyển lập trình sinh viên đến từ 53 trường đại học, cao đẳng. Mỗi đội gồm 3 thành viên.

Trong thời gian 4 tiếng thi đấu, các đội phải giải 8 bài toán lập trình với chỉ một chiếc máy tính kết nối mạng. Đề bài chủ yếu được diễn đạt thành vấn đề quen thuộc của cuộc sống như tìm chi phí tối ưu, thời gian ngắn nhất để xây đường trong thành phố, lập lịch trình của máy bay... Kết quả được chấm điểm bằng phần mềm và ngay lập tức cập nhật trên hệ thống online. Nhờ vậy, các đội tuyển cũng như huấn luyện viên đều theo dõi sát được diễn biến trận đấu.

Toàn cảnh cuộc thi ACM/ICPC tại trường thi FPT hồi cuối tháng 10.

Giải được 5 trên 8 bài toán trong 423 phút, đội Mog của Đại học FPT đã giành ngôi vô đích. Kế sát đó, giải nhất thuộc về đội Spear of Triam, cũng của FPT với 5 bài được giải trong 445 phút. Unknown thuộc FPT cũng là một trong những đội giảnh giải nhì.

Các vị trí khác trong Top 12 của kỳ thi ACM/ICPC vòng quốc gia thuộc về đội lập trình của các trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM; Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách Khoa TP HCM.

Top 12 cuộc thi ACM/ICPC vòng quốc gia.

3 thành viên của đội vô địch là Nguyễn Thành Trung, Đinh Xuân Thực và Phạm Chiến Thắng. Bạn Nguyễn Thành Trung cho biết, cả 3 người đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc thi này nên trước đó đều không đặt nặng áp lực. Trong lúc làm bài, một tình huống khiến cả nhóm khá bất ngờ là một trong 2 bài dễ nhất, đội đã làm sai kết quả. Nhưng không mất thời gian để bị rối và cuống vào đó, 3 bạn bình tĩnh xử lý những bài khác trước rồi lấy mới làm lại bài trước.

"Nhóm tập trung làm bài nên chỉ thỉnh thoảng nhìn lên bảng kết quả, lúc thấy đội vươn lên vị trí thứ nhất, bọn em như được tiếp thêm động lực, càng hăng hơn", Trung nói.

Bật mí về bí quyết giành giải cao, Trung cho biết, thực chất không có tuyệt chiêu nào cả. Trước khi thi, nhóm dành 2-3 tháng sắp xếp thời gian luyện cùng nhau để quen sở trường mỗi người, chia rõ công việc, 2 người làm code, người còn lại đọc đề, kiểm tra sai sót… Chuẩn bị cho vòng thi khu vực châu Á sắp tới, mục tiêu của Mog là thể hiện, nỗ lực hết mình để phản ánh đúng thực lực. "Không có gì phải hối hận mới là điều cả nhóm thấy quan trọng nhất", Trung nói.

3 thành viên đội Mog - đội vô địch cuộc thi lập trình ACM/ICPC vòng quốc gia. X.N.

Trong khi đó, bạn Phạm Lê Quang, đại diện nhóm đoạt giải nhất - Spear of Triam cho rằng thành tích lần nay chưa khẳng định được điều gì. Bởi các đội lập trình khác cũng rất mạnh, chưa kể các nhóm đến từ Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc. "Bọn em coi vòng thi này là một cuộc tập luyện, tích lũy kinh nghiệm trước khi bước vào cuộc thi then chốt phía trước", Quang nói.

Trao đổi với VnExpress.net , thầy Nguyễn Long, thành viên ban tổ chức ACM/ICPC Việt Nam cho biết, giải đấu năm 2012 đã thu hút nhiều đội lập trình sinh viên hơn các năm trước, một phần nhờ đây là lần đầu, cuộc thi được tiến hành theo hình thức online. Chất lượng các đội tham gia ngày càng cao và có khả năng tương đối đồng đều.

Đánh giá về các đội thi của FPT, thầy Long cho rằng, bí quyết giúp nhiều đội FPT cùng giành giải cao, thậm chí 2 ngôi vị cao nhất của cuộc thi vòng quốc gia là nhờ ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên FPT được chuẩn bị kỹ về kỹ năng thi đấu, đặc biết là khả năng chịu áp lực và làm việc nhóm. "Trong 4 tiếng, họ phải giải 8 bài toán, 3 người mà chỉ có một chiếc máy tính nên việc phân bổ nhân lực, thời gian sao cho hiệu quả là rất quan trọng. Các đội trường FPT đã làm rất tốt điều đó", ông nói.

