Related posts

Saturday 31 March 2012

Phu huynh to co giao danh tre mam non bam tim chan

(Dân trí) - Phụ huynh một học sinh 5 tuổi ở Trường mầm non Hương Sen (Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) phản ánh con gái anh bị cô giáo đánh bầm tím hai chân. Gia đình đã đưa cháu lên gặp lãnh đạo Phòng Giáo dục quận Cẩm Lệ để làm việc.

Sáng 26/3, anh Lê Văn Mười (35 tuổi, trú tổ 30, phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đến phòng Giáo dục quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) phản ánh về việc con gái anh là cháu Lê Thị Ý Vy (SN 2006) bị một giáo viên Trường mầm non Hương Sen đánh bầm tím hai chân.

Hai chân của cháu Vy vẫn còn nhiều vết bầm tím nghi cô giáo đánh.

Cháu Vy hiện đang học lớp lớn Trường mầm non Hương Sen (phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ). Gia đình cho biết mọi ngày cháu vẫn đến trường và học bình thường. Thứ 6 (ngày 23/3) vừa qua, khi thay quần áo cho con, gia đình phát hiện hai chân cháu Vy xuất hiện nhiều vết bầm tím. Gặng hỏi mãi, cháu Vy mới dám khai bị cô giáo tên H. đánh.

Anh Mười cho rằng đây không phải là lần đầu tiên cháu Vy bị đánh khi học ở Trường mầm non Hương Sen. Trước đó, học kỳ năm 2011, cháu Vy về học và cũng xuất hiện nhiều vết bầm ở tay phải. Cháu Vy kể lại với gia đình là do bị một cô khác đánh.

Lý do bị đánh, theo cháu Vy trình bày là trong buổi học trên lớp, bé buồn tiểu nên vào nhà vệ sinh. Sau một lúc, cô H. vào và thấy cháu Vy còn trong nhà vệ sinh nên dùng thước đánh nhiều cái vào chân phải gây bầm tím.

"Chúng tôi cứ tưởng đây là chuyện sơ ý nên làm cháu bị bầm tím nhưng lần này cháu lại tiếp tục bị cô giáo trong trường đánh bầm tím nên gia đình tạm cho cháu nghỉ và đưa lên Phòng Giáo dục để được can thiệp", anh Mười nói.

Sáng 26/3, tại Phòng Giáo dục quận Cẩm Lệ, trên chân phải của bé Vy vẫn còn nhiều vết bầm tím. Trực tiếp xem xét các vết bầm, Trưởng Phòng Giáo dục quận - ông Hoàng Cầm cho biết: "Chiều 26/3, chúng tôi sẽ làm việc với trường để kiểm tra xác minh rõ vụ việc. Nếu sự thật cô giáo đánh học sinh thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm".

Công Bính


Theo www.baomoi.com

Friday 30 March 2012

Hoc bong Co hoi vao thang Dai hoc Portsmouth - Anh quoc

Hội thảo du học Anh được tổ chức vào lúc 17h Thứ 6 ngày 30/3/2012 tại Lầu 3M, tòa nhà Capital Building, 6 Thái Văn Lung, Q.1, TPHCM.
Đại diện trường - cô Noemie Peignon sẽ phổ biến cách thức xét duyệt học bổng, các khóa học vào đại học Portsmouth - một trong những trường đại học danh tiếng tại Anh.

Đại học Portsmouthđược thành lập vào năm 1869, một trong những thành viên của nhóm "Liên Minh Các Trường Đại Học" tại Anh là nhóm gồm 23 trường đại học có thế mạnh đào tạo chuyên sâu về khối ngành kinh tế. Đặc biệt, chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kinh tế của trường nằm trong nhóm 5 trường Đại học hàng đầu vương quốc Anh theo bình chọn của sinh viên và thuộc nhóm 30 trường hàng đầu theo đánh giá của Times Good Universities Guide 2011.

Trường tự hào về thành tích giảng dạy, luôn nhận được xếp hạng cao trong các đợt kiểm toán của Quality Assurance Agency. Năm 2011, trường được xếp trong 25 trường đạt 85% sự hài lòng toàn diện của sinh viên, cao hơn mức do chính phủ đề ra là 83%. Đại học Portsmouth có mối quan hệ tốt với các công ty và có kỷ lục ấn tượng về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Trường có văn phòng doanh nghiệp là nơi giúp sinh viên trong tiến trình xin việc làm, và tổ chức các buổi huấn luyện kỹ năng giúp sinh viên tự tin khi gặp gỡ các nhà tuyển dụng địa phương.

Portsmouth là thành phố cảng sôi động và xinh đẹp nằm trên bờ biển phía nam của nước Anh và chỉ cách trung tâm London 90 phút đi xe lửa. Portsmouth là nơi lý tưởng để sống, làm việc và học tập. Mức chi tiêu theo khảo sát có tỷ lệ thấp hơn 20% so với thành phố London.

Cao đẳng ICP tọa lạc ngay tại khuôn viên Đại học Portsmouth chuyên đào tạo các khóa: Tiếng Anh, Dự bị đại học, Đại học, Dự bị thạc sỹ để chuyển tiếp vào đại học với hơn 240 chuyên ngành: Kế toán và Tài chính, kinh doanh, tin học, kỹ thuật, luật, toán học, khoa học… Sinh viên học tại ICP được đảm bảo vào đại học Portsmouth, sỉ sổ lớp học nhỏ giúp sinh viên quốc tế tiếp thu dễ hơn, sinh viên được sử dụng các cơ sở vật chất và tham gia vào các hoạt động sinh viên của đại học khi học tại Cao đẳng ICP.

Khai giảng thường xuyên vào tháng 1, 6, 9. Sinh viên tối thiểu hoàn tất lớp 11 khi đăng ký nhập học vào trường.

Học bổng dành cho sinh viên Việt Nam từ 10% - 50% học phí Yêu cầu học sinh có điểm trung bình > 6.5-8.0, IELTS 5.5

Sinh viên tham dự hội thảo và đăng ký nhập học sẽ được nhận voucher trị giá 3.000.000 VNĐ

Hỗ trợ tư vấn và hoàn tất hồ sơ miễn phí với đại diện tuyển sinh:

Công ty Tư vấn du học Worldwide Education

25 Trần Thiện Chánh, P. 12, Q. 10, TPHCM

ĐT: 08. 3868 0955 - 3868 0956 - 0903 169 688

Email: info@worldwide-edu.vn Web: www.worldwide-edu.vn


Theo www.baomoi.com

Thursday 29 March 2012

Ky thi hoc sinh gioi lop 9 Ton bac ty vi benh thanh tich

PN - Ngày mai, 27/3, TP.HCM có 3.296 học sinh (HS) dự kỳ thi HS giỏi lớp 9 cấp thành phố. Tuy Sở GD-ĐT khẳng định đây chỉ là "sân chơi" cho HS có năng khiếu nhưng ở nhiều nơi, việc ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi không khác gì luyện "gà chọi".

Điều kiện dự thi HS giỏi lớp 9 do Sở GD-ĐT quy định khá đơn giản: HS lớp 9 có kết quả học kỳ I năm học 2011 - 2012 đạt các yêu cầu: xếp loại hạnh kiểm và học lực từ khá trở lên, điểm trung bình môn thi phải đạt từ 8,0 trở lên . Tuy nhiên, để chuẩn bị cho kỳ thi, các quận, huyện đã tuyển chọn HS giỏi từ một năm trước.

Điển hình cho cách làm này, tại Q.1, từ tháng 3/2011, quận tiến hành thi HS giỏi lớp 8, có hơn 1.000 em đoạt giải. Những em này sẽ được bồi dưỡng trong dịp hè (vòng một). Đến tháng 9/2011, lên lớp 9, các em tiếp tục tham dự đội tuyển HS giỏi cấp quận (vòng hai), để chọn lại gần 500 em. Lại tiếp tục ôn luyện, thi kiểm tra (vòng ba), vào tháng 2/2012, quận chọn ra 222 em. Cuối cùng, khoảng một tuần trước kỳ thi cấp thành, có 173 em vinh dự khoác áo đội tuyển chính thức của Q.1 và các em tiếp tục được bồi dưỡng cho đến cận ngày thi.

Kinh phí "đổ" ra cho việc "luyện" HS giỏi tốn kém tiền tỷ. Một trường ở Q.3 thống kê, năm học 2010 - 2011, trường tốn hơn 30 triệu đồng chi cho học phí bồi dưỡng HS, mỗi em 600.000đ. Bất bình vì khoản chi vô lý này nên có trường nhất quyết không đóng. Trường càng có nhiều HS lọt vào đội tuyển, chi phí đầu tư càng cao, mức trả thấp nhất 35.000đ/tiết, trung bình 50.000đ/tiết, mức khá hơn là 70.000đ/tiết. Một trường sẽ tổ chức cho HS học nhiều tiết, nhiều môn cộng lại tốn hơn chục triệu đồng, nếu mời giáo viên (GV) "xịn" từ nơi khác về "luyện", mức phí lên đến 150.000đ/tiết, ước tính tốn cả trăm triệu đồng. Toàn thành có hơn 250 trường THCS, nếu lấy mức trung bình một trường tốn 30 triệu đồng cho công tác này, thì mỗi năm tiêu tốn 7,5 tỷ.

Tốn tiền tỷ nhưng hiệu quả đến đâu? Có bao nhiêu em HS giỏi lớp 9 tiếp tục đi theo con đường trường chuyên, lớp chọn? Chỉ biết, HS đoạt giải nhất, nhì, ba được cộng từ một đến hai điểm cho kỳ tuyển sinh vào lớp 10 (từ năm học này, chế độ HS giỏi cấp thành phố bậc THCS được cộng điểm nếu thi vào lớp chuyên tương ứng với môn đoạt giải sẽ bị bãi bỏ). Chấm hết!

Nhà trường tốn kém, áp lực dồn lên vai HS, GV rất nhiều. Ở kỳ thi HS giỏi cấp thành năm trước đã xảy ra một chuyện khá đau lòng: một HS giỏi không lọt vào đội tuyển HS giỏi của quận nhưng không dám thú thật với cha mẹ. Đến ngày tổ chức thi, em cũng được phụ huynh chở đến trước hội đồng thi. Vì không có tên trong danh sách dự thi, em phải trốn vào nhà vệ sinh, đợi đến hết giờ thi nhưng bị giám thị phát hiện.

Không chỉ có áp lực thi cử, việc bồi dưỡng còn ảnh hưởng nhiều đến chuyện học của HS. Nếu là trường học hai buổi/ngày, HS sẽ phải vác cặp đi học vào ngày cuối tuần. Đối với trường dạy một buổi, các em sẽ học vào buổi chiều. Tuy nhiên, lịch học bồi dưỡng buổi chiều trùng với một số môn chính khóa như thể dục, tin học nên các em phải học bù. Đặc biệt, vào cao điểm ôn luyện, HS phải ôn cấp tập cả tuần, những giờ học chính khóa phải "đình" lại.

Nhiều hiệu trưởng cho rằng: không nên duy trì kỳ HS giỏi cấp thành phố vì thực tế, nhiều HS giỏi lớp 9 đã "mất hút" khi lên cấp III. Đặc biệt, bộ môn Sử, Địa không có tính liên thông, dù HS đoạt giải HS giỏi cấp thành bộ môn này thì khi lên lớp 10, không hề có lớp chuyên cho bộ môn này, coi như con đường lớp chuyên "tắt", các em rất thiệt thòi. Tuy nhiên, nhiều trường do không có ưu thế về các môn tự nhiên nên đã cố gắng dồn sức cho môn này, vì đoạt giải môn nào cũng được tính là "có HS giỏi". Cô Nguyễn Thị Phương Anh, GV giỏi môn Địa (Q.1) nói: những trường nhỏ thường biến môn phụ thành thế mạnh. Do HS môn mình bồi dưỡng thiệt thòi nhiều hơn các bộ môn khác nên trong quá trình dạy, chúng tôi không dám gây áp lực căng thẳng cho các em.

Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Thi HS giỏi bậc THCS là chủ trương từ Bộ GD-ĐT, nhằm phát hiện, bồi dưỡng HS có năng khiếu. Do mỗi quận đều có quy định số lượng em tham dự nên tính cạnh tranh rất cao. Sở GD-ĐT không có chủ trương "luyện" gà chọi, chỉ muốn kỳ thi HS giỏi là "sân chơi" cho HS". Tuy nhiên, dù quan điểm của Sở GD-ĐT rõ ràng như thế, nhưng những năm qua, việc ôn luyện, bồi dưỡng HS quá tốn kém, lại trải qua nhiều vòng. Nguyên nhân do xét thành tích của trường, của GV đều lấy việc có HS giỏi làm tiêu chí để đánh giá, công nhận trường tiên tiến cấp quận, cấp thành, GV giỏi cấp quận, cấp thành. "Chính vì vậy, nếu muốn kỳ thi HS giỏi cấp thành bậc THCS trở về "sân chơi" đúng nghĩa, không tốn kém, không rơi vào "luyện gà chọi", việc cần làm trước tiên là đừng gắn HS giỏi vào thành tích của trường, của GV", nhiều hiệu trưởng kiến nghị.

HỒNG LIÊN

Ngày 27/3, hơn 3.000 HS lớp 9 sẽ dự thi HS giỏi ở các bộ môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, Công nghệ 9.

Thời gian làm bài: 150 phút/môn (không kể thời gian phát đề). Riêng môn Công nghệ 9 thời gian làm bài lý thuyết 45 phút (điểm hệ số 1), thực hành 90 phút (điểm hệ số 2).


Theo www.baomoi.com

Wednesday 28 March 2012

Quan trong la giup tre tu tin

(HNM) - Có một thực tế là HS hiện nay chưa được rèn luyện để ứng phó với các tình huống khó khăn. Bất kể sự không thành công trong học tập hay sự đổ vỡ nào trong các quan hệ với cha mẹ, bạn bè, thầy, cô giáo đều có thể khiến các em bị tổn thương tâm lý, có thể dẫn đến những hành vi lệch chuẩn. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS-TS Văn Thị Kim Cúc, nguyên Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học Việt Nam về vấn đề này.


- Có người cho rằng, HS ngày nay dường như thích ứng kém với khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Điều này có đúng không, thưa bà?

- Đúng vậy! Điều này có thể thấy qua sự gia tăng những ca tư vấn tâm lý HS trong những năm gần đây hay các sự kiện nổi bật liên quan đến các em, từ các hành vi không được kiểm soát như phản ứng gay gắt với bố mẹ, bạn bè, người thân… và nghiêm trọng hơn là đánh nhau, đánh hội đồng, tra tấn nhau, thậm chí là giết người, cướp của, tự sát và tự sát tập thể.


Học sinh cần được trang bị kỹ năng xã hội, kỹ năng sống thực tế để các em nâng cao năng lực ứng phó với các hoàn cảnh nảy sinh. Ảnh: Phương An


- Những hiện tượng nêu trên hẳn là có lý do. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng ứng phó kém trước khó khăn của HS?

- Khả năng ứng phó trước khó khăn của HS chính là việc làm chủ được tình huống nảy sinh và đưa ra cách thức ứng xử đúng đắn, phù hợp để vượt qua khó khăn. Việc trẻ không ứng phó tốt với khó khăn là do thiếu kỹ năng sống phù hợp độ tuổi, non nớt, kém tự tin. Điều này phần lớn là do cách ứng xử, giáo dục của bố mẹ, gia đình. Bố mẹ quá nuông chiều, bao bọc, chăm sóc trẻ thái quá, hoặc quá lơ là hoặc quá khắc nghiệt, hoặc bố mẹ không thống nhất trong phương pháp giáo dục… đều có thể dẫn đến hậu quả về mặt tâm lý. Hệ lụy từ cách giáo dục nói trên là trẻ không dám đương đầu, lẩn tránh tình huống khó khăn, sợ thất bại và khi gặp thất bại, dù là rất nhỏ thì trẻ cũng cảm thấy như "trời đất sụp đổ", dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, hành vi manh động như tự sát, hoặc tỏ vẻ "yêng hùng", thậm chí có thể liều mạng. Thực chất vấn đề là trẻ rất yếu đuối, non nớt.

- Mức độ trải nghiệm trong cuộc sống liệu có liên quan tới khả năng ứng phó của HS trước hoàn cảnh khó khăn, thưa bà?


- Hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu trẻ được trải nghiệm một cách đúng đắn, thông qua những gì diễn ra trong đời sống hằng ngày thì chúng sẽ có kinh nghiệm giải quyết vấn đề và do vậy, khả năng ứng phó với khó khăn sẽ tốt hơn. Có nghĩa là khi gặp khó khăn hay thất bại, trẻ sẽ không quá bỡ ngỡ, không dễ lâm vào trạng thái tuyệt vọng mà biết tìm cách vượt qua.

- Theo một nghiên cứu của nước ngoài, có đến 80% trẻ vị thành niên cho rằng quan hệ với bạn bè là quan trọng nhất, 70% coi quan hệ với mẹ là quan trọng nhất. Theo bà, chỗ dựa xã hội hình thành từ các mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô và bạn bè giúp ích như thế nào cho HS khi chúng phải đối mặt với khó khăn?


- Từ lứa tuổi dậy thì, trẻ thích giao lưu với bạn bè nhiều hơn là bố mẹ, thầy cô, tuy nhiên, bạn bè chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để trẻ trưởng thành. Trẻ cần có người lớn luôn đồng hành cùng chúng, có thể là bố mẹ, thầy cô, người bà con đáng kính hay người hàng xóm được nể trọng. Tóm lại, trẻ luôn cần bạn nhưng cũng cần có được một hình ảnh lý tưởng để noi theo. Hai nhân tố quan trọng là bạn và người lớn đáng kính, đáng tin sẽ là chỗ dựa đắc lực cho trẻ khi chúng gặp khó khăn.

- Vậy thì đứng trước một khó khăn về học tập, sinh hoạt, HS nên làm gì?

- Trước hết phải bình tĩnh. Nếu là khó khăn nhỏ thì có thể tâm sự với bạn cho vơi nỗi lo lắng. Tuy nhiên, với khó khăn lớn, chẳng hạn như không thể học một môn học nào đó cho dù đã rất cố gắng, hay bị thầy, cô giáo mắng oan, miệt thị trước lớp, bị điểm kém… thì HS nhất thiết phải tìm bố mẹ hoặc người lớn tin cậy để giãi bày, thậm chí phải tìm đến một nhà tâm lý để được tư vấn đầy đủ.

- Theo bà, HS cần được trang bị những kỹ năng gì để vượt qua khó khăn?

- HS phải được học các kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng chia sẻ, các kỹ năng sống thực tế (tham gia các lớp huấn luyện cuộc sống thực tế), đặc biệt là kỹ năng ứng phó với các khó khăn, qua đó để các em nâng cao năng lực ứng phó với các hoàn cảnh nảy sinh. Việc học này kéo dài trong nhiều năm tháng chứ không phải ngày một, ngày hai. Quan trọng nhất, theo tôi là bố mẹ nhanh chóng bổ sung cho con những gì con còn thiếu, ngay trong cuộc sống gia đình, chẳng hạn như ít bao bọc con hơn, để "tuổi nhỏ làm việc nhỏ" hoặc cho trẻ tự giải quyết vấn đề của mình, khích lệ trẻ làm việc, động viên trẻ khi chúng gặp thất bại. Bố mẹ nên hạn chế sự nghiêm khắc thái quá, không nên áp đặt con mà hãy lắng nghe trẻ, cho trẻ một vị trí quan trọng trong việc quyết định những gì liên quan đến chúng. Bố mẹ cũng nên tham khảo Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em Việt Nam vì trong các văn bản này, những quyền trẻ được hưởng và những nghĩa vụ của trẻ được trình bày rất rõ; sự hiểu biết ấy thật sự có ích đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là trong việc ứng xử và giáo dục con cái.

- Xin cảm ơn bà!

Theo www.baomoi.com

Tuesday 27 March 2012

Nhieu nu sinh ngat xiu

Ngày 25.3, thầy Dương Văn Trình - Hiệu trưởng Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, xã Sơn Thành Đông, H.Tây Hòa (Phú Yên) cho biết, trong một tuần nay, thỉnh thoảng tại trường xảy ra hiện tượng nữ sinh ngất xỉu ở tất cả các khối lớp 6-9.

Hiện đã có khoảng 25 học sinh rơi vào hiện tượng này với biểu hiện mệt lả, khó thở, buồn nôn và co giật chân tay, có em còn la hét, muốn đánh người xung quanh.

Khi được đưa ra khỏi lớp, đến chỗ mát mẻ, thông thoáng hoặc nằm nghỉ ngơi một thời gian, sức khỏe các em đều trở lại bình thường.

Trước đây, tình trạng nữ sinh ngất xỉu cũng đã xảy ra ở Trường cấp 2-3 Sơn Thành (H.Tây Hòa). Từ năm học 2011-2012, Trường cấp 2-3 Sơn Thành tách ra 2 trường: THPT Phạm Văn Đồng và THCS Đinh Tiên Hoàng.

Theo Đức Huy (TNO)


Theo www.baomoi.com

Wednesday 14 March 2012

Sang mai, giao luu truc tuyen Du hoc Anh quoc 2012 - 2013

(Dân trí)-Từ 9 giờ sáng tới 12 giờ trưa thứ sáu ngày 9/3/2012, báo điện tử Dân trí phối hợp với tập đoàn tư vấn giáo dục ISC-UKEAS hàng đầu trong khu vực, tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề "Du học Anh quốc 2012-2013: Hướng đi nào hiệu quả cho nghề nghiệp tương lai".
Cuộc giao lưu trực tuyến nhằm cung cấp tới quý vị phụ huynh và các bạn sinh viên những lời khuyên bổ ích nhất cho du học Anh quốc, đặc biệt là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn trường học.
Sáng mai, giao lưu trực tuyến Du học Anh quốc 2012 - 2013
Sáng ngày 9/3/2012, báo điện tử Dân trí phối hợp với tập đoàn tư vấn giáo dục ISC-UKEAS tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề "Du học Anh quốc 2012-2013: Hướng đi nào hiệu quả cho nghề nghiệp tương lai".

Cuộc giao lưu sẽ diễn ra trước khi ISC-UKEAS tổ chức triển lãm giáo dục Anh quốc mùa xuân năm 2012 tại Hà Nội sáng ngày 10/03 và tại TPHCM sáng ngày 11/03.
Độc giả có thể gửi câu hỏi tham gia giao lưu trực tuyến tại đây .

Dưới đây là thông tin về các khách mời sẽ tham gia buổi giao lưu trực tuyến:

Cô Julie Brooks, Giám đốc phụ trách tuyển sinh chương trình sau đại học, trường Đại học St Andrews

Sáng mai, giao lưu trực tuyến Du học Anh quốc 2012 - 2013 Cô Julie đảm nhận vị trí Giám đốc chương trình sau đại học tại Khoa Kinh doanh, trường Đại học St Andrews từ năm 2005. Cô phụ trách các hoạt động marketing và tuyển sinh cho chương trình thạc sỹ tại đây, đồng thời tham gia những chuyến công tác tại nước ngoài để tìm kiếm và gặp gỡ với những sinh viên quốc tế tiềm năng, với tư cách là đại diện khoa Kinh doanh của trường.

