(giao duc) - Chi phí du học là một yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với các du học sinh. Thấu hiểu được những suy nghĩ đó, Trường James Cook University Brisbane đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ các du học sinh: Tặng học bổng sau mỗi khoá học, tặng học bổng cho mỗi chương trình học, hỗ trợ vé máy bay....
Ảnh minh hoạ
Trong năm 2012, trường James Cook University Brisbane có những chương trình ưu đãi cho các du học sinh cụ thể như sau:
Miễn phí khoá học Tiếng Anh 10 tuần
Chương trình áp dụng cho tất cả sinh viên nhập học tại James Cook University Brisbane muốn trau dồi thêm khả năng anh ngữ. Điều kiện tham gia chương trình: IELTS tối thiểu 5.5 (không kĩ năng nào dưới 5.0). Khi đăng kí học, sinh viên vẫn đóng tiền bình thường, học phí sẽ được hoàn lại trong quá trình học.
Tặng vé may bay đến Brisbane trong lần đầu tiên sinh viên nhập học.
Chương trình áp dụng cho tất cả sinh viên nhập học tại James Cook University Brisbane. Đây là khoản hỗ trợ mà nhà trường dành cho sinh viên, giúp sinh viên giảm bớt một phần chi phí ban đầu.
Học bổng 80,000,000 VNĐ cho chương trình Cử nhân
Khi đăng kí nhập học tại James Cook University Brisbane bậc Đại học, tất cả sinh viên sẽ được nhận học bổng này. Đây là chương trình hỗ trợ một phần học phí của nhà trường dành cho tất cả sinh viên. Khoản hỗ trợ này sẽ được trừ vào 02 học kì cuối cùng ở bậc Cử nhân.
Học bổng 40,000,000 VNĐ cho chương trình Cao đẳng
Khi đăng kí nhập học tại James Cook University Brisbane bậc Cao đẳng, tất cả sinh viên sẽ được nhận học bổng này. Đây là chương trình hỗ trợ một phần học phí của nhà trường dành cho tất cả sinh viên. Khoản hỗ trợ này sẽ được trừ vào học kì cuối cùng ở bậc Cao đẳng.
Học bổng 40,000,000 VNĐ cho chương trình Thạc sĩ
Khi đăng kí nhập học tại James Cook University Brisbane bậc Thạc sĩ, tất cả sinh viên sẽ được nhận học bổng này. Đây là chương trình hỗ trợ một phần học phí của nhà trường dành cho tất cả sinh viên. Khoản hỗ trợ này sẽ được trừ vào học kì cuối cùng ở bậc Thạc sĩ.
Học bổng 1,000 AUD cho mỗi môn học đạt điểm xuất sắc từ 85% trở lên
Đây là chương trình học bổng mở duy nhất tại Úc chỉ được áp dụng tại James Cook University Brisbane. Với mỗi môn học đạt điểm 85% trở lên, sinh viên sẽ được học bổng 1,000 AUD cho môn học đó. Nhà trường đánh giá rất cao khả năng và nỗ lực của sinh viên trong suốt quá trình học. Chính vì thế, với chương trình học bổng mở này, cơ hội dành cho tất cả các bạn sinh viên vì mỗi bạn không cần cạnh tranh với ai khác mà chỉ cần phấn đấu nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu cố gắng học tốt, các bạn sinh viên có thể tiết kiệm cho mình được đến 50% học phí.
Công ty Giáo dục Toàn Cầu - GLOBAL EST
Tại TP.HCM: 48 Vũ Huy Tấn, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: (08) 5404 7468 Fax: (08) 5404 7469
Tại Hà Nội: Tầng 8, Số 36 Hoàng Cầu, Q.Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 2242 9188 Fax (04) 3514 9681
Tại New Zealand: Tầng 8, Số 220 Queen Street, Auckland
Từ nhỏ, chúng tôi đã là đôi bạn rất thân (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: T.Lê
Tôi nợ chính người bạn thân nhất của mình hai từ xin lỗi mà cả đời này tôi sẽ không có cơ hội nói nữa, bởi Cường đã đi xa… Chúng tôi sống chung xóm từ khi còn nhỏ, lớn lên cái gì cũng có nhau. Chúng tôi chỉ thật sự ít gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn học tập còn Cường thì ở lại Hà Nội. Biến cố giữa chúng tôi xảy ra từ chính đêm giao thừa. Đêm ấy, chúng tôi chở nhau đi xem pháo hoa, và bị tai nạn. Lúc đó, tôi đã nghĩ tới kết cục xấu nên tôi đã bỏ trốn về để mặc Cường giải quyết. Rồi mọi chuyện cứ tiếp diễn, cho tới ngày sinh nhật thứ 21 của Cường thì một tai nạn khác đã cướp đi người bạn thân của tôi, mà tới giờ tôi vẫn không thể tin được. Một sự thật quá khủng khiếp, tôi đã khóc rất nhiều, khóc vì tôi không giữ lời hứa, khóc vì tiếc thương bạn, vì tất cả. Rồi tôi tự nhủ sẽ về quê vào dịp hè, đứng trước mộ Cường để nói lời xin lỗi vì đã không làm được đúng lời hứa thuở hàn vi là "hoạn nạn có nhau", nhưng tôi lại không về được. Và phải đến đợt nghỉ tết năm đó tôi mới về quê. Trước mắt tôi là một nấm mồ đã xanh cỏ chứ không phải đứa bạn biết nói cười của tôi. Và tôi càng không nói gì lúc ấy mà chỉ đứng lặng thinh. Tôi càng đau lòng hơn khi mẹ tôi đưa cho tôi hộp quà của Cường, toàn là những tấm hình hai đứa chụp cùng nhau cùng một lá thư. Trong thư, Cường viết một câu mà tôi điếng người khi đọc "Tuấn ơi! Tao buồn lắm, tao không trách gì mày đâu, vì hoàn cảnh nên mày mới vậy… Khi mày đọc xong lá thư này mày đừng khóc nha, mày mãi mãi là bạn thân của tao, dù mày đã nói gì và làm gì có lỗi với tao…". Tôi hiểu mình đang nợ một lời xin lỗi với Cường, dù cậu ấy không trách gì tôi. Tới lúc này, tôi mới can đảm nói lên câu xin lỗi với Cường, dù đã quá muộn màng. Tôi mong ở nơi nào đó Cường sẽ mỉm cười và bỏ qua cho tôi.
Trung du Tiên Phước ở Quảng Nam là xứ của vườn cau, chè, quế và hồ tiêu. Vườn ẩn trong núi, bên những thung nhỏ, quanh co bờ ruộng bậc thang. Vùng đất đó sinh ra những con người chí lớn, ghi danh cho những trang huyết hùng sử một thời. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… và đặc biệt là người anh hùng thảo dã Lê Cơ.