Tuy nhiên, thầy Long cho biết, với ACM/CPIC, kết quả vòng quốc gia chưa mang yếu tố quyết định. Bởi tất cả các đội giải đúng 2 bài toán trở lên trong cuộc thi vừa qua đều có thể tham gia vòng khu vực để giành tấm vé vào chung kết. Theo thầy Long, kết quả cao của các đội FPT vừa là động lực, vừa là áp lực cho họ. Bởi những đội khác có thể chưa giành thành tích cao song hoàn toàn có thể bứt phá.

"Ngày 30/11 tới, vòng thi khu vực diễn ra ở Hà Nội, hôm đó mới là giây phút quyết định những đội nào giành vé vào vòng quốc tế. Trong số hàng nghìn đội thi trên toàn thế giới chỉ có khoảng 100 đội vào chung kết, tranh tài để giành chức vô địch, mang lại vinh dự cho màu cờ sắc áo chứ không chỉ trường họ theo học", thầy Long cho biết.

ACM/ICPC là một giải đấu công nghệ thông tin chuyên sâu về mảng lập trình, dành cho sinh viên trên toàn thế giới, được tổ chức 37 năm qua. Việt Nam đăng ký tham gia cuộc thi từ năm 2006. Kỳ thi gồm 3 vòng thi: quốc gia, khu vực và thế giới. Sau mỗi vòng loại, các đội tuyển mạnh nhất sẽ tham gia tranh tài với mục tiêu cuối cùng là giành chức vô địch quốc tế.

Năm 2012, ACM/ICPC tại Việt Nam có 230 đội tuyển lập trình sinh viên đến từ 53 trường đại học, cao đẳng, tổ chức tại 11 điểm thi hồi cuối tháng 10 vừa qua. Vòng thi khu vực châu Á sẽ được tổ chức vào tháng 11 này. Điểm thi diễn ra ở Hà Nội ngày 30/11 dự kiến có khoảng 115 đội thi, đến từ nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Đây là thời điểm quyết định để các đội giành tấm vé tham gia vòng Chung kết thế giới - World Final.

Xuân Ngọc

Cuối tháng 10, cuộc thi ACM/ICPC Việt Nam 2012 đã diễn ra tại 11 điểm thi trên toàn quốc, với sự góp mặt của 230 đội tuyển lập trình sinh viên đến từ 53 trường đại học, cao đẳng. Mỗi đội gồm 3 thành viên.

Trong thời gian 4 tiếng thi đấu, các đội phải giải 8 bài toán lập trình với chỉ một chiếc máy tính kết nối mạng. Đề bài chủ yếu được diễn đạt thành vấn đề quen thuộc của cuộc sống như tìm chi phí tối ưu, thời gian ngắn nhất để xây đường trong thành phố, lập lịch trình của máy bay... Kết quả được chấm điểm bằng phần mềm và ngay lập tức cập nhật trên hệ thống online. Nhờ vậy, các đội tuyển cũng như huấn luyện viên đều theo dõi sát được diễn biến trận đấu.

Toàn cảnh cuộc thi ACM/ICPC tại trường thi FPT hồi cuối tháng 10.

Giải được 5 trên 8 bài toán trong 423 phút, đội Mog của Đại học FPT đã giành ngôi vô đích. Kế sát đó, giải nhất thuộc về đội Spear of Triam, cũng của FPT với 5 bài được giải trong 445 phút. Unknown thuộc FPT cũng là một trong những đội giảnh giải nhì.

Các vị trí khác trong Top 12 của kỳ thi ACM/ICPC vòng quốc gia thuộc về đội lập trình của các trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM; Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách Khoa TP HCM.

Top 12 cuộc thi ACM/ICPC vòng quốc gia.

3 thành viên của đội vô địch là Nguyễn Thành Trung, Đinh Xuân Thực và Phạm Chiến Thắng. Bạn Nguyễn Thành Trung cho biết, cả 3 người đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc thi này nên trước đó đều không đặt nặng áp lực. Trong lúc làm bài, một tình huống khiến cả nhóm khá bất ngờ là một trong 2 bài dễ nhất, đội đã làm sai kết quả. Nhưng không mất thời gian để bị rối và cuống vào đó, 3 bạn bình tĩnh xử lý những bài khác trước rồi lấy mới làm lại bài trước.

"Nhóm tập trung làm bài nên chỉ thỉnh thoảng nhìn lên bảng kết quả, lúc thấy đội vươn lên vị trí thứ nhất, bọn em như được tiếp thêm động lực, càng hăng hơn", Trung nói.