Cô Julie tốt nghiệp chương trình MBA tại Đại học Edinburgh . Trước khi làm việc tại Đại học St Andrews, Cô Julie đã từng giữ vị trí cấp cao tại chính quyền địa phương ở Scotland và có kinh nghiệm làm việc tại các công ty tư nhân, công ty nhà nước và các tổ chức phi chính phủ ở Anh và Nga.

Cô Tanja Lederer, phòng tuyển sinh quốc tế, trường Đại học Westminster

Sáng mai, giao lưu trực tuyến Du học Anh quốc 2012 - 2013 Cô Tanja làm việc tại phòng tuyển sinh quốc tế trường Đại học Westminster từ năm 2008. Cô chịu trách nhiệm về marketing, tuyển sinh và những hoạt động hợp tác ở các nước Đông Nam Á. Trước khi làm việc tại Đại học Westminster, cô Tanja đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí marketing tại một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và xuất bản, trong đó, đã có thời gian cô làm tại nhật báo The Independent. Sinh ra và lớn lên tại Đức, cô Tanja chuyển tới London để học tại trường Cao đẳng Goldsmiths và sau đó tốt nghiệp đại học Cardiff .

Ông Carl Owen, giám đốc phụ trách tuyển sinh khu vực, tập đoàn ISC-UKEAS

Sáng mai, giao lưu trực tuyến Du học Anh quốc 2012 - 2013 Ông Carl Owen đã sống tại khu vực châu Á từ năm 1991, từng làm việc tại Nhật Bản, Úc và Đài Loan. Carl làm việc cho tập đoàn UKEAS tại Đài Loan từ năm 2005 - 2008 và sau đó là ISC-UKEAS tại Việt Nam với vị trí giám đốc tuyển sinh khu vực.

Với vai trò là giám đốc phụ trách tuyển sinh khu vực tại ISC-UKEAS, Carl mong muốn được thử sức mình trong việc cung cấp dịch vụ hoàn thiện, khách quan, phù hợp với nhu cầu và khuynh hướng của mỗi sinh viên.

Carl nói: "Việc lựa chọn đầu tư một khoản tiền lớn để học tập tại nước ngoài là một quyết định quan trọng và chúng tôi cung cấp cho sinh viên những thông tin chính xác, giúp bạn lựa chọn các tổ chức giáo dục và các khoá học để có thể tìm được con đường học tập phù hợp nhất, có thể mang tới cho bạn những cơ hội nghề nghiệp triển vọng ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài".

Đào Duy Linh, cựu du học sinh Anh quốc, tốt nghiệp trường Đại học Birmingham

Sáng mai, giao lưu trực tuyến Du học Anh quốc 2012 - 2013 Đào Duy Linh vừa trở về Việt Nam sau hơn 1,5 năm học tập tại Anh quốc. Linh tốt nghiệp loại khá khoá học Thạc sỹ chuyên ngành Đầu tư tại đại học danh tiếng Birmingham . Không chỉ nâng cao được kiến thức chuyên môn, Linh cảm thấy mình trưởng thành hơn và rèn luyện được tính độc lập trong thời gian du học. Tham gia cuộc giao lưu trực tuyến này, Linh muốn chia sẻ với các bạn trẻ Việt Nam kinh nghiệm của bản thân.
Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tham gia giao lưu trực tuyến tại đây .

Vương quốc Anh đã và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên toàn thế giới trong suốt nhiều thập kỉ qua. Năm 2012, du học tại xứ sở sương mù lại vươn lên như một sự đầu tư đáng giá nhất trong thị trường các cường quốc về giáo dục bởi ngoài những lợi ích bền vững như chất lượng giảng dạy tuyệt hảo, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới, sinh viên quốc tế còn có cơ hội để trải nghiệm những sự kiện văn hoá thể thao thế giới, mà điển hình là Olympic 2012.

Dantri.com.vn

Theo tintuc.xalo.vn

Tuesday 13 March 2012

Bo truong GD-DT tra loi hang tram cau hoi nong

(Dân trí) - Sáng nay 7/3, trong gần 3 tiếng giao lưu trực tuyến tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã thẳng thắn trả lời hàng trăm câu hỏi của người dân về những vấn đề "nóng" của giáo dục.
Bộ trưởng GD-ĐT trả lời hàng trăm câu hỏi nóng
Sáng 7/3/2012, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời trực tuyến nhân dân về những vấn đề "nóng" của giáo dục. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Những vấn đề "nóng" mà người dân đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xoay quanh các vấn đề như chế độ ưu đãi với giáo viên mầm non, đời sống giáo viên vùng khó khăn, tuyển sinh 2012, chất lượng giáo dục đại học thấp, mất cân đối ngành nghề, lạm thu…

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, trong năm 2012, Bộ đồng thời triển khai 2 khối công việc, một là tiếp tục đổi mới quản lý đào tạo giáo dục và hai là chuẩn bị kế hoạch chiến lược cho giai đoạn sau 2012 - 2015. Về đổi mới quản lý giáo dục đào tạo, với khối phổ thổng và mầm non, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, tiếp tục tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn với giáo viên, tiếp tục giảm tải chương trình phổ thông. Tập trung triển khai phổ cập mầm non 5 tuổi, chú ý vùng sâu, xa, các đối tượng cần quan tâm. Với giáo dục đại học, tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước, tăng cường thanh kiểm tra và xử lý các cơ sở vi phạm.

Không có thưởng Tết, làm sao giáo viên tâm huyết với nghề?

Nhiều giáo viên đã hỏi câu hỏi, mặc dù đã có chế độ ưu đãi nhưng đến nay đời sống của giáo viên vùng cao còn rất khổ cực, cơ sở vật chất thiếu thốn, đồng lương không đủ sống, có nơi giáo viên không biết đến tiền thưởng Tết là gì. Vậy làm sao giáo viên tâm huyết được với nghề, thưa Bộ trưởng?

Với vùng cao đã có phụ cấp thu hút, cao nhất lên tới 70%. Tuy nhiên, những khó khăn của các thầy cô, của học sinh tại các vùng khó khăn vẫn còn rất nhiều. Tôi xin chia sẻ những khó khăn này.

Chính phủ đang xây dựng chính sách tiền lương mới, các bộ, ngành đang xem xét, đề xuất chính sách đặc thù đối với thầy cô, học sinh, sinh viên, các đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, chính phủ đang xây dựng chính sách tiền lương mới, các bộ, ngành đang xem xét, đề xuất chính sách đặc thù đối với thầy cô, học sinh, sinh viên, các đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, chính sách này vẫn phải đặt trong mặt bằng chung với các đối tượng khác như lực lượng vũ trang.

Về cơ sở vật chất đặc biệt là trường lớp, nhà công vụ giáo viên các vùng khó khăn, năm 2012, dù kinh tế khó khăn, Chính phủ vẫn dành một phần kinh phí đáng kể, khoảng 1.600 tỷ đồng cho chương trình kiên cố hoá lớp học và đây là sự quan tâm lớn dù so với nhu cầu là chưa đủ.

Với nhà công vụ, theo tôi biết, nhiều nơi các thầy cô giáo đến công tác phải ở nhờ nhà dân, ở cạnh lớp học… Để giải quyết vấn đề nhà ở công vụ phải làm từng bước vì nhu cầu lớn, kinh phí thì dù rất quan tâm nhưng cũng chưa thể đáp ứng hết được. Chúng tôi sẽ cùng các địa phương triển khai nghiêm túc, tích cực chương trình kiên cố hoá nhà công vụ và trường lớp của Chính phủ.

Về khó khăn của giáo viên mầm non, Bộ đã ban hành định mức làm việc của giáo viên mầm non, để các cô không phải làm việc căng thẳng như vậy. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, của các cơ quan chức năng của Quốc hội, của Chính phủ, chúng tôi đang nghiên cứu để có biên chế bảo mẫu.

Vẫn phát hành cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh 2012"

Việc Bộ năm nay không phát hành cuốn "Những điều cần biết trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 " đã khiến cho thí sinh "rối như canh hẹ" , gây hoang mang và thiệt thòi cho thí sinh. Bộ trưởng nói gì về vấn đề này?

Thông tin mà Bộ không phát hành những điều cần biết là vừa đúng, vừa không đúng. Bộ không phát hành chỉ tiêu tuyển sinh của các trường mà các trường tự đăng ký trên cơ sở các điều kiện, yêu cầu của Bộ. Bộ giao cho NXB Giáo dục xuất bản cuốn sách này và vẫn do các vụ, cục cân chỉnh các thông tin. Hiện cuốn sách chưa được phát hành do một số lý do, như còn có sai sót cần điều chỉnh, một số trường đăng ký lượng tuyển sinh quá cao, chúng tôi đã nhắc nhở.

Tôi chắc chắn là những thông tin do các đơn vị khác đưa ra là không đáng tín cậy, ít nhất là đến sáng hôm qua, vẫn có 40 trường chưa có thông tin về Bộ. Thông tin chính xác nhất sẽ có trong hôm nay để giao cho NXB Giáo dục.
Bộ trưởng GD-ĐT trả lời hàng trăm câu hỏi nóng
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Có cải thiện tình trạng mất cân đối ngành nghề?

Độc giả hỏi, hiện nay số trường đại học được thành lập nhiều trong khi Bộ chưa đủ nhân lực để kiểm định chất lượng. Việc "thả nổi"cho các trường tựchủtoàn diện về tài chính cũng nhưcông tác nhân sự, chuyên môn có phải là một biện pháp thoả đáng không? Ông có biện pháp nào để tái cơ cấu mạng lưới các trường đại học trên toàn quốc?

Trước hết nói về việc lập trường và tự chủ. Khác với phổ thông, các trường giảng dạy theo kế hoạch và chương trình thống nhất, các trường ĐH, CĐ đào tạo các ngành nghề khác nhau, nên có tự chủ cao hơn.

Đảm bảo quyền tự chủ tương xứng với năng lực là điều Bộ đang quan tâm. Hiện, với các trường số lượng thầy cô còn ít, năng lực hạn chế, các trường không được tự thẩm định chương trình giảng dạy, mà phải mang tới các trường có đội ngũ cán bộ tốt, bề dày kinh nghiệm tốt do chúng tôi chỉ định, các trường này sẽ hướng dẫn… Toàn bộ việc mở ngành tại các trường này Bộ vẫn quyết định. Các trường lớn tự xem xét, chúng tôi sẽ thẩm định.

Còn về kiểm định, đây là công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, để các trường hoạt động tốt. Chúng tôi đã có các văn bản yêu cầu các trường tự đánh giá, tự chịu tách nhiệm. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng cũng đã ban hành các văn bản nhưng chưa đủ, sắp tới sẽ tiếp tục hoàn thiện. Chúng tôi cũng cử cán bộ đi học nước ngoài về lĩnh vực này. Dự án Luật Giáo dục đại học có nội dung đưa kiểm định chất lượng giáo dục trở thành yêu cầu bắt buộc với các trường đại học.

Hiện nay các ngành Nông-lâm-ngư nghiệp và Sư phạm đang kém hấp dẫn hơn rất nhiều so với các ngành tài chính và ngân hàng. Do vậy, Bộ GDDT có giải pháp gì để cải thiện tình trạng này? Cho đến nay, Bộ GD-DT có con số cụ thể nào về tình trạng mất cân đối này không?