Khi Phan Châu Trinh giương ngọn cờ dân quyền với khẩu hiệu "Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh" khắp nơi thì Lê Cơ chỉ quanh quẩn ở xứ vườn chè. Làng Phú Lâm nằm ở chốn đèo heo gió hút huyện Lễ Dương phủ Thăng Bình, nay thuộc xã Tiên Sơn huyện Tiên Phước. Thân mẫu của cụ Phan là bà Lê Thị Trung, em ruột của cụ Lê Tuân thân sinh chí sĩ Lê Cơ. Thuở nhỏ, Lê Cơ cùng Phan Châu Trinh theo học với ông Huấn đạo Lộc Sơn. Người anh em cô cậu ruột của cụ Phan học hết trường ba, tương đương việc rớt tú tài, ông về lại làng. Thuở ấy, theo tài liệu của báo Tiếng Dân, Phú Lâm là làng ngoại thích một vị quan lớn, hào cường nổi lên khiến làng ba năm không cử được lý trưởng. Tri phủ Thăng Bình ép ông Lê Cơ đảm nhận chức lý trưởng. Năm 1903 ông Lê Cơ nhận chức với niềm tin "Ta không làm nổi việc lớn cho thiên hạ thì ta cũng có thể thí nghiệm ở một làng" (Túng bất năng hành chi thiên hạ, do khả nghiệm chi nhất hương). Nhà Quảng Nam học Nguyễn Văn Xuân ví nếu như Phan Châu Trinh là bộ não thì Lê Cơ là cánh tay. Cánh tay ấy không thẹn với bộ não kia, nhiều khi cánh tay nặng thực tế còn muốn lôi bộ não nặng trí thức đi xa hơn nữa. Giấc mộng Duy Tân của Phan Châu Trinh đã được cụ thể hóa qua Lê Cơ.
Lên làm lý trưởng, nắm được lòng dân, Lê Cơ bắt đầu thực hiện lý tưởng của mình. Ông ra sức trừ cường hào, nhũng nhiễu. "Cải cách từ việc sưu thuế cho đến tế tự, canh phòng, trăm điều chấn chỉnh, bọn cường hào không thế thực thi thủ đoạn ích kỷ như trước mà dân chúng trong làng đều tâm phục cả" (Tiếng Dân số 513 ngày 17.8.1932). Cũng trong bài báo Tiếng Dân đã trích, cụ Huỳnh Thúc Kháng viết tiếp: "Trong lúc bấy giờ (1905 – 1906) nhà nước có lệnh lập xã học, dạy quốc ngữ, chữ Tây trong tỉnh lại có phong trào cổ động công thương các nghề. Ông là anh em con nhà cô cậu với cụ Phan Châu Trinh, nên biết việc cải cách là cần, bắt đầu thực hành trong làng, lập trường học, rước thầy dạy quốc ngữ (lúc ấy trong nhà quê nhiều nơi không biết chữ quốc ngữ là gì, nhiều vị lão thành ra sức phản đối) cho trẻ con trong làng học, ít lâu lại thêm một trường nữ học nữa (nữ học ở trong Quảng Nam, về mấy phủ huyện trong, trường Phú Lâm là đầu tiên). Đồng thời, trong làng chung lại mở vườn trồng quế, lập cuộc buôn, dựng lò rèn (rèn đồ nông khí), lập cuộc bảo hiểm, canh phòng kẻ trộm cướp. Ở trong một cái làng rừng che núi cách giao thông trở ngại, thuở nay, tịch mịch quê mùa bỗng thành một nơi khai thông vui vẻ, không những dân làng và lân cận tin phục, mà người xa, nhất là người đã nếm mùi Âu hóa đi ngang qua tỉnh Quảng Nam, cũng gắng lên đến làng Phú Lâm đặng xem công việc sắp đặt của một ông lý. Công việc ông lý nào có hèn đâu!"
Cách đây bốn thập kỷ, khi viết cuốn khảo cứu Phong trào Duy Tân, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân tỏ ra dè dặt vì sợ độc giả mất hứng thú khi trích dẫn bài báo về những hoạt động của chí sĩ Lê Cơ đăng trên tờ Tiếng Dân xưa cũ. Vì thế ông đã khơi gợi độc giả thử tưởng tượng lùi về quá khứ ở thời điểm lịch sử đó làng Phú Lâm do ông xã Sáu Lê Cơ cải cách có hình vóc như thế nào. Tôi cũng đã thử mường tượng và so sánh với những làng xã ngày nay. Rõ ràng Phú Lâm, làng điển hình Duy Tân trên toàn quốc được tổ chức một cách bài bản với lề lối sinh hoạt tiến bộ. Dưới bàn tay sắp đặt của ông xã Sáu Lê Cơ, Phú Lâm mở thương cuộc mọi người chung vốn buôn bán giấy bút, mắm muối cho dân làng; mở lò rèn làm nông cụ cho nông dân; mở cuộc bảo hiểm canh phòng kẻ gian trộm quế, nông sản; vận động lập vườn, chia vườn của nhà giàu cho những người dân nghèo không có đất sản xuất… Đặc biệt ấn tượng nhất vẫn là phương thức giáo dục tiến bộ ở trường tân học Phú Lâm. Trường tân học Phú Lâm xây dựng tại phía đông của làng, khai giảng vào ngày rằm tháng ba năm Giáp Thìn (1904). Ban đầu trường tân học Phú Lâm chỉ có lớp nam sinh sau có thêm lớp nữ sinh đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Học sinh không phân biệt tuổi tác. Tổng cộng lúc cao điểm có tới 150 học sinh theo lối "thả học, thả canh" phù hợp với mùa vụ nghề nông. "Giáo trình" dạy học và phương thức cũng thay đổi uyển chuyển. Học sinh được học các sách về khoa học như Bác vật chí của Phạm Phú Thứ, địa lý kinh tế như Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, văn học dân gian và thơ ca của những nhà hoạt động Duy Tân và toán học cộng trừ nhân chia… Khác hẳn giáo dục khoa bảng thời điểm đó, và cả ngày nay, trường tân học Phú Lâm mục đích khai trí nên học sinh chỉ học để biết và vận dụng nghề nghiệp chứ không tổ chức thi cử. Đặc biệt tiến bộ nhất phương pháp giáo dục hướng nghiệp bằng những giờ học cách chế biến những nông cụ và vật dụng bình thường sau đó được đem về nhà dùng. Ngoài ra, nhà trường còn dạy môn thể dục theo kiểu tổ chức đội hình chiến đấu khiến công sứ Pháp Charles nghi hoặc cho mở đường từ Việt An lên Phú Lâm xuống Tam Kỳ; lập hẳn một cái đồn bên cạnh trường để giám sát.
