Related posts

Saturday, 29 September 2012

De nghi Bo GD-DT dieu chinh muc diem chenh lech khu vuc cho thi sinh DBSCL

Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có công văn do Phó Trưởng ban Huỳnh Minh Đoàn ký gửi Bộ GD-ĐT về việc xem xét áp dụng điểm chênh lệch khu vực trong tuyển sinh cho thí sinh ĐBSCL. "20 tuổi có thể tốt nghiệp đại học" "Ăn, ngủ" với các môn thi khối A, nhưng Tuấn thất vọng khi kiến thức chuyên sâu Lý, Hóa ít được sử dụng khi vào đại học. Còn với những bạn chọn cánh cửa trung cấp, thời gian 3 năm học THPT là quá dài.
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • Điểm mới trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ
  • Bổ sung một số điểm mới trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ
  • Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2010

.. chỉ tiêu bổ sung NV2 các trường ĐH khu vực ĐBSCL
Điểm chuẩn 2012: Một số trường...
Điểm ưu tiên khu vực được tính như thế nào?
Nên đọc

Vừa qua BCĐ đã có buổi làm việc với các trường ĐH ngoài công lập thuộc khu vực ĐBSCL (ĐH Tây Đô, ĐH Cửu Long, ĐH Võ Trường Toản, ĐH Kinh tế - Công nghiệp Long An) về công tác tuyển sinh tại trường. Các trường cho biết, đến nay nhiều trường xét tuyển chưa đạt 50% chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT giao.

BCĐ Tây Nam Bộ cho rằng, do đặc thù của ĐBSCL đời sống kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc trình độ dân trí thấp, đề nghị cho hoãn việc thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BGD ĐT ngày 5/3/2012 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 - 2013 của Bộ GD-ĐT.

BCĐ Tây Nam Bộ đề nghị Bộ GD-ĐT cho các trường ĐH ngoài công lập khu vực ĐBSCL tiếp tục vận dụng quy chế tuyển sinh năm 2012 ở điều 33 mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữ 2 khu vực kế tiếp là 0,5 điểm lên 1 điểm đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Tây Nam Bộ như những năm học vừa qua.

BCĐ cũng đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu có chính sách riêng đối với các trường ngoài công lập vùng Tây Nam Bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường phát triển đồng thời khuyến khích thực hiện xã hội hóa giáo dục góp phần tích cực vào việc đào tạo nhân lực cho vùng trong lúc hệ thống công lập chưa đảm đương nổi.

Huỳnh Hải


Nguồn : dantri.com.vn
Từ khóa bài viết:

"Đề nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh mức điểm chênh lệch khu vực cho thí sinh ĐBSCL": , thi dai hoc , thi sinh , tin giao duc , cao dang , lien thong , cao hoc , dai hoc , truong dai hoc , thong tin tuyen sinh , dieu chinh , Tây Nam Bộ , khu vuc , mức điểm chênh lệch , ĐBSCL

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Các trường ngoài công lập "đói" thí sinh
  • Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực "học phải đi đôi với hành"
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Nữ giáo sư lĩnh án vì giết 3 đồng nghiệp
  • Nâng điểm học viên cao học: Lộ thêm sai phạm
  • Xét tuyển HS trường phổ thông dân tộc nội trú vào ĐH, CĐ
  • Bổ sung nguồn vốn cho HS, SV nghèo vay ưu đãi
  • Cục Khảo thí trả lời SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
  • GS Nguyễn Xuân Hãn: "Chương trình SGK hiện nay có hại cho học sinh"

Tin tiếp theo

  • 26/09 Siêu bão đổi hướng, cả nước mưa rải rác
  • 26/09 Người dân "tẩy chay" trái cây Trung Quốc vì sợ độc
  • 25/09 Đấu giá đất vàng khi chuyển trụ sở các bộ
  • 25/09 Thủ tướng Nhật: Trung Quốc có thể tự hại mình
  • 25/09 Nhật, Đài Loan đấu vòi rồng gần Senkaku/Điếu Ngư
  • 25/09 75 tàu cá Đài Loan tiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Saturday, 22 September 2012