Về mất cân đối trong ngành nghề đào tạo, đây là một thực tế khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, giữa đào tạo và phân công sau khi đào tạo không gắn với nhau, gây khó khăn cho xây dựng kế hoạch đào tạo cũng như kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đối với chính sách, bao gồm 2 loại. Cụ thể đối với ngành nông lâm ngư nghiệp và sư phạm, với giáo viên, chúng tôi có phụ cấp thâm niên đối với các giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đào tạo, có phụ cấp đứng lớp, đối với tiểu học 25%, trung học 30%, đại học cao đẳng 25%, giáo viên Mác-Lê nin là 45%... Đối với giáo viên hoạt động ở vùng sâu, xa, dân tộc đặc biệt khó khăn, có phụ cấp thu hút cao nhất lên tới 70%. Các giáo viên giảng dạy trường chuyên biệt cũng có phụ cấp để thu hút người lao động có trình độ chuyên môn vào làm việc trong ngành giáo dục

Đối với học sinh sư phạm, được miễn học phí. Đối với các ngành Nông lâm ngư nghiệp, chúng tôi có chính sách khuyến khích học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được miễn thi đại học vào học những ngành gần với môn học mà các cháu đạt giải.

Trong những ngành đó, có nhiều ngành liên quan trực tiếp hoặc gần với nông lâm ngư nghiệp, sư phạm cũng như các ngành khoa học cơ bản cũng như những ngành mà đất nước chúng ta cần.

Học phí khối các trường và các ngành đào tạo về nông lâm ngư nghiệp hiện nay được chỉ đạo xây dựng với mức thấp nhất trong tất cả các ngành học. Trong chính sách tới đây, như tôi nói là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục ban hành theo thẩm quyền của Bộ các chính sách ưu tiên, và chúng tôi sẽ chủ động đề xuất với các bộ, ngành và Chính phủ về các chính sách cả về tài chính, tổ chức tuyển dụng và các điều kiện làm việc để thu hút, cân đối lại nguồn này.
Bộ đã tổ chức thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng theo Nghị quyết 50 của Quốc hội đối với 30 trường đại học, cao đẳng, quan điểm của Bộ trong việc xử lý các sai phạm như thế nào?

Sự vững mạnh hoặc yếu kém, thành tích hay khuyết điểm của các cơ sở nhà trường cũng là vững mạnh hoặc yếu kém, thành tích hay khuyết điểm của Bộ. Việc xử lý theo tinh thần là trị bệnh cứu người, tức là hỗ trợ, giúp đỡ, nhắc nhở, cảnh báo để các trường khắc phục, bổ sung điều kiện. Còn với các vi phạm nghiêm trọng, sai sót lớn ảnh hưởng sâu sắc mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục thì phải có những biện pháp mạnh. Trong những trường hợp cụ thể như Đại học Hùng Vương TPHCM , phải giải quyết theo quy chế và theo pháp luật

Cháu năm nay 26 tuổi, đã tốt nghiệp đại học được gần 3 năm và hiện đang đi làm cho một cơ quan nhà nước. Sau khi tốt nghiệp đại học, thực sự cháu rơi vào một cuộc khủng hoảng vì không biết mình sẽ làm gì và làm ở đâu vì thực sự những gì cháu học khác xa rất nhiều so với thực tế. Hiện nay cháu đang học sắp xong cao học nhưng chương trình cao học quá chồng chéo, không thực chất và gây nhiều phiền toái cho những người đã đi làm. Cháu muốn hỏi bộ trưởng là trong thời gian tới Bộ đã và sẽ có những biện pháp cụ thể gì để cải thiện tình trạng trên? Công tác hướng nghiệp ở Việt Nam có phải chăng là quá kém ?

Đúng vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta còn nhiều điều phải bàn. Đại hội Đảng lần 11 đã khẳng định phải tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Về khối đại học, như tôi đã nói, các ngành nghề, các lĩnh vực đào tạo đáp ứng các nhu cầu xã hội hết sức khác nhau. Các trường đại học có vị trí tương đối độc lập trong quyết định các ngành nghề và chương trình đào tạo.

Để khắc phục việc chồng chéo, chất lượng thấp, nội dung của chương trình đào tạo không phù hợp với nơi công tác sau tốt nghiệp, trong những năm vừa qua cũng như 2012 và các năm tiếp theo, chúng tôi chỉ đạo các trường phải xem xét và điều chỉnh lại các chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu.

Chúng tôi đưa ra quy định cao hơn về chuẩn, điều kiện mà các trường được phép tổ chức đào tạo sau đại học và tiến hành thanh kiểm tra, đối với các cơ sở giáo dục đại học không còn đủ điều kiện đáp ứng để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chúng tôi sẽ rút chỉ tiêu. Bộ yêu cầu và cũng tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học có chuyển đổi chương trình đào tạo từ hướng đào tạo những cái mình có năng lực sang hướng đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp.

Một hướng nữa, chúng tôi khuyến khích tạo điều kiện và yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học có mở rộng quan hệ với các trường đại học khác trong và ngoài nước, quan hệ với các cơ sở nghiên cứu cùng lĩnh vực, quan hệ với các doanh nghiệp, hệ thống các tổ chức sử dụng người lao động để tiến hành điều chỉnh lại nội dung chương trình phương pháp dạy và học. Biện pháp nữa về phía Bộ là tăng cường quản lý nhà nước, khuyến khích tạo điều kiện đối với các cơ sở đủ điều kiện và làm tốt và xử lý các cơ sở không đủ điều kiện hoặc triển khai các hoạt động đào tạo vi phạm quy chế nhằm tăng cường chất lượng đào tạo đại học cũng như sau đại học.

Đã có biện pháp để ngăn ngừa lạm thu?

Tình trạng lạm thutrong các trường học ở một số địa phương là vấn đề gây nhiều bức xúc trong phụ huynh và học sinh. Ngành GD-ĐT đã có một số biện pháp để ngăn ngừa nhưng tình trạng lạm thu được biến tướng, nguỵ trang dưới nhiều hình thức nên rất khó xử lý, giải pháp nào cho vấn đề này, thưa Bộ trưởng?

Vấn đề lạm thu trong các trường học chủ yếu là ở các thành phố lớn, các thị xã hay các vùng kinh tế phát triển đang gây nên bức xúc cho người dân. Chúng tôi cũng đã có điều tra nghiên cứu về vấn đề này.

Ví dụ ở Quảng Ninh, có các giải pháp hay như họp khu phố, họp phụ huynh, ra nghị quyết triển khai việc này. Tôi cũng bố trí thời gian đến Quảng Ninh xem kỹ việc này. Các đồng chí lãnh đạo Quảng Ninh nói với tôi rằng đã làm rất tốt.

Hà Nội cũng có những giải pháp như cấp tiền cho các trường với mức độ cao hơn, trước đây đối với trường tiểu học là 80% để thanh toán tiền lương, 20 % còn lại lo các sinh hoạt khác của nhà trường, bây giờ ngân sách thành phố cấp lên là 25%. Đối với trung học phổ thông là đến 30%, để giảm việc thu của các cơ sở.

Nhiều tỉnh, thành phố cũng đã vào cuộc, có giải pháp cụ thể. Về phía Bộ, chúng tôi đã xem xét, soạn thảo, đưa lên mạng interrnet để lấy ý kiến nhân dân và cũng đã ký ban hành điều chỉnh điều lệ của hội cha mẹ học sinh. Trong đó quy định, nghiêm cấm việc hội cha mẹ học sinh đứng ra thu tiền lo việc trang thiết bị cơ sở vật chất cho nhà trường, lo việc thưởng, bồi dưỡng các thầy cô giáo.

Các phụ huynh học sinh nào có tấm lòng, điều kiện hỗ trợ giúp đỡ nhà trường, các bậc phụ huynh ấy tự mình tới gặp ban giám hiệu, phòng tài vụ ủng hộ, nghiêm cấm việc hội cha mẹ học sinh đứng ra thu tiền dưới hình thức vận động nhưng lại là tự nguyện một cách bắt buộc.

Trước góp ý của nhân dân trên phương tiện truyền thông, chúng tôi đã ký ban hành các quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ có giải pháp về mặt hành chính chưa thể giải quyết được, mà cần những giải pháp đồng bộ, trước hết là tuyên truyền vận động của các nhà trường, trong tổ dân phố, trong các tổ chức chính trị xã hội khác để tạo đồng thuận chung trong cả hệ thống để chúng ta đấu tranh với hiện tượng này.

Học sinh lớp 1, ngày học bán trú, tối đến về nhà vẫn có bài tập, ngày thứ bảy, chủ nhật vẫn đi học thêm, theo bộ trưởng có cần thiết vậy không?

Thứ nhất, về việc dạy chữ trước, chúng tôi khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản cấm việc dạy chữ trước ở bậc mầm non. Còn ở tiểu học, chúng tôi cũng đã có chỉ đạo về việc này.

Thứ 2, các cháu đã học 2 buổi ở trường, về nhà lại phải làm bài tập đến đêm thì tôi thấy không cần thiết. Cháu tôi năm nay học trung học cơ sở. Tôi bảo với cháu, học 2 buổi ở trường rồi, không phải học nữa. Cháu nhà tôi học lớp 8, học rất tốt. Điểm số cũng có hôm 9, 10 điểm, cũng có hôm 5, 6 điểm, có hôm 3, 4 điểm cũng không nên coi việc đó là điều gì quá ghê gớm.

Kết thúc buổi giao lưu trực tuyến sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: "Còn nhiều điều chúng tôi muốn nói sâu hơn, như đối với các cháu học sinh, sinh viên chuẩn bị thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học. Đối với những lực lượng xã hội giám sát, theo dõi hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo, tôi rất muốn nói thêm nữa.

Về một số câu hỏi, tôi biết, nói như thế này chưa thể đáp ứng hết được yêu cầu cụ thể của độc giả. Đối với các vấn đề mà chưa thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu độc giả, chúng tôi rất muốn thông qua kênh đối thoại như thế này, tiếp tục nhận được thông tin, và chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể hơn. Chúng tôi cũng mong muốn nhận được những kiến nghị, đề xuất, gợi ý của nhân dân để giúp công việc của ngành tốt hơn.

Hồng Hạnh ( ghi )
Theo tintuc.xalo.vn

Chia khoa cho hanh trinh xin viec thanh cong

Làm thế nào để bạn thoát khỏi "nghịch cảnh" thất nghiệp và không phải đối mặt với câu "từ chối" đến từ các nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo các bước dưới đây.


Đặt ra mục tiêu cụ thể


Bạn nên đặt ra mục tiêu cho quá trình tìm việc và tập trung cho đến khi hoàn thành mục tiêu đề ra. Hãy tập trung suy nghĩ để đề ra kế hoạch cho bản thân. Tuy nhiên, cũng đừng tự tin đến mức xây dựng những mục tiêu "không tưởng" bởi nó sẽ chỉ "giúp" bạn thêm mệt mỏi, tự ti mà thôi.

Không mất niềm tin

Tìm kiếm được một việc làm như ý có thể mất một quá trình lâu dài và"ăn mòn" niềm tin của bạn. Bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn lời "từ chối" đến từ các nhà tuyển dụng nhưng điều quan trọng là đừng bao giờ để bản thân mất niềm tin vì những vật cản ấy. "No pain, no gain".

Cơ hội không chờ đợi bất cứ ai

Hãy nhớ một điều rằng thành công không bao giờ "tự dưng" tìm đến với bạn. Thần may mắn chỉ đến với những người biết nhìn thấy cơ hội đằng sau vô vàn khó khăn. Vì vậy, hãy chủ động nắm bắt cơ hội để mang lại một kết thúc có hậu.