Tiếng tăm ông xã Sáu Lê Cơ từ làng Phú Lâm vang ra toàn quốc, đưa phong trào Duy Tân lên một thời điểm sôi động chưa từng có. Lê Cơ tự do thực hiện ý chí mình trước sự ngán ngại của tri phủ, tổng đốc bởi con người chính trực này đã từng thẳng thừng chống tham nhũng trong bộ máy cấp trên qua những hành động cụ thể; từng gặp mặt công sứ Charles và vị công sứ này có phần nể trọng. Nhưng rồi cuối cùng, người anh hùng lỡ vận này cũng bị bắt vào năm 1908 như những nhà Duy Tân khác trong phong trào xin xâu ở Trung kỳ. Cơ đồ sự nghiệp của ông tại làng Phú Lâm sụp đổ tan tành sau ba năm ông ngồi tù ra. Năm 1916 ông lại tham gia khởi nghĩa Duy Tân, bị bắt và đày đi Lao Bảo. Khi thấy một người bạn tù bị kiết lị ngồi lâu trong đám cỏ bị lính Pháp coi ngục đánh, Lê Cơ khí phách ngút trời dùng rựa xông tới xô xát với lính Pháp và bị bắn chết.
Hơn 100 năm sau đại cuộc của người anh hùng thảo dã Lê Cơ tôi tới làng Phú Lâm. Trường Tân học ngày xưa chẳng còn dấu tích gì ngoài bãi đất hoang. Thương cuộc bây giờ chỉ còn lại địa danh Gò Chợ. Buổi trưa, những người buôn bán lẻ trên cái chợ di động sau xe máy từ Việt An lên rảo quanh làng. Một trường tiểu học tình nghĩa do người cháu nội đích tôn của ông vận động mang tên Lê Cơ được dựng lên cách đó không xa. Vườn tiêu vườn quế vẫn lên xanh nhưng ai biết miền sơn cước này đã trải qua thương điền tang hải? Anh Hồ Viết Ký, nguyên chủ tịch xã Tiên Sơn dẫn tôi đi một vòng quanh làng. Tôi hỏi anh là người từng nắm chức vụ tương đương với cụ Lê Cơ ngày xưa ở đây cảm giác thế nào? Như người sợ phạm húy, anh vội vàng xua xua tay. Tôi thích nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân về hai chữ Duy Tân đối với ngày nay. Ông nói Duy Tân ngày nay chưa hẳn mới nhưng nhất định chưa cũ… Thầy Xuân đã mất cách đây bốn năm rồi, nghĩ lại điều đó lòng cảm thấy bâng khuâng. Ở Phú Lâm buổi chiều lạnh và mưa, tôi tự hỏi trước tiền nhân bao giờ trở lại ngày xưa?
Ngày 15/12, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã khai giảng khóa 2. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tới dự và gióng trống khai giảng.
Ngày 15/12, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã khai giảng khóa 2 - Ảnh: Chinhphu.vn
Trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có vị trí và vai trò hết sức đặc biệt. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội được thành lập theo Hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp ngày 12/11/2009, Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 9/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là 1 trong 4 trường đại học công lập xuất sắc của Việt Nam, được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cấp vốn dưới hình thức cho vay lên đến 190 triệu USD và mức đóng góp từ phía Pháp khoảng 100 triệu Euro.
Hiệu trưởng, GS. Pierre Sebban cho biết, năm học 2011-2012, nhà trường bắt đầu tuyển sinh khóa đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Tất cả các chương trình sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên quốc tế, các học viên có cơ hội thực tập tại một trong 60 trường đại học và phòng thí nghiệm tại Pháp.
Tháng 10/2011, hệ đào tạo cử nhân khai giảng khóa 2 với quy mô đào tạo dự kiến khoảng 100 sinh viên. Được biết, nhà trường đã đón nhận những tân sinh viên thi tuyển đại học khối A đạt 25 điểm và dành 20 suất học bổng toàn phần cho các sinh viên xuất sắc nhất.
Hiện 40 giảng viên quốc tế đến từ Pháp, Úc, Anh và New Zealand đang giảng dạy tại trường với các chương trình đào tạo nổi bật là công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ nano, nước, môi trường, hải dương học. Đặc biệt, chương trình nghiên cứu hàng không vũ trụ theo chuẩn quốc tế sẽ triển khai đào tạo vào năm học 2012-2013.
Tại lễ khai giảng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao những kết quả khả quan Nhà trường đạt được sau 2 năm kể từ ngày thành lập. Những số liệu về số lượng sinh viên, học viên cao học đang theo học tại trường (từ 60 lên đến gần 200), số khoa mới được mở (từ 2 khoa thành 4 khoa/6 khoa theo dự án ban đầu), số lượng nghiên cứu sinh được đưa sang Pháp đào tạo theo học bổng của Chính phủ với cam kết trở lại làm giảng viên cho Nhà trường (gần 80 NCS), việc có nhiều học viên cao học từ Pháp, Lào và Nigeria... sang học tập tại trường đã khẳng định sự phát triển bước đầu tương đối mạnh mẽ của nhà trường, mặc dù đang còn rất nhiều khó khăn.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội khai giảng khóa đầu tiên ngày 7/10/2010 với 1 lớp cử nhân và 2 lớp cao học. Hiện các hoạt động ban đầu của trường đã dần đi vào ổn định. Trong thời gian tới, cơ sở vật chất của trường sẽ được đầu tư xây mới trên khu đất 65 ha tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
(GDVN) - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vừa ký quyết định phê duyệt "Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020"
Đổi mới Giáo dục hiện thực và khả thi
Ngân sách giáo dục không thể "bên trọng, bên khinh"
Bộ Giáo dục tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu
Những kỷ niệm về Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Trần Hồng Quân
Bộ Giáo dục "nhắc nhở" các trường trong liên kết đào tạo
Luật Giáo dục Đại học hay luật "né"?
Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020, nhằm mục tiêu: Phát triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020.
Xây dựng các trường ĐH sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành sư phạm cả nước.
Tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống các trường, khoa sư phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cấp quản lý giáo dục để bảo đảm sự đồng bộ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất của các trường sư phạm là mục tiêu chiến lược của ngành sư phạm và các trường sư phạm giai đoạn 2011- 2020
Nội dung của Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 đã được Bộ trưởng phê duyệt tập trung các nội dung:
Thứ nhất, cần nhanh chóng củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất của các trường sư phạm.
Cần đáp ứng đủ yêu cầu về giáo viên ở tất cả các bậc học
Thứ hai, đặt nhiệm vụ phát triển, nâng cấp đội ngũ giảng viên ở các trường, các khoa đào tạo sư phạm trong các trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011 -2020. Mục tiêu đến năm 2015, 100% giảng viên ĐH sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 20% đạt trình độ tiến sĩ; năm 2020, ít nhất có 45% giảng viên ĐH sư phạm đạt trình độ tiến sĩ.
Đến năm 2015, 50% giảng viên cao đẳng sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 5% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020, ít nhất 80% đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 25% trình độ tiến sĩ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên các trường ĐH, CĐ sư phạm không quá 20/1 vào năm 2020.
Bên cạnh đó, cần cung cấp và đáp ứng đủ số lượng, cơ cấu giảng viên tại các trường, khoa sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.