Dinh chi mot hieu truong vi lam thu

Nhiều phụ huynh có con học tại Trường mầm non Định Công (Thanh Hóa) đã phản đối những khoản thu vô lý của nhà trường bằng cách cho con nghỉ học. Liên quan đến vụ việc, hiệu trưởng đã bị đình chỉ chức vụ để làm rõ sai phạm. Thời gian học phổ thông dài, nặng lý thuyết; giới trẻ trưởng thành sớm hơn... là những lý do đưa ra để ủng hộ đề xuất "20 tuổi lấy bằng đại học". Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại về kinh nghiệm xã hội của các cử nhân trẻ. "20 tuổi có thể tốt nghiệp đại học"
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • Yêu cầu chấm dứt lạm thu dưới mọi hình thức
  • Chủ tịch nước nhắc nhở ngành giáo dục giải quyết lạm thu
  • Mùa khai trường, lại nói về ám ảnh lạm thu
  • Bộ Giáo dục quyết chống lạm thu


Hiệu trưởng Trường Mầm non Định Công đang bị đình chỉ công tác vì lạm thu

Ngày 12/9, ông Nguyễn Văn Bình, Chánh văn phòng UBND huyện Yên Định cho biết, Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Đào Thị Quy, Hiệu trưởng Trường mầm non Định Công để xác minh làm rõ những nội dung vi phạm về quản lý tài chính và các nội dung khác tại trường. Đồng thời xem xét hình thức xử lý kỉ luật.

Sẽ kỷ luật lãnh đạo các...
Hiệu trưởng phải chịu trách ...
"Loạn học thêm và lạm thu không
Giữa tuần, Hà Nội họp chấn chỉnh
Nên đọc

"Trong những ngày qua, nhà trường đã cùng với các cán bộ địa phương đến từng hộ gia đình lí giải, vận động các bậc phụ huynh cho các cháu đến trường. Vì nếu không cho các cháu đến trường thì rất thiệt thòi cho các cháu.... Hiện nhiều phụ huynh đã đưa con trở lại trường"- ông Bình cho biết thêm.

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Yên Định cho biết, "quan điểm của huyện là làm việc khách quan, không bao che. Hiện tại chúng tôi đã chuyển sự việc sang phòng Thanh tra để tiếp tục làm rõ".

Trước đó, vào sáng 5/9, là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường khai giảng năm học mới, thế nhưng các phụ huynh có con em theo học tại trường mầm non Định Công lại cho con ở nhà.

Lí do được nhiều phụ huynh đưa ra là trong năm học 2011 - 2012 nhà trường đã thu nhiều khoản thu sai với quy định. "Năm học vừa qua, không chỉ tôi mà còn rất nhiều các phụ huynh có con em theo học tại đây vô cùng bức xúc về việc hiệu trưởng nhà trường đã có những khoản thu không đúng mục đích và rõ ràng như, tiền học phí, tiền nước uống, tiền mua đồ dùng sinh hoạt cá nhân của các cháu…", một phụ huynh cho biết.

Cũng theo phản ánh của phụ huynh , học kỳ I năm học 2011 - 2012, theo quy định mỗi em học sinh phải đóng 20.000 đồng/tháng tiền học phí, thế nhưng trường đã thu lên đến 40.000đ/tháng. Sang học kỳ II, theo quy định nhà nước học phí được nâng lên 40.000 đồng /tháng, thì nhà trường thu 70.000 đồng /cháu/tháng đối với lứa tuổi dưới 36 tháng tuổi và 60.000 đồng/cháu/tháng lứa tuổi trên 36 tháng...

Cô Lê Thị Lý, phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, "trường tổ chức chiêu sinh từ ngày 20/8 và chính thức học từ 21/8. Việc phụ huynh không đưa các em đến trường diễn ra từ cuối tháng 8 đến nay, mỗi ngày lại có thêm nhiều em học sinh không đến lớp. Đặc biệt là hôm 5/9, chỉ có một số phụ huynh đưa con đến dự lễ khai giảng. Hầu hết các phụ huynh tập trung phía ngoài yêu cầu được cấp trên trả lời rõ về các vấn đề bức xúc thì họ mới đưa trẻ đi học".

Theo kế hoạch năm học mới 2012 - 2013, toàn trường có trên 180 em học sinh, nhưng trong buổi lễ khai giảng chỉ có gần 40 cháu được phụ huynh đưa đến dự lễ khai giảng.

Nguyện vọng của nhiều phụ huynh có con em theo học tại đây là yêu cầu nhà trường lý giải rõ ràng về các khoản thu. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan.