Một bản lí lịch hợp lí

Theo Milligan, một chuyên gia nhân sự "Hãy thay đổi bản lí lịch cho phù hợp với vị trí bạn đang theo đuổi ". Thay vì một bản lí lịch "rải" ở tất cả các công ty, hãy thử nghiên cứu về nơi mình muốn nộp đơn xin việc và vị trí ứng tuyển. Như vậy, cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn với bạn.

Luyện tập kĩ năng phỏng vấn

Vòng phỏng vấn là dịp để bạn bộc lộ hết khả năng của mình và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy chuẩn bị thật tốt bằng cách tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp đảm nhận. Sự tự tin, bình tĩnh và linh hoạt sẽ là điều mấu chốt giúp bạn có được công việc mong muốn.

"Tu luyện" vốn ngoại ngữ vững chắc

Tiếng Anh đang trở thành một yếu tố không thể thiếu trên con đường xây dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân. Một khi thành thạo tiếng Anh, bạn sẽ thấy thêm nhiều cơ hội đáng giá mà có thể bạn chưa từng nghĩ tới. Bạn có thể tham khảo khoá học Career Link tại Language Link Việt Nam để tìm thấy cho mình một chiếc chìa khoá mở cánh cửa cơ hội sự nghiệp.
Chìa khoá cho hành trình xin việc thành công
Chương trình Career Link tại Language Link sẽ giúp bạn đến gần hơn với công việc mơ ước
Đây là gói sản phẩm tích hợp toàn diện của khoá học Tiếng Anh Giao Tiếp Chuyên Nghiệp và các kỹ năng làm việc. Khoá học bao gồm hai phần, phần thứ nhất, học viên sẽ được chuẩn bị sẵn sàng hành trang làm việc như viết sơ yếu lý lịch (CV) hay phỏng vấn xin việc. Phần tiếp theo là những vấn đề họ sẽ gặp phải trong môi trường làm việc mới, văn hoá làm việc, cách giải quyết để từ đó đạt được những thành công trong sự nghiệp, từ các kỹ năng đơn giản nhất: viết email, bày tỏ quan điểm, giải thích… đến các kỹ năng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao như thuyết trình, viết đề án hay báo cáo…

Điều đặc biệt là trong chương trình này, bạn còn có cơ hội giao lưu và nhận được nhiều lời khuyên cũng như sự chia sẻ thành công từ các chuyên gia tuyển dụng nhân sự hàng đầu tại Việt Nam như chuyên gia Hà Minh Châu - nhà quản lý nhân sự và đào tạo trong các công ty đa quốc gia. Hà Minh Châu sẽ là người thiết kế khoá học kỹ năng mềm của Career Link với những kinh nghiệm có được từ chương trình đào tạo Phát triển đội ngũ quản lý và lãnh đạo, ACCA, chương trình Đào tạo dài hạn cho Ford Việt Nam, chương trình dạy học cho Tương lai của Intel, Caltex, Unilever…

Mọi thông tin về chương trình Career Link, xin vui lòng liên hệ
Language Link Việt Nam
62 đường Yên Phụ (đôi) – Tel: 04 3927 3399
80A Láng Hạ - Tel: 04 3776 3388
24 Đại Cồ Việt - Tel: 04 3974 4999
Website: llv.edu.vn/vi/tieng-anh-nguoi-lon/tieng-anh-giao-tiep.html

Thu Trang

Theo tintuc.xalo.vn

Monday 12 March 2012

Chot lai 6 dieu can biet ve tuyen sinh 2012

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, phương án chính thức được Bộ GD-ĐT quyết định có nhiều thay đổi so với dự kiến.
Tuyển sinh 2012 có một số điều chỉnh theo hướng thuận lợi hơn cho các trường và thí sinh trong việc đăng ký, nộp hồ sơ, thi và xét tuyển.

Không lùi lịch thi

Các đợt thi sẽ vẫn diễn ra như cũ, không lùi như dự kiến. Lịch các đợt thi như sau: đợt 1 sẽ thi vào ngày 4 và 5/7; đợt 2 vào ngày 9 và 10/7 và đợt 3 vào ngày 15 và 16/7. Năm nay Bộ GD-ĐT tổ chức cụm thi tại Hải Phòng, dự kiến có 50.000 - 60.000 thí sinh dự thi. Ngoài ra, cụm thi Vinh sẽ tiếp nhận thí sinh dự thi vào các trường ở TP.HCM.

Thêm khối A1

Thông tin từ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết việc tuyển sinh thêm khối A1 sẽ được thực hiện ngay từ năm 2012. Thí sinh dự thi khối A1 sẽ thi ba môn: Toán, Vật lý, tiếng Anh và thi cùng đợt với khối A. Môn Toán, Vật lý thi chung đề với khối A, môn tiếng Anh có đề thi riêng, thi cùng ngày với môn Hoá học của khối A. Không được thay thế hoàn toàn khối A bằng khối A1.

Hai bản gốc phiếu báo điểm

Nếu thí sinh không trúng nguyện vọng (NV)1 nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng, khu vực, không có môn thi nào bị điểm 0 sẽ được trường tổ chức thi cấp hai bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi (có đóng dấu đỏ của trường) với giá trị tương đương nhau. Bộ GD-ĐT không quy định việc trường có thể nhận nhận bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả thi để thuận lợi và chủ động trong khâu xét tuyển.

Thí sinh chủ động nắm thông tin từ trường

Việc nộp hồ sơ, xét tuyển năm 2012 sẽ do các  trường quyết định, do đó thí sinh cần nắm chắc quy định của các trường. Như mọi năm, Bộ GD-ĐT đều yêu cầu các trường phải tạo điều kiện cho thí sinh rút hồ sơ nếu các em muốn thay đổi nguyện vọng và liên tục cập nhật thông tin về số lượng hồ sơ đăng ký vào trường trên website của trường đó để thí sinh theo dõi và điều chỉnh NV.

Chốt lại 6 điều cần biết về tuyển sinh 2012

Tuyển thẳng học sinh đạt giải 3 quốc gia

Thí sinh đoạt giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ theo đúng ngành, nhóm ngành trùng với môn đoạt giải hoặc ngành lân cận. Thí sinh đoạt giải khuyến khích sẽ được tuyển thẳng vào trường cao đẳng. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, những học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tham dự kỳ thi tuyển sinh đạt điểm bằng hoặc trên điểm sàn, không có môn thi nào bị điểm 0 sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các trường, ngành học khác.

Cơ chế mở cho các trường năng khiếu

Bộ GD-ĐT sẽ cho phép một số trường trực thuộc Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch được tổ chức tuyển sinh riêng theo đề xuất của các trường. Việc tổ chức tuyển sinh của các trường có thể lệch với kỳ thi "ba chung" để thí sinh có cơ hội dự thi vào các trường khác theo "ba chung".

Về lo lắng của các trường nếu không được đào tạo hệ trung cấp sẽ gây nhiều khó khăn trong nguồn tuyển sinh ĐH, ông Ga cho biết: "Hiện Bộ vẫn đang xem xét và sẽ sớm có trả lời cho các trường".
Theo tintuc.xalo.vn

Tu hoc sinh ngheo hieu hoc tro thanh nu doanh nhan thanh dat

(Dân trí)- Không chỉ là doanh nhân thành đạt trên nhiều lĩnh vực, chị còn là Tiến sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga, thông thạo 5 ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga nhưng ít ai biết rằng chị xuất thân từ một gia đình nghèo hiếu học.
Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Từ học sinh nghèo hiếu học trở thành nữ doanh nhân thành đạt
Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).

"ẵm" hàng chục giải thưởng lớn

Gặp chị Nhàn, ít ai nghĩ rằng người phụ nữ nhỏ nhắn, trắng trẻo, ăn nói nhỏ nhẹ này, hàng chục năm qua đã có nhiều dự án kinh doanh thành công ở nhiều lĩnh vực "khó nhằn" như xuất khẩu lao động, môi trường, y tế, giáo dục, dạy nghề, khoa học công nghệ… Chị đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban ngành, địa phương tặng huân, huy chương, bằng khen và nhiều giải thưởng như Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải Sao đỏ, Giải bông hồng vàng, doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu, Giải thưởng thương hiệu xuất sắc quốc gia…

Mỗi lĩnh vực kinh doanh, chị đều có những ý tưởng mới đem lại ý nghĩa lớn cho xã hội. Cụ thể, về lĩnh vực xuất khẩu lao động, chị Nhàn là người đã đưa ra ý tưởng để đề xuất các chương trình hỗ trợ sinh viên, đối tượng nghèo, đối tượng chính sách, đưa các chương trình tuyển dụng về tận các địa phương, trường học, hỗ trợ người nghèo về vốn và trang bị các kiến thức cần thiết để họ có thể sang nước ngoài làm việc tốt. Với lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường, từ nhiều năm trước đây khi người Việt Nam chưa chú trọng đến việc xử lý ô nhiễm môi trường, chị đã kiên trì cùng với các đối tác nước ngoài đến từng địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo nói về các tác hại của việc ô nhiễm môi trường, các bài học kinh nghiệm của các nước phát triển về vấn đề môi trường và tư vấn các giải pháp để bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Chị đã đưa các công nghệ tiên tiến của thế giới vào xử lý môi trường tại Việt Nam và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực gai góc này các dự án lớn theo hình thức BT, BOT.

Đối với lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, AIC là doanh nghiệp đã hỗ trợ cho nhiều địa phương trong việc triển khai các chương trình đồng bộ như: Đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo giáo viên tại nước ngoài, cung cấp các trang thiết bị tiên tiến để giảng dạy, các phần mềm giảng dạy cũng như đưa các giáo viên nước ngoài vào Việt Nam để đào tạo ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh các trường học tại Việt Nam.

Để thành công trên lĩnh vực nào đó, đều đòi hỏi người đó phải có sự đam mê và cống hiến hết mình. Đối với nữ thì công việc này lại càng khó khăn hơn bao giờ hết nhất là lĩnh vực kinh doanh đầy "cạm bẫy".

"Tôi cho rằng làm công việc gì cũng vậy muốn làm tốt thì đều khó khăn và vất vả chứ không riêng gì các hoạt động mà chúng tôi đang làm. Tuy nhiên nếu các hoạt động kinh doanh mà lại có ý nghĩa xã hội thì tôi thấy rất nên làm. Các hoạt động kinh doanh của chúng tôi đều là những vấn đề nóng mà xã hội chúng ta cần giải quyết ngay" – Chị Nhàn cho hay.

Chia sẻ về thành công mà công ty đã đạt được, chị Nhàn khiêm tốn cho biết: "Những thành công mà chúng tôi có được chỉ là bước khởi đầu mà thôi, tôi và anh em trong công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể làm tốt những việc chúng tôi cần làm và muốn làm. Để có thể làm được một công việc tốt, điều quan trong mà tôi nhận thấy đó là phải có phương pháp tốt, tổ chức bài bản, khoa học, phát huy sức mạnh tổng thể, tiến hành các giải pháp đồng bộ, không ngừng học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến và Việt nam, của những người xung quanh, có quyết tâm cao và có tâm trong công việc".
Từ học sinh nghèo hiếu học trở thành nữ doanh nhân thành đạt
Chị Nhàn trong Lễ động thổ khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn
Ý chí của một cô gái nghèo hiếu học
Có lẽ truyền thống gia đình hiếu học đã hun đúc lên con người chị. Niềm đam mê học tập đã đưa chị từ một cô gái nghèo vùng quê Bắc Ninh trở thành một doanh nhân thành đạt với 2 bằng đại học, Thạc sỹ tốt nghiệp tại trường Latrobe của Úc. Nhưng ít ai biết rằng, chị đã có học hàm Tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học Nga và sử dụng thông thạo 5 ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga.