Thứ ba, đổi mới công tác quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo giáo viên cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết triệt để trong giai đoạn 2011 – 2020, nhằm: Nâng cao chất lượng công tác quản lý các cơ sở đào tạo giáo viên thông qua việc tiến hành đồng bộ đổi mới quản lý ở cả 3 cấp học: trung ương, địa phương và cơ sở đào tạo giáo viên.
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường ĐH, CĐ sư phạm phải qua chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm hoặc trong vòng một năm sau khi bổ nhiệm.
Thứ tư, nâng cao vai trò của các trường sư phạm trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Đến năm 2020, cơ bản giáo viên mầm non, tiểu học có trình độ CĐ trở lên; giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông có trình độ ĐH, trong đó ít nhất 30% giáo viên trung học phổ thông có trình độ thạc sĩ trở lên, 100% hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông, giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đến năm 2020, cơ bản giáo viên mầm non phải có trình độ từ CĐ trở lên
Tăng cường vai trò của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên và công chức sở, phòng giáo dục và đào tạo (gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục)
Với nhiệm vụ này, đến năm 2020, 100% cán bộ quản lý giáo dục phải có Chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục theo chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; trên 20% hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non, phổ thông và giám đốc, phó giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên có bằng Thạc sĩ quản lý giáo dục.
Một nhiệm vụ trọng tâm được Bộ trưởng phê duyệt là tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của các trường sư phạm. Theo đó, cần đưa hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học giáo dục, trở thành nhiệm vụ chính của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Chiến lược phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm giai đoạn 2011 - 2020 coi trọng yếu tố con người
Kiểm định chất lượng các trường sư phạm sẽ phải diễn ra thường xuyên định kỳ và có báo cáo cụ thể với Bộ. Việc làm này nhằm, đánh giá và công bố định kỳ chất lượng các trường sư phạm, các chương trình đào tạo giáo viên, góp phần thực hiện "3 công khai", xây dựng chất lượng các trường sư phạm ngang tầm khu vực và quốc tế.
Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 sẽ được triển khai qua từng giai đoạn. Cụ thể: Giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Mỗi một giai đoạn, ngành giáo dục sẽ tập trung để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 được bố trí từ ngân sách nhà nước, các dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và các nguồn hợp pháp khác.
(GDVN) - Buộc phải nghỉ học từ năm lớp 6, 12 tuổi đã một mình ở lại đất Sài Gòn kiếm sống, từ hai bàn tay trắng chị đã trở thành Chủ tịch HĐQT của một công ty lớn.
Chủ doanh nghiệp Phở 24 từng trượt ĐH, đi làm bồi bàn
Bắt đầu cuộc hành trình kiếm tìm những giá trị cuộc sống ở đất Sài Gòn hoa lệ với xuất phát điểm không hơn gì ai, người phụ nữ ấy đã phải nếm trải biết bao khổ cực, nhưng vẫn gắng sức xây nên ước mơ của mình. Chị là Phan Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Khang Thông.
Miền ký ức buồn
Thuở nhỏ, Phan Thị Phương Thảo may mắn được lớn lên trong một gia đình kinh tế khá giả. Thế nhưng, cuộc sống của gia đình chị cũng như biết bao người dân khác vẫn nơm nớp lo âu vì chiến tranh. Và cái điều chẳng ai mong muốn vẫn cứ ập đến - hàng nghìn tấn bom dội xuống cả dải đất miền Nam, cơ ngơi của gia đình chị trên tỉnh Bình Dương cũng biến mất sau những tiếng nổ dài. Ba mẹ chị phải lao vào làm việc bằng tất cả sức lực để lo cho 7 đứa con, nhưng rốt cuộc vẫn thiếu trước hụt sau.
Nhưng điều mà vị Chủ tịch tương lai của Khang Thông buồn nhất không phải vì cảnh thiếu thốn của gia đình, mà bởi chị không thể tiếp tục mơ ước được mặc chiếc áo dài trắng đến trường.
Nghỉ học khi mới vào lớp 6, Phan Thị Phương Thảo ở nhà làm mọi việc, chăm sóc các em để ba mẹ yên tâm đi làm và cũng để anh trai có điều kiện học lên cao hơn.
Chị tâm sự: "Hai năm liền, gia đình luôn sống trong cảnh túng quẫn, nhưng trong lúc ấy mọi người đều rất yêu thương đùm bọc cho nhau. Ông bà nội tôi thấy cuộc sống của con cháu vất vả quá nên kêu về quê ở Long An cho 8 công ruộng làm ăn. Lúc đó, tôi không về quê cùng ba mẹ mà lên Sài Gòn giúp việc cho dì ruột".
12 tuổi, Phan Thị Phương Thảo bị cuốn vào những công việc tưởng chừng lặt vặt như: lau nhà, giặt và ủi đồ, nấu cơm... nhưng cũng ngốn hết thời từ sáng sớm tới khuya. Ấy vậy mà chị vẫn làm băng băng hết mọi việc, không để ai phải phiền lòng vì mình.
Ba năm trời trong vai trò của người giúp việc rồi cũng qua đi, chị trở về phụ ba mẹ bán đồ gốm và lo việc đồng áng. Nhưng mọi sự bắt đầu thay đổi khi chị vâng lời cha mẹ đi làm dâu đúng vào tuổi 16 - cái tuổi được coi là đẹp nhất trong cuộc đời của người con gái. Vài tháng sau, chồng chị theo bạn vượt biên. Chị trở về với ba mẹ, nhưng nhà nghèo quá, dù có làm quần quật từ sáng tới tối cũng chẳng kiếm đủ gạo nuôi chục miệng ăn.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao cúp Bông hồng vàng cho doanh nhân Phan Thị Phương Thảo
Chị Thảo chia sẻ: "Tôi trộm nghĩ, mình không thể cứ sống cực mãi như vậy cho nên quyết định đi làm thuê kiếm sống. Sau mỗi lần đi làm mướn, tôi lại dành dụm ít tiền, chờ cơ hội ra đi với ước muốn mình sẽ trở nên giàu có để ba mẹ và các em không phải khổ nữa. Đến lúc đã có một khoản tiền nho nhỏ, tôi giấu ba mẹ rời nhà vào đêm khuya, không dám đi đường lớn vì sợ lộ mà phải lội ruộng ra khỏi làng".
Cuốc bộ hơn 20km mới ra tới điểm đón xe đò về thành phố, chị dự định xuống nhà ông bà ngoại ở Tây Ninh kiếm việc làm. Nhưng thật không may, vừa bước xuống bến xe chợ Lớn, chị bị lừa hết sạch cả quần áo và số tiền ít ỏi.
Vậy là trắng tay, chị không thể đến Tây Ninh và cũng chẳng dám tới nhà dì. Loanh quanh trong khu chợ Lớn 3 ngày liền kiếm việc làm thuê mà chẳng được, cơm không được ăn, tối đến lại phải ngủ ngay trên ghế đá, có khi may mắn thì tựa nhờ vào cổng một công ty nào đó thiếp đi.