  • Thanh Lê

Nguồn : vietnamnet.vn
Từ khóa bài viết:

"Đình chỉ một hiệu trưởng vì lạm thu": đại học , phụ huynh , cao đẳng , hiệu trưởng , đình chỉ , thi đại học , cao học , lạm thu , liên thông , điểm thi đại học , trường đại học , trung tâm đào tạo , Bộ Giáo dục , Trường mầm non Đị

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Đình chỉ chức vụ Trưởng ban Quản lý di tích chùa Trăm Gian
  • Một hiệu trưởng mầm non gục ngã vì... chứng khoán
  • Chị em rước họa vì làm đẹp bằng kem trộn
  • Gia hạn tạm đình chỉ công tác trưởng công an huyện "phá rừng"
  • Bắt hai nghi can tống tiền một hiệu trưởng 30.000 USD
  • Mất chức hiệu trưởng vì cảnh hôn nồng nàn với cấp dưới
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Có nên cáo chung hệ tại chức
  • Buộc phải học tiếng Anh tự nguyện
  • ĐH Công nghiệp Việt Trì xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 năm 2012
  • Sách giáo khoa xác định tên giặc rất mơ hồ
  • Đình chỉ một hiệu trưởng vì lạm thu
  • Giới trẻ hào hứng với đề xuất 20 tuổi lấy bằng đại học

Tin tiếp theo

  • 13/09 Hà Nội thanh tra việc quản lý, sử dụng sổ đỏ
  • 13/09 Thuế thu nhập cá nhân phải hợp đạo lý
  • 12/09 Bảo tàng hơn 11.000 tỷ: Vết xe đổ?
  • 12/09 Chủ tịch Quốc hội: '9 triệu đồng chưa phải thu nhập cao'
  • 12/09 Trung Quốc mở rộng tuyến du lịch trái phép ở Biển Đông
  • 12/09 Những câu nói gây sốc của ban tổ chức Giọng hát Việt

Saturday, 15 September 2012

So hoc phi, on hoc bong

Chưa mừng vì trúng tuyển ĐH, CĐ, nhiều tân sinh viên, phụ huynh đã khóc ròng vì mức học phí của trường tăng vọt. Bên cạnh đó, những suất học bổng tổng trị giá hàng tỉ đồng mà các trường tung ra, TS cũng chẳng dễ gì với tới. Cho rằng giáo dục Việt Nam đang có cấu trúc chắp vá, TS Lê Trường Tùng đề xuất, học sinh nên có bằng phổ thông ở tuổi 15. Bậc THPT hiện nay được thay bằng 2 năm "dự bị đại học" . Kỳ tuyển sinh đợt 1 đã kết thúc và lớp 1 với 51 sinh viên sẽ nhập học vào ngày 15/09 tới. Học viện Tài chính tiếp tục tuyển bổ sung lớp 2, cũng là lớp cuối, dự kiến khai giảng 5/10/2012.
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • Gọi điện, nhắn tin chào mời thí sinh nhập học
  • Anh em mồ côi với nỗi lo tiền nhập học
  • Đưa con lên phố nhập học, phụ huynh nửa mừng nửa lo

Học phí cao: TS đi không được, ở chẳng xong!

Vừa qua, nhiều phụ huynh đã đến cơ quan đại diện của Bộ GDĐT để xin đổi giấy báo nhập học của trường trúng tuyển NV1 sang giấy chứng nhận kết quả thi ĐH để xét tuyển vào trường khác. Bà N.T.Thu, lặn lội từ Bến Tre lên TPHCM với mục đích đổi trường cho con trai. Con trai bà thi đậu vào Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, sau khi lên nhập học mới tá hỏa vì học phí cao chóng mặt.

Bà Thu bộc bạch: "Mặc dù biết là trường ngoài công lập học phí cao , nhưng không ngờ lại cao đến vậy. Năm 2009, học phí chỉ có 330.000 đồng/1 tín chỉ, nhưng năm nay tăng lên 430.000 đồng/1 tín chỉ, sinh viên năm nhất phải đóng 460.000 đồng/1 tín chỉ. Con tôi học công nghệ thông tin nên bị phụ thu thêm khoản 10% học phí. Học phí cao quá, gia đình tôi kham không nổi".

