Related posts

Saturday 9 March 2013

Nhung quy dinh gay nhieu tranh cai cua nganh giao duc

Chỉ hơn một tháng kể từ cuối năm 2012 đến nay, Bộ GD-ĐT, Sở GD và lãnh đạo trường học đã đưa ra những quy định mới làm nóng dư luận, gây ra nhiều băn khoăn, tranh cãi cũng như lo ngại cho các trường, sinh viên, học sinh cũng như những đối tượng trực tiếp liên quan đến những quy định này. Khi dắt đứa con lớn 2 tuổi, bê bụng bầu đứa bé hầu toà li dị, chị Hồ Thị Nửa dõng dạc hứa với toà sẽ nuôi hai đứa trẻ nên người. Bên cạnh những trào lưu được hưởng ứng thì teen vẫn có những trào lưu vấp phải sự phản đối dữ dội của cộng đồng teen thế giới.

- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • Giảm lực lượng thanh tra của Bộ GD-ĐT trong kỳ thi ĐH
  • Tiền Giang: Đề thi Văn làm trái quy định của Bộ Giáo dục?
  • "Sốc" với quy định của Bộ GDĐT, nữ sinh gửi tâm thư

Dừng mở ngành ngân hàng, tài chính

Từ năm 2013, sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa "đầu ra" như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết tại cuộc họp về công tác thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội diễn ra chiều 18/12/2012.

Quy định này của Bộ gây lo ngại cho các trường đang đào tạo các ngành được cho là "hot" hiện nay. Tuy nhiên Bộ cũng khẳng định: Bộ hoàn toàn không có chủ trương về vấn đề ngừng việc tuyển sinh vào ngành kinh tế, tài chính. Bộ chỉ có chủ trương sẽ xem xét kỹ lưỡng việc các trường hiện nay đang xin mở mới và thành lập các trường ĐH ở các ngành kinh tế tài chính. Hiện những trường đào tạo về kinh tế, tài chính vẫn tiếp tục tuyển sinh".

Quy định "siết chặt" liên thông đại học.

Ảnh minh họa (Internet)

Từ ngày 7/ 2/ 2013, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH vừa được Bộ GDĐT công bố sẽ có hiệu lực.
Theo quy định mới, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ đủ 36 tháng khi thi lên

Công điện của Bộ GD-ĐT về sử dụng máy ghi âm, ghi hình
Bộ GD-ĐT lại "xé rào"
Nên đọc

trình độ CĐ hoặc ĐH hệ chính quy phải dự thi 3 môn gồm: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề).

Những người chưa có bằng đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GDĐT tổ chức hằng năm. Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành.

Quy định mới này của Bộ GD-DDT thực sự đã làm cho không ít sinh viên choáng váng bởi con đường ước mơ đại học nay bỗng dưng trở nên xa vời.

Tốt nghiệp THPT: Được mang máy ghi âm, thu hình vào phòng thi

Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị thi và tuyển sinh 2013 do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 22/1/2013 tại Hà Nội.

Bộ GD&ĐT dự kiến cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi, và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Ảnh minh họa (Internet)

Điều này được Bộ GD&ĐT nhấn mạnh là để tăng cường sự giám sát của xã hội đối với công tác coi thi.

Trao đổi thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh: "Việc quy định này nhằm có tác động tâm lý đối với những tham gia giám sát kì thi, đòi hỏi phải thực nghiêm túc hơn. Còn việc khó khăn trong việc nhận diện các thiết bị này thì không nên đưa lên mức độ nghiêm trọng hóa quá".

Quy định này sau khi được Bộ Giáo dục đưa ra đã có không ít những ý kiến trái chiều . Người đồng tình với cách làm của Bộ GD nhưng cũng có người e ngại về việc phát sinh những tiêu cực khi cho học sinh mang những thiết bị này vào phòng thi.

Giáo viên, học sinh không được sử dụng ĐTDĐ trong giờ học.

Ảnh minh họa (Internet)

Đây là quy định nằm trong kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, các biện pháp giáo dục an toàn giao thông và sử dụng điện thoại đúng quy định trong và ngoài nhà trường giai đoạn 2013-2015 của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Kế hoạch sẽ được triển khai áp dụng với tất cả các trường học, các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn TP.Hà Nội. Hằng tuần, các nhà trường dành ít nhất 10 phút trong giờ chào cờ đầu tuần để tổ chức hoạt động ngoại khoá chủ đề sử dụng ĐTDĐ, các lớp dành ít nhất 10 phút trong giờ sinh hoạt lớp để đánh giá việc sử dụng ĐTDĐ của học sinh.