"Sang ngày thứ tư, tôi gần như đã kiệt sức, run rủi thế nào chị lại đến đúng quán cơm của đôi vợ chồng người Hoa và được họ đồng ý nhận vào rửa bát. Vừa đói vừa khát, tôi cầm chén cơm trên tay mà mắt ướt nhòe, thấy tủi thân vô chừng" – chị Thảo hồi tưởng.
Dù rất cực nhọc, chị chưa một lần than thân trách phận. Đêm khuya, chị còn kiếm thêm tiền bằng cách giặt đồ thuê cho chính những người làm mướn như mình. Thành quả từ việc lao động cật lực suốt 2 năm trời là chị mua được một chỉ vàng. Nhờ một chỉ vàng đó, chị bắt đầu kiếm tìm những cơ hội thay đổi cuộc đời mình vào những năm sau này.
Con đường khởi nghiệp
Có chút vốn trong tay, chị xin nghỉ việc về quê dùng một chỉ vàng đó buôn lúa với mẹ. Rồi khi phát hiện buôn chiếu có lời hơn, chị bỏ công học cách in hoa văn đồng thời thuê thợ làm cùng. Vài năm buôn chiếu, chị lặn lội xuống các tỉnh bỏ mối và kiếm được chút vốn liếng.
Run rủi thế nào, trong những năm đi đổ chiếu, chị Thảo tình cờ quen một người bạn và được chồng của người bạn đó giúp đỡ ra Vũng Tàu mở quán cơm bình dân. Chưa tới nửa năm, chị đã gây dựng được uy tín nên mỗi ngày có cả trăm người tới ăn. Dành giụm được thêm ít tiền, chị kiêm cả buôn sắt vụn tại mấy khu công trình và cất được một căn nhà nhỏ.
Có thể nói, những gì mà chị giành được vào lúc đó là cả một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi, thậm chí phải đánh đổi bằng tất cả những năm tháng đẹp nhất của một người phụ nữ. Nếu không có sự đánh đổi ấy, có lẽ sẽ chẳng có Phan Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT của một công ty vào loại có tiếng ở đất Sài Gòn. Vậy làm thế nào mà bà chủ quán cơm bình dân lại trở thành người đứng đầu một doanh nghiệp có số vốn hoạt động lên tới cả nghìn tỷ đồng?
Trở lại giai đoạn ở Vũng Tàu, chị Thảo thường thấy tiếp một người phụ nữ đi xe hơi ghé quán ăn cơm. Lúc đó, chị tự ngẫm: Không hiểu người ta làm gì mà giàu thế? Vài lần nói chuyện, chị biết được người phụ nữ kia đổ đá cho các công trình. Tưởng rằng chỉ như thế là kiếm được tiền, chị nhờ vả chồng của người bạn làm trong Công ty xây dựng Hòa Bình cho đổ đá nhờ, nhưng không hiểu rằng họ chỉ làm việc với những đơn vị chuyên cung cấp và chỉ được thanh toán tiền khi công trình đã hoàn thành.
Không dừng lại ở đó, chị tiếp tục đến các công trình khác xin hợp tác. Cuối cùng, chị cũng giành được quyền bán tấm ván ép và đổ đá chẻ làm bờ kè cho chủ một công trình, do họ chưa ký hợp đồng với đơn vị nào. Lần hợp tác đó, chị kiếm được tới 80 triệu đồng - con số không hề nhỏ ở vào thời điểm năm 1993.
Sau công trình đó, chị chẳng còn mối nào làm tiếp, nhưng vẫn quyết tâm tìm kiếm cơ hội mới. Nghĩ vậy, chị giao lại quán cơm cho em gái, còn mình mua một chiếc xe máy chạy lên Bà Rịa lấy hai bao cát và đá đi chào bán.
Chị Thảo nhớ lại: "Ngày nào cũng vậy, tôi chạy xe ít nhất vài chục cây số, cứ chỗ nào có công trình là tấp vô mời họ mua. Nghĩ lại thấy mình lúc đó sao ngây ngô quá, vì thế mà suốt gần 4 tháng trời, tôi chẳng bán được bao nào. Một lần, tôi chạy từ Vũng Tàu lên Sài Gòn thì bị hai người đàn ông va phải. Sau khi đưa vào trạm xá băng vết thương, họ mời tôi uống nước và biết được sự tình nên đồng ý giúp đỡ. Hôm sau, họ đưa tôi vô xem mỏ cát và hướng dẫn cách chọn hàng. Ban đầu, tôi có biết chi đâu, nên họ cũng đứng ra giới thiệu các mối quen mua hàng. Tôi quyết định đầu tư 80 triệu mới kiếm được mua một cái máy sàng cát và có được những thành quả lớn hơn và đi lên từ đó".
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng bằng khen cho doanh nhân Phan Thị Phương Thảo
Bí quyết thành công
Tuy là người đứng đầu một doanh nghiệp lớn ở đất Sài Gòn, nhưng khi tiếp xúc với chị, người ta có thể dễ dàng cảm nhận những nét tính cách mộc mạc của một cô gái thôn quê thuở nào. Mười mấy năm trời lặn lộn với cuộc sống thành thị, vị Chủ tịch của Khang Thông đã phải nếm trải biết bao nỗi cơ cực, nhưng vẫn luôn là người chiến thắng, biết đạp bằng mọi khó khăn để tìm cho mình lối đi đúng đắn nhất. Cũng chính vì vậy, chị cảm nhận rất rõ cuộc sống của những người lao động nghèo – đó là lý do vì sao vị chủ tịch của Khang Thông thường xuyên dùng cơm trưa với nhân viên.
Chị bày tỏ quan điểm: "Ngày xưa nghèo quá, miếng ăn là quý, chứ giờ điều đó đâu còn quan trọng nữa. Tôi chẳng có nhu cầu gì nhiều cho bản thân, hơn nữa tiếp xúc nhiều với anh chị em trong công ty sẽ giúp tôi và họ hiểu nhau hơn. Tôi đã chứng kiến quá nhiều bài học rồi và biết chắc chắn rằng, doanh nghiệp sẽ thất bại nếu điều hành bằng tiền và quyền lực. Ngược lại, lãnh đạo doanh nghiệp có tâm sáng thì sẽ khiến anh em đoàn kết. Sự quan tâm ấy phải được thể hiện bằng thực tế, ví như: Gia đình người lao động gặp khó khăn, lãnh đạo có biết chia sẻ không? Trong lúc thóc cao, gạo kém thế này, phải làm gì hỗ trợ? Tôi nghĩ rằng, hãy thể hiện bằng hành động chứ đừng nói xuông, có như thế thì người lao động mới tận tụy với công việc được".