Sợ học phí, ớn học bổng!, Giáo dục - du học, tan sinh vien, hoc phi, do dai hoc, truong ngoai cong lap, truong cong lap, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Phụ huynh, thí sinh "méo mặt" vì học phí các trường ngoài công lập quá cao (ảnh minh họa). Ảnh: K.A

Sinh viên nghèo được hoãn nộp học phí khi nhập học
Ngỡ ngàng học phí trường ngoài công lập
Chỉ được tăng học phí trong khung
Nên đọc
Tương tự, các tân sinh viên của các trường ĐH Nguyễn Tất Thành , ĐH Duy Tân, ĐH Võ Trường Toản... cũng chóng mặt vì học phí cao. Ngành bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Võ Trường Toản với học phí 40 triệu đồng/năm, ngành dược của ĐH Duy Tân là 20 triệu đồng/năm...

Bất chấp quy định của Bộ GDĐT là các trường ngoài công lập phải công khai học phí, nhưng trên trang web của trường, cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012" lại không có thông tin về học phí, mà thông tin về học phí chỉ xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của bộ, nên TS chỉ biết được số tiền phải đóng khi lên trường nhập học.

Đơn cử, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố học phí chung ĐH là 14,4 triệu đồng/năm, CĐ là 10,7 triệu đồng/năm, nhưng thực tế một số ngành có học phí cao hơn. Ví dụ ngành điều dưỡng đa khoa 14,8 triệu đồng/năm, dược sĩ 15,5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, nếu TS cứ dựa vào học phí năm 2011 của trường từ 7-12,9 triệu đồng/năm thì năm học 2012 sẽ tá hỏa vì học phí tăng cho nên TS, phụ huynh phải tìm cách chuyển trường, dù TS đã trúng tuyển NV1.

Tuy nhiên, theo quy định của bộ thì một khi TS đã trúng tuyển NV1 rồi thì không được xét tuyển vào trường khác nữa. Nếu đã đỗ NV1 rồi thì TS sẽ không được cấp giấy báo điểm để xét tuyển NV2. "Các trường hợp trên, TS chỉ có thể liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo của trường xem trường có giải quyết hay không thôi" - một chuyên viên tư vấn của cơ quan đại diện Bộ GDĐT cho biết.

Học bổng như đánh đố

Học phí cao, để bù lại, các trường ngoài công lập thường đưa ra những học bổng khủng , tổng giá trị lên đến vài tỉ đồng để hút TS. Tuy nhiên, các tiêu chí xét tuyển học bổng hết sức ngặt nghèo, TS khó lòng mà với tới.

Tân sinh viên N.T.Trúc - ĐH Nguyễn Tất Thành - cho biết: "Học bổng của trường như đánh đố TS, 5 tỉ đồng của trường chắc còn nguyên, bởi chỉ xét tiêu chí TS thi đầu vào phải đạt 22 điểm thì chẳng có TS nào được, vì thủ khoa của trường chỉ đạt 20,5 điểm". Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, trong khi không tổ chức thi mà xét tuyển dựa trên kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ, chỉ cần TS có điểm thi bằng điểm sàn thì TS có thể nộp hồ sơ xét tuyển, nhưng tiêu chí xét học bổng của trường mới hết sức sốc.

Mức học bổng của trường cao đến gần 500 triệu đồng, nhưng điểm thi phải đạt 26 điểm (chưa tính

Trường tư tăng học phí
Thu học phí đại học: ''Lách"...
Học phí tăng vụt, hàng trăm giáo viên hoang..
TP.HCM giữ nguyên học phí, không thu..
Nên đọc
điểm ưu tiên) và có kết quả học tập 3 năm THPT đạt từ 9,5 trở lên, đồng thời có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS - Hoa Kỳ không quá 2 năm... Trường ĐH Nguyễn Trãi cũng chỉ xét tuyển TS ở mức điểm sàn trở lên, tuy nhiên tiêu chí xét học bổng của trường phải đạt 26 hoặc 21 điểm đầu vào...

Trong khi các trường giải thích, đề ra tiêu chuẩn xét duyệt cấp học bổng như vậy để tìm ra những TS thật sự xuất sắc, thì TS bức xúc cho rằng: "Các trường đánh đố TS thì có, năm nào cũng nghe các trường thông báo tặng học bổng giá trị, nghe đến phát ớn, bởi biết chắc hiếm có TS nào đạt chuẩn".