Bật mí về bí quyết giành giải cao, Trung cho biết, thực chất không có tuyệt chiêu nào cả. Trước khi thi, nhóm dành 2-3 tháng sắp xếp thời gian luyện cùng nhau để quen sở trường mỗi người, chia rõ công việc, 2 người làm code, người còn lại đọc đề, kiểm tra sai sót… Chuẩn bị cho vòng thi khu vực châu Á sắp tới, mục tiêu của Mog là thể hiện, nỗ lực hết mình để phản ánh đúng thực lực. "Không có gì phải hối hận mới là điều cả nhóm thấy quan trọng nhất", Trung nói.

3 thành viên đội Mog - đội vô địch cuộc thi lập trình ACM/ICPC vòng quốc gia. X.N.

Trong khi đó, bạn Phạm Lê Quang, đại diện nhóm đoạt giải nhất - Spear of Triam cho rằng thành tích lần nay chưa khẳng định được điều gì. Bởi các đội lập trình khác cũng rất mạnh, chưa kể các nhóm đến từ Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc. "Bọn em coi vòng thi này là một cuộc tập luyện, tích lũy kinh nghiệm trước khi bước vào cuộc thi then chốt phía trước", Quang nói.

Trao đổi với VnExpress.net , thầy Nguyễn Long, thành viên ban tổ chức ACM/ICPC Việt Nam cho biết, giải đấu năm 2012 đã thu hút nhiều đội lập trình sinh viên hơn các năm trước, một phần nhờ đây là lần đầu, cuộc thi được tiến hành theo hình thức online. Chất lượng các đội tham gia ngày càng cao và có khả năng tương đối đồng đều.

Đánh giá về các đội thi của FPT, thầy Long cho rằng, bí quyết giúp nhiều đội FPT cùng giành giải cao, thậm chí 2 ngôi vị cao nhất của cuộc thi vòng quốc gia là nhờ ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên FPT được chuẩn bị kỹ về kỹ năng thi đấu, đặc biết là khả năng chịu áp lực và làm việc nhóm. "Trong 4 tiếng, họ phải giải 8 bài toán, 3 người mà chỉ có một chiếc máy tính nên việc phân bổ nhân lực, thời gian sao cho hiệu quả là rất quan trọng. Các đội trường FPT đã làm rất tốt điều đó", ông nói.

Tuy nhiên, thầy Long cho biết, với ACM/CPIC, kết quả vòng quốc gia chưa mang yếu tố quyết định. Bởi tất cả các đội giải đúng 2 bài toán trở lên trong cuộc thi vừa qua đều có thể tham gia vòng khu vực để giành tấm vé vào chung kết. Theo thầy Long, kết quả cao của các đội FPT vừa là động lực, vừa là áp lực cho họ. Bởi những đội khác có thể chưa giành thành tích cao song hoàn toàn có thể bứt phá.

"Ngày 30/11 tới, vòng thi khu vực diễn ra ở Hà Nội, hôm đó mới là giây phút quyết định những đội nào giành vé vào vòng quốc tế. Trong số hàng nghìn đội thi trên toàn thế giới chỉ có khoảng 100 đội vào chung kết, tranh tài để giành chức vô địch, mang lại vinh dự cho màu cờ sắc áo chứ không chỉ trường họ theo học", thầy Long cho biết.

ACM/ICPC là một giải đấu công nghệ thông tin chuyên sâu về mảng lập trình, dành cho sinh viên trên toàn thế giới, được tổ chức 37 năm qua. Việt Nam đăng ký tham gia cuộc thi từ năm 2006. Kỳ thi gồm 3 vòng thi: quốc gia, khu vực và thế giới. Sau mỗi vòng loại, các đội tuyển mạnh nhất sẽ tham gia tranh tài với mục tiêu cuối cùng là giành chức vô địch quốc tế.

Năm 2012, ACM/ICPC tại Việt Nam có 230 đội tuyển lập trình sinh viên đến từ 53 trường đại học, cao đẳng, tổ chức tại 11 điểm thi hồi cuối tháng 10 vừa qua. Vòng thi khu vực châu Á sẽ được tổ chức vào tháng 11 này. Điểm thi diễn ra ở Hà Nội ngày 30/11 dự kiến có khoảng 115 đội thi, đến từ nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Đây là thời điểm quyết định để các đội giành tấm vé tham gia vòng Chung kết thế giới - World Final.

Xuân Ngọc

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More