Học sinh dưới 5 tuổi không được phép học trường ngoại.

Một điểm đặc biệt quan trọng trong việc triển khai hướng dẫn Nghị định 73/2012/NĐ-CP (NĐ 73) là việc các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam (không đủ 5 tuổi).

Theo đó, trong việc liên kết đào tạo đối với những cơ sở giáo dục nước ngoài đặt tại Việt Nam, những cơ sở giáo dục này không được tiếp nhận học sinh Việt Nam (không đủ 5 tuổi), những trường này chỉ dành cho trẻ em là người nước ngoài. Cơ sở giáo dục phổ thông (Trường tiểu học, THCS, trường phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học) được tiếp nhận học sinh Việt Nam nhưng có điều kiện. Cụ thể, trường tiểu học và THCS không quá 10% tổng số học sinh của trường, trường phổ thông không quá 20%.

Nhà trường ra "những điều cấm kỵ" khi HS dùng facebook.

GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Nguồn Internet)

Ngày 15/1/2013, trên website chính thức của Trường THPT DL Lương Thế Vinh đăng "Những điều "cấm kỵ" khi lên facebook"

Bộ GD & ĐT có vô can với "ma trận" điểm hệ chữ?
Bộ GD - ĐT chính thức công bố điểm sàn
Bộ GD-ĐT công khai những "bất ổn" ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012
Hỏng hệ tại chức: Do Bộ GD-ĐT?
Nên đọc

dành cho học sinh của trường với những quy định hết sức cụ thể là: "Không nói tục chửi bậy, không dùng facebook để nói xấu ai, chỉ like khi đã đọc kĩ nội dung, status phải viết rõ ràng,…"

Ngay khi được đưa lên diễn ra facebook của trường, quy định đã nhận được những ý kiến trái chiều, đa phần là phản đối.

Nhiều bạn cho rằng, muốn thay hành vi thì đầu tiên cần thay đổi nhận thức của học sinh về vấn đề này để các em có thể quy phục những gì mà thầy cô đưa ra. Nếu chỉ viết như thế này sẽ khiến học sinh cảm thấy khó hiểu và khó chấp nhận. Thầy cô nên có những biện pháp mềm mỏng như trò chuyện, khuyên bảo thay vì viết một list những điều "cấm kị" cứng nhắc".

Trao đổi về quy định này, GS Văn Như Cương, hiệu trưởng nhà trường cho rằng"Tình trạng học sinh sử dụng facebook một cách lan tràn không kiềm chế hiện nay là rất đáng báo động" và "cần phải có biện pháp để chấn chỉnh hiện tượng này".

Hàng loạt những quy định này của ngành giáo dục hiện vẫn là chủ đề tranh cãi, bàn tán chưa ngã ngũ của nhiều người. Nên chăng Bộ GD-ĐT cần tìm một giải pháp dung hòa giữa quy định đưa ra và thực hiện?

Tổng hợp


Nguồn : Nguoiduatin.vn
Từ khóa bài viết:

"Những quy định gây nhiều tranh cãi của ngành giáo dục": sinh viên , học sinh , Quy định , nhà trường , liên thông , Sở GD , Bộ GD-ĐT

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Những chính sách gây nhiều tranh cãi nhất năm 2012
  • Những chính sách gây nhiều tranh cãi nhất năm 2012
  • Những quy định gây tranh cãi năm 2012
  • Điều trị bệnh "loạn liên thông" trong ngành giáo dục
  • Những quy định khiến dư luận sửng sốt
  • Bộ trưởng giải trình, nhận lỗi về những quy định "hành dân"
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Tư vấn tuyển sinh sáng... mùng 1 Tết
  • Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói về Giáo dục Việt Nam đầu năm mới
  • Học nhiều để biết ít - Học ít để biết nhiều
  • Chỉ tiêu tuyển sinh Học Viện Khoa học Quân sự - Thi ở phía Nam 2013
  • Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia HN) năm 2013
  • Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) 2013

Tin tiếp theo

  • 13/02 Những người đón Tết ở thủy điện Sơn La
  • 12/02 Ăn Tết ở công trường giữa lòng thành phố
  • 12/02 Người trẻ và mong muốn đầu năm
  • 12/02 Hoảng vì "thần tài" đến nhà ngày Tết
  • 11/02 Tết xưa, tết nay…
  • 11/02 Nô nức đi lễ chùa ngày đầu năm

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More