Theo Lê Tuyết (Lao động)

Nguồn : 24h.com.vn
Từ khóa bài viết:

"Sợ học phí, ớn học bổng": đại học , học phí , cao đẳng , học bổng , trúng tuyển , thi đại học , cao học , tân sinh viên , , liên thông , điểm thi đại học , trường đại học , trung tâm đào tạo , Bộ Giáo dục , giấy báo nhập học ,

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Học phí đại học NCL năm 2012: Nhiều trường tăng nhẹ
  • Học phí đại học NCL năm 2012: Mỗi trường một giá
  • Học bổng Phần Lan 100% học phí đại học cùng Hoàn Cầu Việt
  • Thu học phí đại học: ''Lách"... thả phanh
  • ĐH Thành Đô: Học phí ổn định nhưng chất lượng sẽ tăng
  • Học bổng tới 70% học phí Đại học & Cao học tại 8 trường của Mỹ và Canada
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Có nên cáo chung hệ tại chức
  • Buộc phải học tiếng Anh tự nguyện
  • ĐH Công nghiệp Việt Trì xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 năm 2012
  • Sách giáo khoa xác định tên giặc rất mơ hồ
  • Đình chỉ một hiệu trưởng vì lạm thu
  • Giới trẻ hào hứng với đề xuất 20 tuổi lấy bằng đại học

Tin tiếp theo

  • 13/09 Hà Nội thanh tra việc quản lý, sử dụng sổ đỏ
  • 13/09 Thuế thu nhập cá nhân phải hợp đạo lý
  • 12/09 Bảo tàng hơn 11.000 tỷ: Vết xe đổ?
  • 12/09 Chủ tịch Quốc hội: '9 triệu đồng chưa phải thu nhập cao'
  • 12/09 Trung Quốc mở rộng tuyến du lịch trái phép ở Biển Đông
  • 12/09 Những câu nói gây sốc của ban tổ chức Giọng hát Việt

Saturday, 8 September 2012

Bach Ngo do thu khoa, a khoa 2 dai hoc lon

Buổi sáng thi xong môn cuối cùng thì buổi chiều đã thấy Bách "Ngố" ở ngoài ruộng rau giúp mẹ. Cậu học trò cao 1,85 mét này là không chỉ là thủ khoa 30 điểm của ĐH Y Hà Nội mà còn là á khoa 28 điểm của ĐH Bách khoa. Ngày mai (21/6), gần 80.000 học sinh Hà Nội dự thi vào lớp 10. Sở GD&ĐT đã thành lập 20 đoàn thanh tra đến các điểm thi và tối nay bắt đầu kiểm tra việc bảo vệ đề. Khẳng định Bộ GD&ĐT không phải chịu áp lực về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, nếu coi thi chặt chẽ, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp hơn con số 98%.


> Nữ sinh chuyên Ngữ thủ khoa hai đại học lớn

Hai hôm nay, ngôi nhà nhỏ của anh Trần Thiên Hà (xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội) tấp nập người đến chia vui vì cậu con trai Trần Xuân Bách vừa đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội. Người dân xóm Trại đi đâu cũng bàn tán: "Thằng Bách ngố thế mà giỏi, suốt ngày giúp mẹ cuốc đất trồng rau cũng đậu thủ khoa". Quá vui mừng khi con trai thực hiện được ước mơ trở thành bác sĩ đa khoa, anh Hà thao thức cả đêm.

Bách "Ngố" kể, chiều 1/8, cô giáo chủ nhiệm gọi điện báo tin em đỗ thủ khoa, sau đó, các phóng viên gọi điện chúc mừng và hẹn phỏng vấn nhưng Bách vẫn nghĩ họ nhầm. Chập tối, sau khi tự lên mạng xem điểm thi, cậu mới tin mình được tròn 30 điểm, với 2 điểm 10 môn Toán, Sinh và 9,75 môn Hóa.

"Thi xong môn cuối cùng, em biết chắc chắn sẽ đậu nhưng không ngờ lại trở thành thủ khoa có số điểm tuyệt đối", tân thủ khoa ĐH Y Hà Nội gãi đầu.

Bí quyết của thủ khoa 30 điểm là nắm chắc kiến thức sách giáo khoa và luyện giải các đề nâng cao. Ảnh: Hoàng Phương.

Dù trở thành thủ khoa đại học danh tiếng nhưng Trần Xuân Bách tự nhận không có thành tích học tập nổi bật. Hồi tiểu học, Bách tham gia một số kỳ thi học sinh giỏi, lên lớp 12 mới lại đi thi và giành luôn giải nhì học sinh giỏi Toán toàn thành phố. Giải thích về biệt danh "Bách ngố", Bách cho biết là do mình có chiều cao "khủng" 1m85 nhưng lại trầm tính, thậm chí rất nhút nhát.