"Tôi không có hậu thuẫn từ gia đình, bạn bè hay bất cứ cơ hội tốt nào từ bước khởi nghiệp của mình, tôi tự biết điều đó và vì vậy mà tôi luôn phải tự cố gắng, cũng có lẽ chính vì điều đó mà tôi có ý trí cao trong công việc của mình là phải vượt qua mọi khó khăn. Đến bây giờ, khi xung quanh tôi có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, đối tác trong và ngoài nước luôn động viên hỗ trợ tôi trong công việc nhưng tôi luôn biết điều quan trọng nhất để thành công đó phải chính là ý chí của bản thân mình và luôn phải vượt qua được chính mình trong mọi hoàn cảnh. Tôi cần phải cố gắng và luôn cố gắng" – Chị Nhàn tâm sự.

Hoạt động kinh doanh, đôi khi không thể tránh khỏi sự thất bại. Những thất bại đó chính là bài học kinh nghiệm cho người đam mê ngành mình theo đuổi. Chị Nhàn luôn ghi nhớ những thất bại của mình: "Đó là những bài học lớn giúp cho tôi nhìn lại mình để có thể thành công hơn trong công việc. Thất bại lớn nhất mà tôi gặp phải đó là việc sử dụng con người trong công việc".

Chưa bao giờ hài lòng với chính mình

Thông thường những doanh nhân thành đạt luôn bị công việc cuốn đi, ít có thời gian trau dồi kiến thức trong sách vở. Nhưng với chị Nhàn, đam mê kinh doanh, đam mê học tập luôn thường trực. Chị  Nhàn tâm sự: "Việc học tập để nâng cao kiến thức đối với tôi cũng là một công việc hết sức quan trọng. Các kiến thức mà tôi có được đều giúp cho tôi có thể triển khai điều hành các hoạt động của tôi tốt hơn. Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh có thể cố gắng thu xếp được tôi đều thu xếp để dành thời gian học tập. Bởi rất nhiều điều tôi muốn học hỏi mà tôi chưa có thời gian và cơ hội để học".
Từ học sinh nghèo hiếu học trở thành nữ doanh nhân thành đạt
Chị Nhàn  và Viện sỹ, Giáo sư, Tiến Sỹ khoa học Dorokhov Igor N.
- Chủ tịch Viện Hàn lâm các Khoa học Hệ thống CHLB Nga ký kết đào tạo.
Ngoài việc đưa ý tưởng vàotổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp liên tục phát triển trong nhiều năm qua, chị Nhàn luôn quan tâm đến vấn đề con người. Hiện Công ty AIC có đội ngũ cán bộ trẻ hàng ngàn người được đào tạo bài bản, khoa học. Năm 2011,trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có tiền trả lương cho nhân viên nhưng Công ty AIC vẫn tăng trưởng 183% và lương của các cán bộ trong công ty đều được tăng từ 1,5 đến 2 lần so với năm 2010.

Song hành cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty AIC cũng luôn có các hoạt động hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ các địa phương bằng các hoạt động có ý nghĩa lớn như đưa các tập đoàn nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam với nhiều dự án lớn hàng đầu Việt Nam, hỗ trợ tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và nhiều hỗ trợ có ý nghĩa khác với giá trị nhiều tỷ đồng mỗi năm. Hiện Công ty AIC có gần 20 công ty thành viên và có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 30 nước trên thế giới và có hoạt động trên hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc.

Trong buổi ký kết giữa Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Viện Hàn lâm các Khoa học Hệ thống CHLB Nga (MASI) về đào tạo hợp tác trong các lĩnh vực Nghiên cứu Khoa học Công nghệ và Đào tạo nhân lực cho Việt Nam.Viện sỹ, Giáo sư, Tiến Sỹ khoa họcDorokhov Igor N. Chủ tịch Viện Hàn lâm các Khoa học Hệ thống CHLB Nga nhận xét về chị Nhàn: "Đây là người phụ nữ thông minh, làm việc có trách nhiệm cộng đồng. Chính vì điều đó Viện Hàn lâm khoa học Nga đã thực hiện hỗ trợ cho Việt Nam các chương trình đào tạo cán bộ tại Nga và đưa các chuyên gia sang Việt Nam đào tạo nhân lực Việt Nam thông qua bên Công ty AIC".

Được Chính phủ ghi nhận những công lao đóng góp nhưng chị vẫn chưa bằng lòng với bản thân mình. Chị cho rằng: "Cuộc sống ai cũng đều có ước vọng và mong muốn. Nếu như điều tôi tham lam mà có thể làm cho tôi tốt hơn, có thể giúp ích được cho xã hội, cho những người thân yêu và bạn bè của tôi thì tôi thấy đỏ không phải là điều xấu. tôi chưa bao giờ hài lóng với chính mình cả, đó chính là động lực để tôi phải phấn đấu trong cuộc sống"

Hồng Hạnh

Theo tintuc.xalo.vn

Sunday 11 March 2012

Hoi thao Hoc vien Quan ly Nanyang, Singapore

Được thành lập năm 2001, Học viện quản lý Nanyang, Singapore cam kết cung cấp chương trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ năng kiến thức và năng lực của sinh viên và các đối tác của trường. Trường tập trung vào kiến thức thực tiễn và tinh thần học tập sáng tạo trong môi trường tri thức với định hướng quốc tế. Bằng được đại học Ballarat Australia cấp, được công nhận trên toàn thế giới.

Tọa lạc ở trung tâm thành phố mang lại cho Học viện quản lý Nanyang những lợi thế về vị trí, giúp sinh viên sau giờ làm việc đến trường dễ dàng, tiết kiệm thời gian và tiện lợi trong việc mua đồ ăn nhanh trước và sau giờ học.

Chất lượng giảng dạy và uy tín của trường được chính phủ và tổ chức giáo dục tư thục Singapore công nhận bằng các chứng chỉ SQC về lớp học chất lượng ISO 9001:2000, Edutrust.

Học viện quản lý Nanyang năm ở phía trên bến tàu điện ngầm Clarke Quay và dọc dòng sông lịch sử Singapore. Trên diện tích 1.800 m2 là những phòng học hiện đại được trang bị điều hòa nhiệt độ, phòng máy tính, phòng học, phòng thực hành được xây dựng các mô hình nhà hàng, khách sạn, lễ tân và khu quản lý văn phòng để học sinh dễ dàng vừa học lý thuyết vừa áp dụng thực hành ngay tại chỗ. Ngoài ra, trường còn có các khu vực dành cho các hoạt động học tập, giảng dạy, sinh hoạt và kinh doanh, bao xung quanh là các địa điểm giải trí và nhà văn hóa.

Các chương trình đào tạo gồm: khóa học tiếng Anh, quản trị du lịch khách sạn, quản trị kinh doanh, kỹ sư xây dựng.

Các kỳ khai giảng: Tháng 3, 7, 10. Riêng khóa học Anh văn khai giảng hàng tháng.

Học phí: Khoảng 4.000 đến 7.000 SGD một học kỳ. Phí ghi danh 400 SGD. Học viện Quản lý Nanyang tổ chức thực tập cho sinh viên 6 tháng thực tập tại các khách sạn danh tiếng: Shereton, Fullerton, Shang-ri-la… và cơ hội thực tập tại nước ngoài như Anh hoặc Australia. Trường còn giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Chương trình khuyến học đặc biệt dành cho các học sinh nộp hồ sơ trong tháng 2: tặng học phí tiếng Anh 1.000 SGD, tặng vé máy bay du học và 200 SGD phí đăng ký.

Liên hệ: Trung tâm du học Edulinks

439 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP HCM

Tell: 08 3847 9525 - Fax: 08 38479975 - Hotline: 0919 639765

Website: www.edulinks.com.vn

(Nguồn: Edulinks )


Theo www.baomoi.com

Lat mem

Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm, khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục hiệu quả nhất là trừng phạt. Nhưng khi bị áp đặt kỷ luật, đến một "ngưỡng" nào đó, các em dễ nảy sinh tâm lý chống đối, hung hăng, thách thức, nói dối, lo sợ hoặc rơi vào trạng thái bi quan, nảy sinh hành vi tiêu cực.

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • kỷ luật
  • học sinh cá biệt
  • giáo dục
  • học sinh
  • tiêu cực
  • phương pháp
  • giáo viên
Động từ
  • nảy sinh
  • trừng phạt
  • mắc lỗi
  • áp đặt
Tổ chức
  • Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Địa danh trong nước
  • Bắc Giang
  • Phú Thọ
  • Thái Nguyên

Tin đọc nhiều

  • Chùm ảnh: Đổi giờ học, học sinh cấp 3 Hà Nội đi... - Báo Giáo dục Việt Nam 10675 lượt đọc
  • Quá đẹp "đôi mắt Ấn" của hot girl ĐH Nguyễn Trãi - Báo Giáo dục Việt Nam 7229 lượt đọc
  • Ê hề nhà trọ sau Tết - VTC 1435 lượt đọc
  • Bối rối với tan trường lúc 19g - Tuổi Trẻ 1402 lượt đọc
  • Ùn tắc giao thông trong ngày đầu đổi giờ - VnExpress 748 lượt đọc
  • Nháo nhào ngày đầu đổi giờ học - VnExpress 659 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • 'Không thể nhốt học sinh ở trường chờ đến 7h tối' - VnExpress

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Toàn cảnh trong ngày đầu Hà Nội đổi giờ làm - Tamnhin.net
  • Ninja cuối cùng ở Nhật được phong giáo sư đại học - Vietnam Plus
  • Chiêu sinh lớp cán bộ nguồn Tổ chức - ĐCSVN
  • Phải mua thêm xe vì đổi giờ học, giờ làm - Bee.net.vn
  • Đổi giờ, đường vẫn tắc - Tiền Phong

Các bài khác

  • Thay đổi giờ học làm khổ con trẻ - VnExpress
  • Đổi giờ học làm xáo trộn sinh hoạt gia đình - VnExpress
  • Giới trẻ vẫn ngóng thông tin cụ thể về giờ học mới - Dân Trí
  • Thi mỹ thuật khơi dậy tiềm ẩn sáng tạo - SGTT
  • Điều chỉnh giờ tại Hà Nội, nỗi lo trước giờ G - Nguoiduatin.vn

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Thiên Bình (23/09-22/10)

Bạn hôm nay rất hợp khi làm việc theo nhóm và những việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mẩn. Ai nói gì thì bạn cứ "ậm ừ" cho xong đã, sau đó mới tính tiếp nên làm gì. Tuyệt đối không cãi lại ngay lúc đó để tránh rắc rối nhé.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm, khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục hiệu quả nhất là trừng phạt. Nhưng khi bị áp đặt kỷ luật, đến một "ngưỡng" nào đó, các em dễ nảy sinh tâm lý chống đối, hung hăng, thách thức, nói dối, lo sợ hoặc rơi vào trạng thái bi quan, nảy sinh hành vi tiêu cực.
Dự án "Bảo vệ trẻ em và tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực" do Bộ GD&ĐT phối hợp với tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện ba năm qua tại cấp trung ương và bảy tỉnh thành Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Hà Nội, đã xây dựng củng cố môi trường giáo dục thân thiện, không bạo lực, củng cố quan hệ thầy cô với học trò, phụ huynh với con em gần gũi, tích cực, có thể được xem là hình thức giáo dục ký luật kiểu "lạt mềm" hiệu quả.