Nhiều năm lăn lộn trên thương trường, vị Chủ tịch của Khang Thông luôn nghiêm khắc với bản thân mình. Chị luôn giữ một nguyên tắc bất di bất dịch là phải trung thực với khách hàng. Từ hồi mới bắt đầu những hợp đồng nhỏ nhất, chị luôn đúng hẹn và không để khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, chị cũng tỏ ra rất "khắt khe" ngay từ khâu tuyển nhân sự. "Mỗi vị trí trong công ty đều có tính chuyên trách và tầm quan trọng riêng, thế nên tốt nhất là phải nghiêm khắc ngay từ đầu thì sẽ thuận lợi cho cả bộ máy trong quá trình hoạt động sau này. Tôi cho rằng, lãnh đạo giỏi không hẳn là người có thể làm được tất cả mọi việc mà phải có khả năng tập hợp số đông để phát huy sức mạnh. Hơn thế nữa, lãnh đạo của một doanh nghiệp còn phải là biết sử dụng những người giỏi hơn mình. Tôi hiểu và luôn cố gắng để làm được điều đó vì sự phát triển của Khang Thông", chị Thảo chia sẻ.
Ba mươi năm là khoảng thời gian không ngắn trong cuộc đời của một con người, nhưng chẳng phải ai cũng dám đi tới cùng với mơ ước của mình. Sài Gòn ngày ấy giờ đã đổi thay và vị Chủ tịch của Khang Thông vẫn đang viết tiếp mơ ước của mình.
Chị xứng đáng là một tấm gương sáng chứng minh cho giới trẻ hiện nay một điều là chỉ cần nỗ lực hết mình, thành công sẽ đến với chúng ta. Và, đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Tờ Christian Science Monitor (Mỹ) vừa có loạt bài hỏi ý kiến những người dưới 30 tuổi, có mục tiêu và hoạt động tạo ảnh hưởng lớn với xã hội xung quanh, để biết về quan điểm của họ trong nỗ lực cải thiện để thế giới tốt đẹp hơn.
Điểm chung? Hãy đền đáp xã hội nhiều hơn vì những gì mình đang có.
Thị trưởng tuổi 22
Ngày càng có nhiều người trẻ nghĩ họ phải đi nơi nào đó rừng rú, xa xôi hoặc phải có mặt ở chốn phồn hoa đô hội thì mới có điều kiện "tạo khác biệt", nhưng Alex Morse tin là người trẻ có thể thay đổi được thế giới một cách lớn lao nếu nghĩ nhiều đến việc họ có thể bù đắp, đóng góp gì cho ngay nơi mình sinh sống. Alex có cơ hội để bắt đầu thực hiện quan điểm của mình từ ngày 3-1-2012, khi anh đảm nhiệm công việc thị trưởng Holyoke, bang Massachusett (Mỹ). Đây chính là quê nhà của Alex và anh đã trở thành một trong những người đứng đầu khu vực trẻ nhất của nước Mỹ.
Tốt nghiệp Đại học Brown tháng 5-2011, ngay từ năm 1 đại học Alex đã tỏ rõ quan điểm muốn về phục vụ quê hương và tranh chức thị trưởng. Anh đã có ba năm làm việc ở toà thị chính tại Providence, R.I. Holyoke, nơi có khoảng 40.000 dân, kinh tế khó khăn, tội phạm nhiều và các trường học kém chất lượng. Anh đánh bại một chính trị gia kỳ cựu địa phương để vào vị trí lãnh đạo này. "Quan trọng nhất với con người là không bao giờ quên mình từ đâu đến và có thể làm gì để đáp đền nơi đó".
Làm thì mới biết sẽ đến đâu
Chỉ với 150 giáo viên mà có thể tạo ảnh hưởng ở quốc gia 1,4 tỉ dân dường như là điều khó, nhưng Andrea Pasinetti, nhà sáng lập tổ chức Teach for China, nghĩ rằng mọi thứ đều cần phải làm thì mới biết sẽ đến đâu.
Năm nay 25 tuổi, Pasinetti, sinh ở Los Angeles và lớn lên ở New York (Mỹ), đã cùng các bạn học cũ là Rachel Wasser và Hu Tingting bắt đầu kết nối 20 giáo viên ở tỉnh Vân Nam vào năm 2009. Năm 2010 họ có 60 giáo viên và năm 2011 là 150. Mục tiêu của tổ chức là quy tụ được 1.000 giáo viên vào năm 2016. Teach for China vừa nhận giải thưởng hằng năm của tạp chí Newsweek là "Tổ chức phi lợi nhuận có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc".
Lấy cảm hứng từ Teach for America, tổ chức này cũng hoạt động theo hướng đưa những sinh viên đại học ưu tú nhất về dạy ở những vùng sâu, vùng xa để những nơi này không còn tình trạng thiếu giáo viên lành nghề và học sinh không còn chịu nền giáo dục hạng 2 nữa. Teach for China thu hút các sinh viên hàng đầu của các trường đại học tốt nhất Trung Quốc.
Hầu hết các bạn tình nguyện đi dạy hai năm đầu đều là con đầu lòng trong gia đình tốt nghiệp đại học, nên Pasinetti thuyết phục các phụ huynh là con cái họ không phải chọn lựa nghề nghiệp sai lầm. Nhưng Pasinetti lại không bao giờ cần thuyết phục những sinh viên mới ra trường: "Họ đều nói muốn đền đáp lại xã hội".
Cuộc đời cần có người dẫn đường
Năm nay 28 tuổi, đạo diễn của bộ phim Like crazy từng đoạt giải thưởng tại Liên hoan phim Sudance cho rằng ai cũng có thể thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn. Drake Doremus tin rằng mỗi người cần tìm cho mình một người dẫn dắt, hướng dẫn, cố vấn về tinh thần. "Tôi rất may mắn có được những người đi trước, tư vấn cho mình và họ đã tạo nên sự khác biệt lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Bây giờ tôi đang cố gắng đền đáp lại cuộc đời và làm những điều tương tự cho người khác" - Doremus nói.
Khi còn là sinh viên ở Viện Phim Mỹ (AFI), Doremus nhận thấy "mỗi tác phẩm điện ảnh mang đầy dấu ấn cá nhân chứ không phải thứ được làm ra để có thể phù hợp với tất cả, và điều đó đã gợi cảm hứng cho anh có tiếng nói riêng của mình. Hiện Doremus tham gia chương trình hướng dẫn của AFI để giúp các nhà làm phim trẻ. Anh cảm thấy đây là công việc quan trọng vì "những bộ phim đã thay đổi cuộc sống của tôi và có khả năng thay đổi thế giới".
Đi về phía núi Hòn Ông, nơi có xã nghèo Canh Hiển của huyện vùng cao Vân Canh (Bình Định), dáng thầy Khiêm xiêu vẹo trên đường làng. Theo đôi nạng gỗ của thầy là học trò lớn nhỏ đủ lứa tuổi. Học sinh thì đến luyện thi, người lớn học tin học, người khuyết tật học nghề...
Đã bao nhiêu năm nay thầy dang đôi tay che chở, chắp cánh cho những thân phận, những ước mơ.