Ngay đầu năm lớp 10, Bách đã quyết tâm phải thi đỗ ĐH Y Hà Nội. Nhìn bố gầy rộc, sức khỏe giảm sút do công việc lái xe phải đi sớm về khuya, lại thêm chứng đau lưng hành hạ, cậu không khỏi xót xa. Bách muốn trở thành bác sĩ đa khoa để chăm lo tốt hơn cho sức khỏe của bố và giúp được nhiều người nghèo. Quyết định này được gia đình cậu hết sức ủng hộ.

Suốt mấy năm cấp 3, Bách không đi học thêm ngoài mà học sách giáo khoa là chủ yếu. Có lần, không giải được bài toán, cả đêm cậu trằn trọc không ngủ, chỉ nằm thở dài. Sáng hôm sau, lại lên trường thật sớm, chờ thầy giáo đến để hỏi bài, giải cho bằng được mới chịu thôi.

Theo tân thủ khoa, nếu nắm vững kiến thức cơ bản thì có thể giành 8 điểm, 2 điểm còn lại do kiến thức tự đúc kết được từ việc thường xuyên giải các dạng đề nâng cao, đề thi trên mạng. "Hôm làm bài thi môn Hóa, khi trống báo hết giờ em vẫn còn một câu chưa kịp tính toán, vội khoanh đáp án nên đã không thể giành điểm tuyệt đối môn này", Bách giải thích về điểm 9,75 môn Hóa học.

Bách và em gái xem lại giấy khen, thành tích học tập suốt 12 năm học.

Ngoài ĐH Y, do yêu thích môn Toán nên Bách làm cả hồ sơ thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội và không ngờ, cuộc "dạo chơi" khối A lại giúp chàng thủ khoa ẵm luôn ngôi vị á khoa, với 28 điểm chuyên ngành Công nghệ Thông tin.

Một niềm vui nữa với Bách là cậu bạn thân cùng lớp Vũ Trung Hải cũng dự thi vào ĐH Y và giành điểm số rất cao (26,5 điểm). Em gái Bách là Trần Thị Ngọc Diệp vừa thi vào lớp 10 THPT Quảng Oai được 52 điểm.

Người thân cho biết, Bách cuốc đất, trồng rau rất thành thạo. Trước kỳ thi, bố mẹ đã phải cấm cậu ra ruộng rau một tháng để ngồi ôn. Thế nhưng buổi sáng thi xong môn cuối cùng thì buổi chiều đã thấy Bách ở ngoài ruộng rau giúp mẹ. Và cậu tâm sự, sẽ đi làm thêm và cố gắng giành học bổng để đỡ tiền học cho bố mẹ.

Những giọt nắng cuối chiều phủ màu lên ngôi nhà chưa hoàn thiện của gia đình Bách. Bố mẹ em cho hay, để có tiền cho con đi học, mẹ sẽ phải thức dậy sớm bó nhiều rau hơn, bố sẽ thiếu ngủ triền miên vì những chuyến xe chất đầy hàng hóa, nhưng đó là niềm vui, hạnh phúc.

Hoàng Phương


> Nữ sinh chuyên Ngữ thủ khoa hai đại học lớn

Hai hôm nay, ngôi nhà nhỏ của anh Trần Thiên Hà (xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội) tấp nập người đến chia vui vì cậu con trai Trần Xuân Bách vừa đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội. Người dân xóm Trại đi đâu cũng bàn tán: "Thằng Bách ngố thế mà giỏi, suốt ngày giúp mẹ cuốc đất trồng rau cũng đậu thủ khoa". Quá vui mừng khi con trai thực hiện được ước mơ trở thành bác sĩ đa khoa, anh Hà thao thức cả đêm.

Bách "Ngố" kể, chiều 1/8, cô giáo chủ nhiệm gọi điện báo tin em đỗ thủ khoa, sau đó, các phóng viên gọi điện chúc mừng và hẹn phỏng vấn nhưng Bách vẫn nghĩ họ nhầm. Chập tối, sau khi tự lên mạng xem điểm thi, cậu mới tin mình được tròn 30 điểm, với 2 điểm 10 môn Toán, Sinh và 9,75 môn Hóa.

"Thi xong môn cuối cùng, em biết chắc chắn sẽ đậu nhưng không ngờ lại trở thành thủ khoa có số điểm tuyệt đối", tân thủ khoa ĐH Y Hà Nội gãi đầu.