Cái chết đau lòng vì tự tử của một nữ sinh THPT tại tỉnh Thái Bình những ngày giáp Tết Nhâm Thìn vừa qua một lần nữa róng chuông báo động về tình trạng ức chế tâm lý dễ nảy sinh hành vi tiêu cực trong học sinh. Cô giáo ở đây yêu cầu những em có điểm chưa đạt yêu cầu phải chép phạt nhiều lần một bài tập, một nữ sinh học lực khá của lớp phản đối, bị cô mắng lập tức chạy ra khỏi lớp, nhảy từ tầng cao xuống.

Học trò mắc lỗi là chuyện thường xảy ra ở nhà trường. Nếu trừng phạt tinh thần là la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, chửi rủa... làm các em xấu hổ. Nếu bạo lực thì tát, đánh, véo, giật tóc, nhốt, cách ly, quỳ úp mặt vào tường... Cả hai cách thức trừng phạt ấy đều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý làm trẻ mất danh dự, mất tự tin và dù ở đâu, kỷ luật áp đặt cũng chỉ tạo ra ở học sinh những hành vi nghiêm trọng hơn… Giáo dục kỷ luật tích cực là động viên chia sẻ, khuyến khích cảm thông, hỗ trợ, nuôi dưỡng năng lực và lòng tin của học sinh, rằng mọi khuyết điểm đều có thể tự nguyện sửa chữa tốt.

Để "trị" bệnh hút thuốc lá vốn phổ biến với HS của trường, Ban giám hiệu trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho các em đăng ký tự cai nghiện và kiểm soát việc hút thuốc lá của các em tại một góc trong trường với cam kết hút với số lượng giảm dần. Nếu không thực hiện được cam kết, phải tự quyết định hình thức kỷ luật bằng cách lựa chọn làm một số việc có ích cho tập thể (dọn phòng học, làm vệ sinh trường lớp…).

Tại hội nghị tổng kết dự án "Bảo vệ trẻ em, tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực" mới đây, nhiều cơ sở giáo dục đã chia sẻ phương pháp giáo dục tích cực. Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Tú (Vĩnh Linh, Quảng Trị) kể về kỳ tích của một giáo viên dạy văn tên Nhung, đã cảm hóa 5 học sinh cá biệt trở nên ngoan ngoãn bằng những lá thư tâm sự ân cần. "Cô biết em là đại ca của lớp. Nếu em lãnh đạo phong trào của lớp tốt lên thì sẽ tốt biết bao", cô giáo Nhung đã "biến" những học sinh cá biệt của lớp trở nên hòa đồng, thân thiện. Cô Nhung cho rằng những biện pháp cứng rắn dường như phản tác dụng nên khi các em quậy, cô chỉ cười trừ, lấy lại bình tĩnh để tìm hướng giải quyết. Với những bức thư nhỏ, chân thành, cô Nhung đã động viên, khích lệ và cũng "khích tướng" các em. Dần dần, những học sinh cá biệt đã có chuyển biến tích cực, gần gũi, thân thiện hơn với cô và các bạn.

Thời gian đang cho thấy hiệu quả và sự cần thiết của việc nhân rộng phương pháp kỷ luật thân thiện cho cả thầy và trò, để áp lực từ cuộc sống hiện đại, nhiều phức tạp, sự căng thẳng nảy sinh từ việc dạy, việc học trong nhà trường có thể sẽ được hạ nhiệt đáng kể.

Thanh Như

Gửi cho bạn bè

Bản in
Theo www.baomoi.com

Saturday 10 March 2012

Nho nha Ha Noi hoc Nguyen Vinh Phuc

Một tin buồn lớn đầu năm Nhâm Thìn với giới văn hóa Hà Nội: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc mất hồi 3 giờ sáng mùng 6 Tết Nhâm Thìn (28/1/2012), hưởng thọ 86 tuổi. Ông là nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, đã xuất bản khoảng 15 đầu sách: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Nội thành phố nghìn năm, Hà Nội qua những năm tháng… chủ biên 6 bộ sách: Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội, Đường phố Hà Nội, Du lịch Hà Nội, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng… Có thể nói ông dành trọn đời đến giây phút cuối cùng cho tình yêu Hà Nội, thật xứng đáng với Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội (2009) và gần đây nhất là danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú (2010)…

Một tin buồn lớn đầu năm Nhâm Thìn với giới văn hóa Hà Nội: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc mất hồi 3 giờ sáng mùng 6 Tết Nhâm Thìn (28/1/2012), hưởng thọ 86 tuổi. Ông là nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, đã xuất bản khoảng 15 đầu sách: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Nội thành phố nghìn năm, Hà Nội qua những năm tháng … chủ biên 6 bộ sách: Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội, Đường phố Hà Nội, Du lịch Hà Nội, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng … Có thể nói ông dành trọn đời đến giây phút cuối cùng cho tình yêu Hà Nội, thật xứng đáng với Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội (2009) và gần đây nhất là danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú (2010)…

Nghe tin ông mất, tôi không khỏi thảng thốt. Mới hôm nào… tôi đến đọc ông nghe bản thảo viết về ông trong cuốn chân dung văn học tôi sắp cho tái bản.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc.

Khi tôi hỏi, động lực nào đã khiến ông viết những bài đầu tiên về Hà Nội, ông tâm sự: "Thời gian đầu dạy học, tôi dạy cả văn, cả sử, địa. Khi lên lớp cho học sinh, tôi muốn hiểu thật thấu đáo, ngọn nguồn những điều tôi giảng, nhưng không ít lần những tài liệu gốc tôi tham khảo lại khác sách giáo khoa. Tôi phải viết thành bài báo có tính thuyết phục về tư liệu để đính chính cho sách giáo khoa khi họ tái bản, hóa ra việc nghiên cứu về Hà Nội thời ấy còn hời hợt quá! Qua việc "phải tìm cho đến ngọn nguồn lạch sông" đã thành nỗi đam mê của tôi, trở thành việc chuyên tâm hàng ngày".

Gọi là chuyên tâm, nhưng trước khi nghỉ hưu, thời gian chủ yếu của ông vẫn phải dùng để làm trọn nhiệm vụ một nhà giáo ưu tú ở trường cấp 3 Lý Thường Kiệt mà ông tham gia giảng dạy tới 30 năm. Từ nhiều chục năm trước, chúng tôi vẫn coi Nguyễn Vinh Phúc như một nhà giáo mẫu mực về dạy giỏi, kiến thức sâu, một tính cách hòa nhã, đức độ với bạn bè, với học sinh. Có những buổi giảng của thầy Nguyễn Vinh Phúc gây tiếng vang qua hàng chục tỉnh thành, như thầy thực hiện bài giảng Giải đi sớm trước hàng trăm đồng nghiệp các tỉnh về dự. Bộ Giáo dục đã ghi nhận trong một công văn: "Đây là một tiết giảng có giá trị như một báo cáo khoa học thể nghiệm tốt phương pháp giảng dạy thơ văn Hồ Chủ tịch trong nhà trường phổ thông". Nhà thơ Khương Hữu Dụng có mặt hôm đó đã siết chặt tay ông, cảm phục ông đã hiểu sâu tâm hồn tác giả và đặc điểm thơ Đường.

Chúng tôi nhắc đến cái danh hiệu nhà Hà Nội học mà chẳng có tổ chức nào, cấp bộ nào ra quyết định công nhận. Người ta cứ gọi, báo chí cứ gọi mà tự nhiên thành! Rải rác từ 1956- 1957 trở đi, trong mục Thủ đô ta của báo Thủ đô Hà Nội, Hà Nội mới. Rồi trên các mục Đất nước của tuần báo Thống nhất, mục Ngàn năm văn võ của báo Quân đội nhân dân, Ngàn năm văn hiến trên báo Độc Lập. Rồi trên các tập sách Danh nhân quê hương, Danh nhân Hà Nội … luôn luôn xuất hiện tên tuổi Nguyễn Vinh Phúc dưới các bài nghiên cứu, giới thiệu về sử, địa, văn liên quan đến Hà Nội. Có lẽ qua một quá trình tích tụ, "lượng đổi chất đổi" như vậy, ông đã được công luận "tấn phong" danh hiệu nhà Hà Nội học như các cụ Doãn Kế Thiện, Hoàng Đạo Thúy… Ông đồng hương Hưng Yên với tôi nhưng ông… Hà Nội hơn cả người Hà Nội.

Về hoạt động xã hội, không mấy ai về hưu lại nhận nhiều chức vụ như ông: Phó chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp thành phố Hà Nội, Ủy viên Hội đồng khoa học kỹ thuật Hà Nội, Ủy viên Ban chỉ đạo bảo tồn, cải tạo các di sản kiến trúc Hà Nội, rồi Hội đồng tư vấn lịch sử thành phố…

Ông Nguyễn Vinh Phúc (người bên trái) nhận Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2009.Ảnh: VOV

Ngoài phải cáng đáng những chức vụ nói trên, ông đã và đang chủ nhiệm nhiều đề tài cấp thành phố như: Định hướng một mô hình lễ hội dân gian truyền thống trong thời hiện đại (1990), Khảo sát vài địa chỉ văn hóa dân gian Hà Nội: dòng họ, phố phường, đặc sản … (1992), Không gian văn hóa vùng Hồ Tây (1993), Không gian văn hóa vùng Hồ Gươm

Lần thứ hai tôi trò chuyện với ông khi ông đang tiến hành từng bước thực hiện những việc đề ra trước khi bước vào ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới như: Tinh hoa văn hiến nghìn năm Thăng Long Hà Nội (1990-2000)…

Ông đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức dịch những sách cơ bản làm công cụ cho việc nghiên cứu ở kho sách Hán-Nôm, kho sách tiếng Anh, Pháp (của các lái buôn Anh, Pháp, Hà Lan và của các cố đạo người Pháp viết về Hà Nội).

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc vẫn không thôi trăn trở những điều cốt lõi về Hà Nội. Ông tâm sự: "Đời sống vật chất của người Hà Nội đang khá lên rõ rệt nhưng giàu sang lên mà nhân cách kém đi thì nguy hiểm hơn là sự nghèo nàn. Tôi rất mong chúng ta xây dựng được một nhân cách Hà Nội, người Hà Nội phải khoan dung hơn, tử tế hơn… Muốn vậy, mặt bằng dân trí phải được nâng cao hơn".

Với ông, động lực chính để ông suốt đời thực hiện mọi công trình chính là: "Có thể chống sự thoái hóa nhân cách bằng cách khơi dậy những nét đẹp trong truyền thống, trong lịch sử!".

Vân Long


Theo www.baomoi.com

Hang van hoc sinh ra duong tu sau gio

TP - Là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất nên sáng nay, hàng vạn học sinh, giáo viên đã ra đường đến trường từ 6h (sớm hơn trước đó từ 30 phút đến 1 giờ) khi Hà Nội thực hiện đổi giờ học, giờ làm từ hôm nay.

Từ hôm nay, tại Hà Nội:

> Ngày mai 1-2: Hà Nội đổi giờ học, giờ làm

Cùng với học sinh, việc đổi giờ khiến hàng vạn phụ huynh từ hôm nay phải ra đường từ 6h. Ảnh: P.V.

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều qua, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong các nhóm đối tượng bị tác động do thay đổi giờ làm việc, HSSV là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cụ thể, nếu trước đây, nhóm học sinh THPT, sinh viên và giáo viên các trường CĐ,ĐH thường vào lớp từ 7h đến 7h30, thì nay phải ra đường từ 6h để kịp vào học theo lịch đổi giờ mới từ 6h30 đến 7h.

Theo ông Thống, có trên nửa triệu học sinh của khoảng 900 trường (trong số trên 2.500 trường và gần 1,5 triệu học sinh toàn thành phố) nằm trong diện bị điều chỉnh giờ. Trong đó có hơn 90.000 học sinh THPT và 35.000 em trong số này (gần 40%) học ca chiều.