Nguyễn Trần Khiêm sinh năm 1966, lên 7 tuổi thì cha mất, hình ảnh chưa kịp ghi vào ký ức. Thầy Nguyễn Trần Khiêm cố lục tìm quá khứ: "Tôi chỉ nhớ lúc nhỏ mình không có cha, cứ lê lết chứ không đi lại được. Mẹ kể lại đôi chân tôi bị liệt từ khi còn nhỏ". Cuộc đời thầy Khiêm bắt đầu như thế, không có bước chân chập chững, chỉ có đôi nạng lộc cộc chấm những bước xiêu vẹo trên đường đời.
Thầy Nguyễn Trần Khiêm trên bục giảng.
Kiến thức là mồ hôi nước mắt của mẹ
Lúc nhỏ Khiêm cũng đòi mẹ cho đi học. Không hi vọng nhiều nhưng muốn con mình hòa nhập với bạn bè, hằng ngày trước khi ra đồng, người mẹ phải làm đôi chân cõng con đến lớp. Không ngờ Khiêm lại rất sáng dạ. Thấy con học được, người mẹ nghèo cũng quyết chí chăm cho con học đến cùng. Lên được vài lớp, Khiêm tự đi được với đôi nạng bé xíu. Giải thoát đôi lưng gầy gò của người mẹ là niềm vui của Khiêm. Đi nạng mỏi, Khiêm lết. Cứ thế 12 năm học phổ thông nhọc nhằn trôi qua, Khiêm thường xuyên đạt học sinh giỏi và thủ khoa môn văn (9 điểm) khi thi tốt nghiệp THPT năm 1986.
Nhưng cuộc đời không thể bằng phẳng khi chính đôi chân lại gập ghềnh. Đến năm 1992 anh mới được dự thi đại học do định kiến xã hội. Học năm cuối thì mẹ bị bệnh mất, anh sinh viên nghèo mồ côi vẫn không gục ngã. Anh làm gia sư, đánh máy vi tính tự nuôi sống mình. Có chú sửa đồng hồ gần nhà trọ thấy thương quá nên gọi Khiêm đến truyền nghề. Từ đó anh có nghề mới mưu sinh để tiếp tục học. Năm 1997, anh tốt nghiệp hệ chính quy Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng trong sự ngỡ ngàng của xóm nghèo mà việc học hết phổ thông đã là xa xỉ đối với người bình thường.
Không thể gõ cửa cơ quan bằng đôi nạng gỗ, anh lặng lẽ ở nhà thêm sáu năm nữa. Cuộc đời quá nhiều gian truân nhưng không vì thế mà buông xuôi. "Tôi nghĩ mình phải làm điều gì đó, không thể để kiến thức học được phung phí vì đó là mồ hôi và nước mắt của mẹ, của chính mình" - anh tâm sự.
Từ chiếc máy tính cà khổ đến cơ sở dạy vi tính
Vậy là anh quyết định gọi học sinh nghèo quanh xóm đến để dạy. Học trò nghe tiếng đến học đông, anh sinh viên tật nguyền thất nghiệp trở thành người thầy ở xóm nghèo heo hút.
Lân la ở nhà thầy Khiêm mấy ngày, tôi nhận ra "học phí" đóng cho thầy là vài cân gạo, rổ khoai hay mấy bó rau rừng chính học trò đi chăn bò hái về. Ngồi nấu nồi khoai học trò vừa đem tới, thầy tâm sự: "Chủ yếu là dạy miễn phí vì thấy các em nghèo quá, mình chỉ muốn giúp các em có kiến thức để vượt qua cái nghèo thôi". Thầy nói thế nhưng trong căn nhà vách tường rách nát chưa có tiền vá víu, chính thầy cũng chạy ăn từng bữa.
Nhiều học trò ở vùng núi đi lại khó khăn nên đến thầy học cả ngày, trưa lấy gạo nấu cơm ăn. Mùa vừa rồi gặt được 16 bao lúa nhưng giờ chỉ còn một bao để ở góc nhà, 15 bao học trò đường xa đói quá đã nấu hết. Nhà thầy như một ngôi trường tình thương, học trò xúm xít.
Nương tựa nhau trong cái nghèo cũng là bài học về cuộc sống. Nhiều em cảm nhận được trăn trở, lòng yêu thương và tấm gương nghị lực của thầy nên cố gắng học. Nhờ vậy nên ngày càng có nhiều học sinh của vùng đất nghèo này bước chân vào cổng trường ĐH.
Dành dụm được bao nhiêu tiền, thầy Khiêm mua dần khi thanh ram, lúc con chuột, rồi bàn phím... Gom góp dần đến năm 2005, thầy ráp được chiếc máy tính đầu tiên. Chiếc máy tính có ổ cứng chỉ 2,5GB, thanh ram 128MB, bật lên khi chạy khi treo nhưng nó đánh dấu mốc cho cuộc đời thầy. Thầy kể: "Lúc đó nhiều người thấy tôi có máy vi tính kéo đến xem. Ban đầu chỉ vài người đến học đánh chữ, sau nhu cầu lớn dần nên tìm cách sắm thêm để dạy cho họ".
Sáng kiến của thầy là đi mua lại máy tính ở vựa đồng nát về tận dụng, lắp ghép, sửa chữa. Lịch sử của nhiều máy tính ra đời trong hoàn cảnh như thế, nhưng giờ đã là một cơ sở đào tạo tin học liên kết với Trường trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ của Sở Lao động - thương binh và xã hội hẳn hoi.
Học trò của thầy đủ đối tượng, từ học sinh đến cán bộ, con em đồng bào Ba Na, H'Re, cả nông dân cũng đến học để ứng dụng công nghệ trong sản xuất.
Anh Xô Y An (người Ba Na), giáo viên dạy mỹ thuật ở Trường bán trú Canh Liên, vượt hơn 50km đường rừng đến thầy học tin học lớp chứng chỉ A, cho biết: "Đường đi cực nhọc lắm, mưa thì không đi được, đến đây học có khi ở lại ngủ nhà thầy luôn. Thầy rất vui vẻ, nhiệt tình tạo điều kiện cho chúng tôi. Nếu không có cơ sở của thầy thì chúng tôi phải đi thêm gần 50km nữa mới có chỗ học".
Hiện nay cơ sở của thầy đã có trên 10 máy, tuy tốc độ không nhanh nhưng máy vẫn chạy, như cuộc đời thầy vẫn luôn vươn lên trong khó nhọc.
Tổ ấm cho người khuyết tật
Nhưng đối tượng đặc biệt mà thầy chuyên tâm đó là những người khuyết tật. Có người không tự đi được phải cõng, thậm chí mù, câm điếc, không biết chữ... thầy đều nhận. Họ đến với thầy để tìm chỗ dựa tinh thần, tìm cơ hội hòa nhập cộng đồng. Năm 2007, thầy vận động và tìm đến Hội Bảo trợ trẻ tàn tật và mồ côi tỉnh Bình Định xin thành lập chi hội người tàn tật để có cơ sở pháp lý tìm nguồn tài trợ, tìm việc làm cho hội viên. Có chi hội, công việc thầy bề bộn hơn với những ngày đi vận động, kêu gọi những tấm lòng nhân ái tài trợ giúp đỡ những cảnh đời không may mắn.