Bí quyết của thủ khoa 30 điểm là nắm chắc kiến thức sách giáo khoa và luyện giải các đề nâng cao. Ảnh: Hoàng Phương.

Dù trở thành thủ khoa đại học danh tiếng nhưng Trần Xuân Bách tự nhận không có thành tích học tập nổi bật. Hồi tiểu học, Bách tham gia một số kỳ thi học sinh giỏi, lên lớp 12 mới lại đi thi và giành luôn giải nhì học sinh giỏi Toán toàn thành phố. Giải thích về biệt danh "Bách ngố", Bách cho biết là do mình có chiều cao "khủng" 1m85 nhưng lại trầm tính, thậm chí rất nhút nhát.

Ngay đầu năm lớp 10, Bách đã quyết tâm phải thi đỗ ĐH Y Hà Nội. Nhìn bố gầy rộc, sức khỏe giảm sút do công việc lái xe phải đi sớm về khuya, lại thêm chứng đau lưng hành hạ, cậu không khỏi xót xa. Bách muốn trở thành bác sĩ đa khoa để chăm lo tốt hơn cho sức khỏe của bố và giúp được nhiều người nghèo. Quyết định này được gia đình cậu hết sức ủng hộ.

Suốt mấy năm cấp 3, Bách không đi học thêm ngoài mà học sách giáo khoa là chủ yếu. Có lần, không giải được bài toán, cả đêm cậu trằn trọc không ngủ, chỉ nằm thở dài. Sáng hôm sau, lại lên trường thật sớm, chờ thầy giáo đến để hỏi bài, giải cho bằng được mới chịu thôi.

Theo tân thủ khoa, nếu nắm vững kiến thức cơ bản thì có thể giành 8 điểm, 2 điểm còn lại do kiến thức tự đúc kết được từ việc thường xuyên giải các dạng đề nâng cao, đề thi trên mạng. "Hôm làm bài thi môn Hóa, khi trống báo hết giờ em vẫn còn một câu chưa kịp tính toán, vội khoanh đáp án nên đã không thể giành điểm tuyệt đối môn này", Bách giải thích về điểm 9,75 môn Hóa học.

Bách và em gái xem lại giấy khen, thành tích học tập suốt 12 năm học.

Ngoài ĐH Y, do yêu thích môn Toán nên Bách làm cả hồ sơ thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội và không ngờ, cuộc "dạo chơi" khối A lại giúp chàng thủ khoa ẵm luôn ngôi vị á khoa, với 28 điểm chuyên ngành Công nghệ Thông tin.

Một niềm vui nữa với Bách là cậu bạn thân cùng lớp Vũ Trung Hải cũng dự thi vào ĐH Y và giành điểm số rất cao (26,5 điểm). Em gái Bách là Trần Thị Ngọc Diệp vừa thi vào lớp 10 THPT Quảng Oai được 52 điểm.

Người thân cho biết, Bách cuốc đất, trồng rau rất thành thạo. Trước kỳ thi, bố mẹ đã phải cấm cậu ra ruộng rau một tháng để ngồi ôn. Thế nhưng buổi sáng thi xong môn cuối cùng thì buổi chiều đã thấy Bách ở ngoài ruộng rau giúp mẹ. Và cậu tâm sự, sẽ đi làm thêm và cố gắng giành học bổng để đỡ tiền học cho bố mẹ.

Những giọt nắng cuối chiều phủ màu lên ngôi nhà chưa hoàn thiện của gia đình Bách. Bố mẹ em cho hay, để có tiền cho con đi học, mẹ sẽ phải thức dậy sớm bó nhiều rau hơn, bố sẽ thiếu ngủ triền miên vì những chuyến xe chất đầy hàng hóa, nhưng đó là niềm vui, hạnh phúc.