Với nhóm học sinh các trường mầm non đến THCS, tuy vào lớp lúc 8h, nhưng các em đi lại phải do gia đình đưa đón nên nhóm này cũng gây ảnh hưởng lớn đến thời gian đi làm của các bậc phụ huynh.

Để quán triệt chủ trương của thành phố, những ngày qua, Sở đã triệu tập trưởng phòng GD&ĐT của 12 quận huyện, hiệu trưởng các trường THPT để nghiên cứu thực hiện đồng thời có phương án thông báo lịch thay đổi giờ học đến từng gia đình học sinh.

"Cho đến cuối giờ chiều 31-1, tất cả các phòng GD&ĐT và các trường học đã xong công tác chuẩn bị, sẵn sàng phục vụ việc điều chỉnh giờ của thành phố từ sáng 1-2", ông Thống nhấn mạnh.

Thay vì 6h30 từ hôm nay giờ cao điểm của Hà Nội bắt đầu từ 6h sáng. Ảnh: T.Đ.

Tuy nhiên, ông Thống cũng cho rằng, việc thay đổi thói quen của một cá nhân đã khó, thay đổi nếp sinh hoạt của hàng vạn học sinh kèm theo là gia đình lại càng khó hơn. Do vậy trong những ngày đầu thực hiện Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường phải tạo điều kiện cho những học sinh đến muộn vẫn được vào lớp, hoặc cha mẹ bị đến đón muộn.

Cùng với đó, ông Thống cũng nêu đề xuất, để việc đổi giờ mang lại hiệu quả cao, sau 2 tuần thực hiện đầu tiên, cùng với các trường báo cáo vướng mắc, đề xuất hướng xử lý, các cơ quan ban ngành của thành phố cần có sơ kết, đánh giá, trước khi triển khai các giai đoạn tiếp theo.

Về kế hoạch triển khai, chiều qua, liên ngành Công an – GTVT cho biết, ngoài CSGT huy động 100% con số đi làm từ 6h sáng, từ sáng ngày 1-2, toàn bộ mạng lưới xe buýt của thành phố cũng được tăng cường từ 10 đến 20 số tuyến lượt trong giờ cao điểm (sáng từ 6h đến 9h, chiều từ 4h30 đến 7h30).

"Riêng các tuyến buýt chạy qua các trường học và khu vực trung tâm, ngoài tăng cường lượt tuyến, Sở GTVT còn tăng cường thêm 7 tuyến xe buýt nhanh để phục vụ nhân dân đi lại", ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhấn mạnh trong cuộc họp triển khai đổi giờ chiều qua.

Trọng Đảng


Theo www.baomoi.com

Friday 9 March 2012

Nganh giao duc phat dong Tet trong cay

(HNM) - Sáng 31-1, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Tết trồng cây nhân dịp Xuân mới Nhâm Thìn- năm 2012.


Đây là hoạt động diễn ra hằng năm của ngành GD-ĐT nhằm thực hiện lời Bác Hồ dạy, đồng thời thể hiện trách nhiệm của mình đối với thiên nhiên, với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sống. Năm nay, ngành GD-ĐT Hà Nội phát động mỗi trường khu vực nội thành trồng ít nhất 5 cây xanh, trường vùng ngoại thành trồng ít nhất 10 cây xanh để có hàng chục nghìn cây xanh mới. Ngoài ra, trong thời gian từ nay đến ngày 6-2-2012, tùy vào điều kiện, các trường tổ chức cho giáo viên, HS chăm sóc hoặc trồng thêm cây tại vườn trường; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, HS về Tết trồng cây và hoạt động bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Tại lễ phát động, đại diện lãnh đạo sở, các phòng GD-ĐT và các cụm trường THPT trên địa bàn đã trồng gần 30 cây xanh tại sân Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật đa ngành Sóc Sơn - ngôi trường sẽ tuyển sinh từ năm học 2012 - 2013.

Theo www.baomoi.com

Them mot truong bi tuyt coi vi thu tien sai quy dinh

(Dân trí) -Ông Lê Tuấn Tứ, Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa vừa ký quyết định yêu cầu Trường THPT Phan Bội Châu (TP Cam Ranh) chấm dứt việc thu tiền giữ xe học sinh trong nhà trường; chấm dứt thu tiền làm nhà xe và trả lại số tiền đã thu cho cha mẹ học sinh.

Đồng thời yêu cầu nhà trường chấm dứt việc thu tiền mua đồng phục thể dục cho học sinh (HS) kể từ năm học 2012-2013.

Ngoài ra, Trường THPT Phan Bội Châu và Quỹ Khuyến học nhà trường phải thực hiện thu quỹ theo đúng tinh thần tự nguyện, trước mắt lập lại kế hoạch chi số tiền đã thu theo đúng quy định.

Trước đó, sau khi nhận được phản ánh của cha mẹ HS về việc Trường THPT Phan Bội Châu thu một số khoản thu không đúng quy định, Sở GD-ĐT Khánh Hòa đã cho thanh tra đột xuất các nguồn thu của trường này. Kết quả cho thấy, việc nhà trường tổ chức thu tiền may đồng phục thể dục là không đúng nhiệm vụ. Đối với các khoản thu hộ như: Quỹ Khuyến học nhà trường thu 2.000 đồng/HS/năm nhưng hình thức thu không đúng theo tinh thần tự nguyện mà thu đồng loạt trên số HS. Trong các khoản chi quỹ khuyến học có mục chưa đúng mục đích, đặc biệt chi sai ở mục thưởng giáo viên.

Theo phản ánh của cha mẹ HS, đối với HS khối lớp 10 và 11, nhà trường thu tiền giữ xe HS là 10.000 đồng/HS/tháng (xe đạp thường), 15.000 đồng/HS/tháng (xe đạp điện); đối với HS khối 12 thu 15.000 đồng/HS/tháng (xe đạp thường) và 20.000 đồng/HS/tháng (xe đạp điện). Qua thanh tra, nhà trường thu tiền giữ xe đạp dùng để thuê 2 nhân viên giữ xe (trả 2,1 triệu đồng/người/tháng) và 2 nhân viên bảo vệ tăng cường (trả 600.000 đồng/người/tháng). Số dư sau khi trả lương nhân viên, nhà trường dùng để chi xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Thanh tra kết luận, việc thu tiền giữ xe HS trong nhà trường là sai quy định.

Không chỉ thu tiền giữ xe HS, Trường THPT Phan Bội Châu còn vận động cha mẹ HS đóng góp xây nhà để xe cho HS, gây dư luận không tốt. Được biết, Hội Cha mẹ HS của trường đã đề nghị chi hội các lớp vận động cha mẹ HS đóng góp xây nhà để xe, số tiền thu được mỗi chi hội lớp nộp cho Hội cha me HS trường 1 triệu đồng, số còn lại giữ làm quỹ hoạt động của lớp. Chính vì trường không nhận được sự đồng tình của cha mẹ HS nên từ đầu năm học đến nay, có lớp chưa thu được tiền, có lớp chỉ thu dưới dạng quỹ lớp 5.000 đồng/HS/tháng.

Trịnh Anh


Theo www.baomoi.com

Thursday 8 March 2012

Truong TH Trung Tu Vung vang danh hieu truong chuan quoc gia

(CL)- Là đơn vị đầu tiên của quận Đống Đa (Hà Nội) được công nhận là trường chuẩn quốc gia, trường tiểu học Trung Tự luôn duy trì tốt các phong trào thi đua dạy và học, giữ vững truyền thống giáo dục toàn diện cho học sinh.

Lễ kết nạp đội viên của trường tiểu học Trung Tự


Trường tiểu học Trung Tự được biết đến là nơi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ học sinh giỏi, chăm ngoan, có nhiều học sinh đạt giải cấp quốc gia, thành phố về các mặt văn hóa- TDTT. Nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT; đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố 6 năm liền (2004- 2010), trường tiên tiến xuất sắc về TDTT cấp thành phố 10 năm liên tục (2000- 2010).

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng trường tiểu học Trung Tự, nhà trường có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với nghề nghiệp. 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn trong đó có 2 thạc sĩ và nhiều thầy cô giáo đang hoàn thiện chương trình cao học.

Năm học 2011- 2012, trường tiểu học Trung Tự có 32 lớp, 1700 học sinh, trong đó có 1 lớp gồm 26 học sinh khuyết tật. Trong học kỳ I, nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc các chương trình giảng dạy và quy chế chuyên môn của Bộ GD- ĐT. Nhà trường đã tổ chức thành công hội thi giáo viên giỏi cấp cơ sở với 37/41 tiết dạy được xếp loại giỏi, cử 4 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp quận, đạt 1 giải nhất, 3 giải nhì; tổ chức thành công chuyên đề môn Kỹ thuật lớp 4 để giáo viên toàn quận học tập và rút kinh nghiệm. Sau vòng thi cấp trường, trường tiểu học Trung Tự đã chọn và cử 4 học sinh tham gia thi tiếng Anh qua mạng Internet cấp quận. Cũng trong học kỳ I vừa qua, nhà trường đã xây dựng thêm 1 phòng học chuyên đề có diện tích lớn gấp đôi một lớp học và được trang bị các bàn học đơn gọn nhẹ, máy điều hòa và các phương tiện dạy học hiện đại như laptop, prjector…

Tiếp tục thành tích từ những năm học trước, học kỳ I năm học 2011- 2012, học sinh trường tiểu học Trung Tự đạt học lực giỏi môn Toán chiếm tỷ lệ 82,19%; tỷ lệ giỏi môn Tiếng Việt là 83,26%, số em đạt hạnh kiểm tốt chiếm 99,94%.

Cũng trong học kỳ I, trường tiểu học Trung Tự đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn- thể- mỹ và ngoại khóa. Trường đã đăng cai tổ chức cuộc thi vẽ tranh của học sinh tiểu học toàn quận; tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng; tổ chức cho học sinh toàn trường đi tham quan ngoại khóa an toàn, vui tươi, bổ ích… Để phòng chống dịch bệnh "tay chân miệng", nhà trường đã cho khử khuẩn các lớp học bằng cloramine B vào cuối mỗi tuần, phối hợp với trung tâm y tế quận Đống Đa tổ chức tốt việc khám sức khỏe cho học sinh toàn trường. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát bếp ăn bán trú và qua các đợt kiểm tra của ngành y tế, bếp ăn luôn đảm bảo các yêu cầu về VSATTP.

Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường tích cực ủng hộ cuộc vận động "Tết vì người nghèo" của Hội Chữ thập đỏ. Nhà trường đã tặng 10 triệu đồng, 1 TV và nhiều quần áo, đồ dùng dạy học cho điểm trường Dìn Phàn Sán (xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) trong dịp Tết dương lịch 2012…

Dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua, trường tiểu học Trung Tự đã có một hoạt động rất ý nghĩa đó là tổ chức Hội thi gói bánh chưng để học sinh được xem và trải nghiệm việc chuẩn bị nguyên liệu, cách gói bánh, luộc bánh… giúp các em phần nào cảm nhận được cái Tết cổ truyền của dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Xuân Mai cho biết, để động viên, khích lệ phong trào dạy giỏi của giáo viên- học giỏi, rèn luyện tốt của học sinh, hàng năm, nhà trường đều tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên và học sinh giỏi tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám vào dịp tổng kết năm học. Năm nay, dự kiến hoạt động này sẽ diễn ra vào tuần 3 của tháng 5/2012. Trước đó, nhà trường đã có kế hoạch tổ chức chọn học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 5 đi dự thi cấp quận, triển khai hoạt động kế hoạch nhỏ và nhiều hoạt động khác.

PV

Theo www.baomoi.com

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More