"Mình không thể cho họ "con cá" mãi mà phải cho "cần câu" để họ tự mưu sinh", quan điểm đó của thầy được hiện thực hóa qua các lớp học. Thầy dạy họ sử dụng máy vi tính và vận động gia đình góp vốn mở các cơ sở làm dịch vụ tự kiếm sống. Ai không học được vi tính thì thành lập các nhóm lao động chân tay. Nhóm làm chổi đót, thợ mộc ở tại nhà thầy hình thành. Họ được làm việc trong một cộng đồng gồm những người đồng cảnh nên không bị rào cản bởi những tự ti, mặc cảm.
Thầy Khiêm hướng dẫn một thanh niên người Ba Na học vi tính.
Để dạy được một người khuyết tật ra nghề là một công việc không phải ai cũng làm được. Như gia đình Đào Thị Lệ Diễm có ba người khuyết tật, bản thân Diễm bị liệt hai chân, ít dám ra khỏi nhà và sợ chỗ đông người. Nhiều lần thầy đến tâm sự, lấy bản thân mình ra làm gương. Dần dần Diễm nghe rồi làm theo. Bây giờ Diễm là tổ trưởng một tổ có sáu người khuyết tật cùng làm ở một cơ sở photocopy, vi tính do thầy vận động vốn tài trợ mở. Diễm tâm sự: "Nếu không có thầy Khiêm chắc mình không biết gì ngoài xã hội, không biết đường phố hay chợ chứ đừng nói gì đi học mà làm nghề. Thầy Khiêm như một người cha nuôi của rất nhiều người trong hội".
Kỹ năng dạy người câm điếc, người mù còn thiếu, thầy đến các trung tâm bảo trợ xin tài liệu, xin tham gia các lớp tập huấn để đào tạo nghề cho họ. "Dạy cho người mù, câm điếc rất khó, nhiều người không biết chữ, lại không nhìn thấy, không nghe được. Một số em gia đình đưa đến gửi nhưng còn tự ti hoặc bướng bỉnh, quậy phá chứ ít muốn học hay làm việc. Tuy nhiên tôi có lợi thế là người khuyết tật, người đồng cảnh ngộ nên dễ nói với nhau hơn".
Ra nghề, có người tự đi lại được thì xin đến điểm Internet làm, nhóm thợ mộc đến các xưởng mộc, họ tự kiếm sống bằng đôi tay không lành lặn. Nhiều người học thành nghề nhưng không có vốn mở cơ sở, thầy gom góp được ít tiền ráp máy vi tính cũ cho vài người ra riêng đánh máy thuê như những đứa con lớn lên tách riêng khỏi mẹ. Để có khách hàng, thầy đến vận động, tiếp thị các cơ quan, trường học trên địa bàn. Thấy thầy làm việc không vụ lợi cá nhân, ai cũng ủng hộ.
Năm 2011, thầy trở thành thầy giáo thật sự khi Trường trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ của Sở Lao động - thương binh và xã hội hợp đồng mở cơ sở tin học đào tạo cho cán bộ, người dân trên địa bàn huyện Vân Canh.
Chi hội của anh Khiêm mạnh nhất tỉnh
Ông Phan Thanh Dũng, chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh Bình Định: "Chi hội Niềm tin ở huyện Vân Canh mà anh Khiêm làm chi hội trưởng là chi hội mạnh nhất trong tám chi hội của tỉnh. Chi hội này thành lập được nhiều tổ tự lực, tạo nhiều cơ hội cho người khuyết tật có công ăn việc làm, hòa nhập với cộng đồng. Bản thân anh Khiêm rất nhiệt tình, có nhiều sáng kiến, làm việc công bằng, công minh nên có uy tín, được xã hội tin tưởng".
Hàng năm, Chính phủ Australia đã cấp gần 400 học bổng dài hạn và ngắn hạn cho Việt Nam.
- Chuyên mục Giáo dục |
Chiều 13/12, tiếp Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại Australia Craig Emerson, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ vui mừng, nhận thấy quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Australia đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, nhất là từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (2009) và ký Chương trình hành động Việt Nam-Australia, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Julia Gillard (tháng 10/2010).
Phó Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao Australia đã đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh, như công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tài chính, ngân hàng, giáo dục, dịch vụ... đồng thời cảm ơn Chính phủ Australia tiếp tục duy trì và dành vốn ODA cho Việt Nam, dành học bổng cho sinh viên Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại Australia Craig Emerson vui mừng vì hai nước luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và toàn cầu.
Bộ trưởng cho biết Australia xác định, Việt Nam là một trong 7 nước trọng điểm trong khu vực mà Australia mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt. Australia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng cơ sở có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.
Bộ trưởng nhất trí với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lĩnh vực giáo dục đào tạo là thế mạnh hợp tác của hai bên và tin tưởng trong thời gian tới, sự hợp tác giữa hai nước sẽ phát triển tốt đẹp hơn nữa./.
Nguồn : vov.vn
Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm
Học ngành luật tại Australia: mời gặp mặt và trao đổi cùng giáo sư Gordon Walker - Đại học La Trobe
Tọa đàm giáo dục New Zealand với Trường Unitec.
Việt Nam tìm kiếm cơ hội giao thương mới tại APEC
Chương trình tư vấn trực tiếp của IDP giáo dục đại học và sau đại học tại Australia
Triển lãm mini - Du học tại Canberra - Tinh hoa Giáo dục của Australia
Đại học Monash: Học bổng 10.000USD (~210 triệu đồng) và hỗ trợ vé máy bay
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top
Tin mới nhất
Sôi động những tiết học tài chính của trẻ
Mẹo hay cho SV ký túc xá dễ hòa nhập
Đề thi... 10,5 điểm
Sếp trước khi nghỉ hưu tranh thủ tuyển ồ ạt giáo viên
Chưa có đại học đăng ký tự tổ chức thi tuyển sinh
Đoàn Ngọc Anh Thy – cô bạn cực yêu công tác Đoàn
Tin tiếp theo
18/12 Vì sao Phi Thanh Vân không thể ăn mặc kín đáo?
18/12 Liên hoan THTQ lần thứ 31: MC Bảo Lê chia sẻ trước giờ G
18/12 "Sạn" rải đầy trong đêm bế mạc Liên hoan phim 17
17/12 Đỗ Thị Hải Yến: "Tôi vừa bị quyến rũ"
17/12 Dương Mịch khoe gò bồng đảo với bikini
17/12 Tàu xe cuối năm: 'Ðến hẹn lại chém'
Từ khóa bài viết:
"Australia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về giáo dục đào tạo": sinh viên , quan hệ , đầu tư , chia sẻ , hỗ trợ , kinh tế , quốc tế , Australia , ngân hàng , cơ sở ,