Hoàng Phương

Sunday, 2 September 2012

Co hoi hoc bong 80 trieu dong tai Australia

Đại học James Cook cơ sở Brisbane, Australia tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội học bổng 80 triệu đồng và học bổng 10 tuần tiếng Anh miễn phí lúc 13h30 ngày 21/8 tại 96 Lò Đúc, Hà Nội. Em vừa tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán kiểm toán, ĐH Kinh tế Huế. Em định học thạc sĩ về tài chính kế toán ở Singapore hoặc Úc. Xin hỏi trường ĐH nào thích hợp nhất? Thời gian học bao lâu, khi nào bắt đầu? (bluepink.9290@) Từ ngày 20-24/8, tại ĐH Sư phạm Huế diễn ra hội nghị quốc tế Toán học phối hợp Việt - Pháp với sự tham gia của hơn 500 nhà khoa học đầu ngành về Toán nổi tiếng thế giới. Đặc biệt, phía Việt Nam có sự tham dự của Giáo sư Ngô Bảo Châu.
- Chuyên mục Giáo dục | Học bổng - Du học |

Tin liên quan

  • Hội thảo thường kì ĐH New South Wales - Úc: Học bổng 2012 cho khóa dự bị ĐH và ĐH
  • Học bổng Đại học Canberra của thủ đô Australia
  • Học bổng Đại học Canberra, Australia

Trường nằm trong top 4% các trường xuất sắc thế giới và top 100 trường tốt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương theo bảng xếp hạng uy tín của đại học Shanghai Jiao Tong.

Nước Úc với nền giáo dục lâu đời, chương trình cập nhật cùng cơ sở vật chất hiện đại sẽ luôn hứa hẹn mang lại những trải nghiệm học tập thú vị
Australia có chương trình cập nhật cùng cơ sở vật chất hiện đại mang lại cho học sinh những trải nghiệm học tập thú vị.

Hội thảo du học Australia tại Hải Phòng, Nam Định và Vinh
Du học Australia dễ dàng hơn
Triển lãm du học Australia và thế giới
Hội thảo du học Australia và New Zealand
Nên đọc
Thế mạnh của trường là nghiên cứu khoa học . Trường cũng giành nhiều thành tựu trong hoạt động nghiên cứu ở các lĩnh vực như: sinh thái học và môi trường, quản trị thiên tai, dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ khu vực nhiệt đới, địa lý, du lịch, bản địa học. Ngoài ra, kinh doanh và công nghệ thông tin cũng là các thế mạnh trong hoạt động đào tạo của trường.

Trường đào tạo các bậc đại học và sau đại học. Học sinh của trường được hỗ trợ trong học tập, tìm việc làm thêm và học bổng. Học sinh có thể lựa chọn các kỳ nhập học tháng 2,5 và 10. Đối với chương trình MBA, sinh viên không cần kinh nghiệm việc làm, IELTS chỉ cần 6.0 trở lên.

Chương trình học bổng và hỗ trợ:

Học bổng chương trình cử nhân trị giá 4.000 AUD (Tương đương 80 triệu đồng).

Học bổng chương trình thạc sĩ trị giá 2.000 AUD (Tương đương 40 triệu đồng).

Học bổng khoá học tiếng Anh tương đương học phí của 10 tuần học.

Hỗ trợ vé máy bay một chiều tới Brisbane.

Thông tin liên hệ xem tại đây .

(Nguồn: Đức Anh)


Nguồn : vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Hỗ trợ tới 80 triệu đồng tại MDIS, Singapore
  • Cơ hội du học MDIS Singapore
  • Học bổng Đại học Canberra, Australia
  • Học bổng Đại học Canberra của thủ đô Australia
  • Học bổng Đại học Canbebra, Australia
  • Cùng Edulinks khám phá học bổng 100% học phí Phần Lan
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Giới thiệu về trường Đại học Cork, Ireland.
  • Muốn học thạc sĩ tài chính kế toán ở Singapore/Úc?
  • Đang tư vấn tuyển sinh vào FPT Polytechnic
  • Chương trình dự bị IFY khóa 6 năm học 2012-2013 tuyển sinh
  • Cơ hội học bổng 80 triệu đồng tại Australia
  • Muốn học thạc sĩ tài chính kế toán ở Singapore/Úc?

Tin tiếp theo

  • 20/08 Giây phút sinh tử trong vụ sập hầm thủy điện
  • 20/08 Chưa tìm ra nguyên nhân gây hố tử thần
  • 20/08 Chất vấn gì với Thống đốc Nguyễn Văn Bình?
  • 20/08 Hệ thống y tế đang rối nhiễu
  • 19/08 Sập hầm thủy điện, nhiều công nhân bị vùi lấp
  • 19/08 Sau bão, hố tử thần xẻ đôi đường Lê Văn Lương
Từ khóa bài viết:

"Cơ hội học bổng 80 triệu đồng tại Australia": Hà Nội , cứu , sinh viên , học sinh , cập nhật , kinh doanh , cơ hội , đại học , lựa chọn , hỗ trợ ,

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More